Kế hoạch nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2020

Đăng ngày 07 - 01 - 2020
100%

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 05/7/2018 của UBND tỉnh về việc nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của tỉnh Hưng Yên; Chỉ thị số 06/CT-CTUBND ngày 17/5/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) tỉnh Hưng Yên. Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của Sở Nông nghiệp và PTNT năm 2020.

I. MỤC TIÊU NĂM 2020

1. Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của Sở Nông nghiệp và PTNT, góp phần thực hiện tốt Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 05/7/2018 và Chỉ thị số 06/CT-CTUBND ngày 17/5/2019 của UBND tỉnh Hưng Yên.

2. Nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở và mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực thi nhiệm vụ và phục vụ nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) tại các phòng, ban, đơn vị.

3. Đề ra giải pháp thực hiện đảm bảo sự quản lý điều hành lĩnh vực quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đối với Chỉ số nội dung “Trách nhiệm giải trình với người dân”

a) Thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền, nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân của các phòng, ban, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Duy trì tốt công tác tiếp dân định kỳ, phân công cán bộ thuộc Văn phòng Sở, Thanh tra Sở thực hiện tốt công tác tiếp và trả lời ý kiến công dân, tập trung giải quyết có hiệu quả những khúc mắc, khiếu nại, tố cáo của công dân.

b) Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, công chức; trang bị đầy đủ trang thiết bị làm việc cho cán bộ, công chức làm công tác tiếp và trả lời công dân. Thường xuyên tập huấn để nâng cao kỹ năng, chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; tạo cơ chế thuận lợi để Ban thanh tra thực hiện tốt công tác giám sát, qua đó giúp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.

c) Thực hiện tốt Luật tiếp công dân năm 2013, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành; tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu các đơn vị với nhân dân.

2. Đối với Chỉ số nội dung “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”

a) Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, các văn bản có liên quan về phòng, chống tham nhũng bằng nhiều hình thức để cán bộ, công chức, viên chức biết, thực hiện và người dân giám sát, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị. Xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình phụ trách.

b) Đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng trong công tác tổ chức, rà soát, bổ sung quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ; tuyển dụng, sử dụng và quản lý đánh giá công chức, viên chức của Sở.

c) Tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở phải được thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Công khai đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và kết quả trên trang thông tin điện tử của ngành.

3. Đối với Chỉ số nội dung “Thủ tục hành chính công”

a) Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Thực hiện nghiêm túc, có chất lượng công tác rà soát các quy định, thủ tục  hành chính thuộc phạm vi quản lý; kiến nghị cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết. Kịp thời cập nhật công bố, công khai đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trên trang thông tin điện tử của ngành.

b) Công khai, minh bạch phí, lệ phí dịch vụ; trả kết quả thủ tục hành chính đúng hẹn; khi có thay đổi về thời hạn trả hết quả phải thông báo cho tổ chức, cá nhân trước khi hết thời hạn cũ.

c) Chú trọng nâng cao năng lực và kỹ năng ứng xử, thái độ phục vụ cho đội ngũ công chức trong cung ứng dịch vụ cho người dân.

d) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nhất là trách nhiệm của công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

đ) Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ cốt lõi trong cải cách thủ tục hành chính; tăng số lượng các dịch vụ công cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 đạt 40%, mức độ 4 đạt 30%.

4. Đối với Chỉ số nội dung “Cung ứng dịch vụ công”

Tiếp tục Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã, tổ chức đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp cấp nước trên địa bàn tỉnh thực hiện việc cung cấp nước sạch cho người dân theo Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

TT

Nhiệm vụ cụ thể

Sản phẩm

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Trách nhiệm giải trình với người dân

1

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, đào tạo, tập huấn, phối hợp nghiệp vụ cho cán bộ, công chức viên chức

Các lớp tập huấn

Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc

Thanh tra Sở; Văn phòng Sở

Thường xuyên

2

Đáp ứng kiến nghị của người dân

 

3

Hiệu quả của Ban thanh tra nhân dân

 

II

Kiểm soát tham nhũng trong dịch vụ công

1

Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền

Không có ai vi phạm

Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc

Thanh tra Sở

Thường xuyên

2

Kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công

Không có ai vi phạm

3

Công bằng trong tuyển dụng vào nhà nước

Các văn bản chi đạo

Phòng Tổ chức cán bộ

Theo Quyết định được phê duyệt

4

Quyết tâm chống tham nhũng

Không có ai vi phạm

Thanh tra Sở

Thường xuyên

III

Cung ứng dịch vụ công

1

Dịch vụ Nước sạch

Nước sạch đạt tiêu chuẩn theo quy định

Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT

 

Thường xuyên

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các phòng, ban, đơn vị căn cứ các nhiệm vụ được giao và trên cơ sở nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch này, xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện của đơn vị mình. Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, các phòng, ban, đơn vị báo cáo Sở (qua Văn phòng Sở) kết quả thực hiện.

2. Văn phòng Sở theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch này của các phòng, ban, đơn vị; phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về Chỉ số PAPI; tổ chức sơ kết, tổng kết để phân tích, đánh giá những mặt làm được, những mặt còn hạn chế để có giải pháp khắc phục kịp thời, giúp nâng cao Chỉ số PAPI của tỉnh trong năm 2020, báo cáo Lãnh đạo Sở để chỉ đạo kịp thời; chủ trì , phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Lãnh đạo Sở tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác cải cách TTHC, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, báo cáo UBND tỉnh việc thực hiện cải cách TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế liên thông tại Sở.

Chi tiết như tệp đính kèm: kh06.signed.signed.pdf

Tin mới nhất

Về việc tiếp tục triển khai thực hiện các dịch vụ công trực tuyến (11/03/2024 8:46 SA)

Công bố kết quả đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung cấp...(05/03/2024 9:22 SA)

Về việc tăng cường công tác dân vận năm 2024(29/02/2024 8:59 SA)

Tài liệu hướng dẫn sử dụng các tiện ích tài khoản định danh điện tử mức 1, 2 trên ứng dụngVNEID(22/02/2024 2:30 CH)

Công bố kết quả đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung cấp...(06/02/2024 1:46 CH)

Công bố kết quả đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung cấp...(05/01/2024 7:58 SA)

Về việc tổng kết thi đua, khen thưởng toàn ngành nông nghiệp Hưng Yên năm 2023(22/12/2023 10:38 SA)

Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính ban hành mới lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi...(05/12/2023 6:55 SA)

°
75 người đang online