24/11/2011 | lượt xem: 2 Bán đất xây dựng nông thôn mới: Nên hay không? Ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cho rằng: “Việc TP Hà Nội cho phép bán đất lấy tiền xây dựng NTM thì chẳng khác nào biến Đề án Xây dựng NTM của các xã thành một dự án đầu tư”. Cách làm này của Hà Nội khác cách làm của TƯ. Hà Nội xây dựng NTM bằng nội lực? Thưa ông, chúng ta từng thí điểm xây dựng NTM theo mô hình cấp xã và cấp thôn bản, bây giờ xây dựng NTM đã nâng tầm thành Chương trình MTQG. Vậy lần này có gì khác trước? Từ kinh nghiệm thành công và chưa thành công của 2 lần thử nghiệm: cấp xã 2000-2003, cấp thôn bản 2007-2009 và các điểm sáng về xây dựng NTM đã có trên địa bàn cả nước, kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước nhất là Hàn Quốc, Trung Quốc… các cơ quan tham mưu đã đề xuất với TƯ: khẳng định lấy xã làm địa bàn thực hiện là phù hợp; xã NTM phải có tiêu chí và mỗi tiêu chí phải có các chuẩn mực do nhà nước thống nhất quy định; phải kế thừa cơ sở vật chất đã có; phải coi người dân là chủ thể trong xây dựng NTM; nhà nước chỉ định hướng, ban hành các quy chuẩn có chính sách hỗ trợ, có cơ chế thực thi chính sách tốt nhất và hướng dẫn cho xã cách làm chứ không trực tiếp đầu tư làm thay. Đó là những nguyên tắc chính trong Chương trình MTQG xây dựng NTM lần này và đó cũng là điểm khác biệt so với cách làm trước đây. Nghĩa là có điểm khác trước: lấy người dân làm “chủ thể”, vậy vai trò “chủ thể” được thể hiện như thế nào? Nói vắn tắt thì thể hiện ở các điểm chính như: tham gia ý kiến vào quy hoạch nông thôn mới của xã vào bản kế hoạch (đề án) xây dựng NTM theo 19 tiêu chí của xã; quyết định lựa chọn việc gì làm trước, việc gì làm sau thiết thực, hiệu quả nhất với nhu cầu người dân trong xã; quyết định mức đóng góp công, tiền vào xây dựng các công trình công cộng của địa phương; tự giác chủ động chỉnh trang nơi ăn, chốn ở của mình theo tiêu chuẩn NTM như: xây dựng đủ các chương trình vệ sinh, bố trí khu chăn nuôi hợp vệ sinh, cải tạo ao, vườn để có thu nhập và có cảnh quan đẹp; cải tạo ngõ, tường rào cho phong quang đẹp đẽ… Tóm lại là không thể có NTM nếu hạ tầng công cộng hiện đại mà nhà ở, vườn tược của các hộ xập xệ, hoang tàn…, chủ thể còn ở chỗ người dân phải học tập, nâng cao kiến thức sản xuất, áp dụng kỹ thuật, cách quản lý mới vào sản xuất để có hiệu quả hơn, thu nhập tăng hơn…bởi không thể có NTM nếu lao động nông thôn còn thiếu việc làm, đời sống, thu nhập thấp…Những thứ trên mà tính ra tiền thì rất lớn, đó chính là nội lực của người dân cho xây dựng NTM. Vậy đó là một quy trình dài và xây dựng NTM không thể trong một ngày hoặc một năm được? Đúng vậy. Xây dựng NTM không chỉ có hạ tầng mà phải chuyển người dân chúng ta từ người sản xuất nhỏ, manh mún thành người nông dân sản xuất hàng hóa. Từ chỗ thu nhập thấp thành có cuộc sống sung túc; từ chỗ xây dựng tùy tiện, hủy hoại môi trường thành có ý thức sản xuất xây dựng theo quy hoạch, biết bảo vệ và phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp; có ý thức bảo vệ văn hoá dân tộc, nâng cao dân trí cộng đồng...thường đó là việc khó, khó nhất trong quá trình xây dựng NTM. Vì không thể một sớm một chiều, chỉ khi nào người dân hiểu rõ mục tiêu nội dung, cách làm xây dựng NTM thì họ mới "đứng lên" tự giác thamgia... thì việc NTM mới bền vững. Nói như vậy thì có vẻ như nhiều nơi, ngay cán bộ lãnh đạo cũng chưa hiểu rõ nội lực là gì? Đáng tiếc là đúng như vậy. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới. Chương trình mục tiêu QG xây dựng NTM là một chính sách PTNT toàn diện đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và phải làm lâu dài. Vì vậy, rất cần phải tổ chức học tập, nghiên cứu, trước hết là cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo ở các địa phương để hiểu đầy đủ và thống nhất hành động. Yêu cầu vấn đề xây dựng NTM là rất lớn. Tại 11 xã điểm mà Ban Bí thư chỉ đạo, mỗi xã đều có đề án yêu cầu có cả trăm tỉ đồng. Vậy lấy ở đâu ra? Có phải bán đất không? Đúng là qua khảo sát ở 11 xã điểm (đều là các xã trung bình trở lên của mỗi tỉnh) thì để thực hiện đủ 19 tiêu chí NTM phải cần bình quân 154 tỉ đồng/xã. Tuy nhiên đấy là tổng nhu cầu mà vốn xây dựng NTM phải từ nhiều nguồn. Lúc đầu dự kiến vốn dân góp không quá 10%, tín dụng khoảng 25-30%, DN đầu tư khoảng 20%, vốn nhà nước 40-45%. Đến nay sau hơn 1 năm triển khai, mỗi xã đều có ít nhất 4-5 công trình xây dựng hoặc sản xuất được thực hiện, có nơi tới 12 hạng mục công việc. Vốn dân tham gia, tính chưa đầy đủ, khoảng 18-20%. Chưa thấy xã nào có chủ trương bán đất lấy tiền xây dựng NTM.
Huyện Văn Giang đón Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và gặp mặt kỷ niệm 25 năm tái lập
Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 30/01/2024 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt cuối năm 2023
Quyết định số 283/QĐ-UBND ngày 30/01/2024 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đợt cuối năm 2023
Hướng dẫn thực hiện tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Quyết định ban hành Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao, quy định thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025