Công nhận lại doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Đăng ngày 23 - 11 - 2020
100%

Mức độ dịch vụ công: Mức độ 02

6.3. Tên thủ tục

 

Công nhậnlạidoanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Trước thời hạn Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hết hiệu lực 45 ngày, doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận  gửi tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công và kiểm soát TTHC tỉnh Hưng Yên

- Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, hoàn thiện.

 - Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, quyết định thành lập Tổ thẩm định hồ sơ công nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao (sau đây gọi tắt là Tổ thẩm định) đối với các hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản thông báo cho doanh nghiệp về việc hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; thời gian doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định. Thành phần Tổ thẩm định có từ 7 đến 9 thành viên, gồm: Tổ trưởng là đại diện lãnh đạo và 01 thư ký là chuyên viên thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các thành viên khác gồm đại diện các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; ngoài ra có thể mời thêm một số chuyên gia có liên quan.

Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc sau khi có quyết định thành lập, Tổ thẩm định tiến hành họp thẩm định hồ sơ khi có ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt. Tổ thẩm định có trách nhiệm đánh giá hồ sơ do doanh nghiệp lập về tính đầy đủ, chính xác, đáp ứng các điều kiện theo quy định; lập biên bản họp gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày họp, trên cơ sở kết quả họp Tổ thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả tổng hợp từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quyết định cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và gửi cho doanh nghiệp, trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận phải có thông báo lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp

Cách thức thực hiện

+ Trực tiếp, qua đường bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Mu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg, ngày 19/4/2018 của Thủ tướng chính phủ;

b) Bản thuyết minh theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg, ngày 19/4/2018 của Thủ tướng chính phủ;

b) Số lượng hồ sơ: 1 (bộ).

Thời hạn giải quyết

Không quá 18 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân)

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính (TTHC)

+ Tổ chức.

+ Cá nhân.

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Hưng Yên

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Trồng trọt

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): các Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ và một số chuyên gia khác có liên quan.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Lệ phí

Không quy định

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Mu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg, ngày 19/4/2018 của Thủ tướng chính phủ;

Tải: mau3.docx

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật công nghệ cao, cụ thể:

1. Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 5 của Luật công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

2. Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao, doanh thu từ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của doanh nghiệp đạt ít nhất 60% trong tổng số doanh thu thuần hàng năm.

3. Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm nông nghiệp, tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tng doanh thu thuần hàng năm đạt ít nhất 0,5%; số lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp đạt ít nhất 2,5%.

4. Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế.

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;

- Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014

- Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Tin mới nhất

Công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao(23/11/2020 4:20 CH)

Phê duyệt kế hoạch khuyến nông địa phương(23/11/2020 4:18 CH)

°
66 người đang online