28/05/2014 | lượt xem: 2 BÁO CÁO Kết quả thực hiện năm 2013 Chương trình Nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại 08 tỉnh đồng bằng sông Hông do Ngân hàng Thế giới tài trợ trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Căn cứ Hiệp định Tài trợ ngày 22 tháng 2 năm 2013 về khoản Tín dụng số 5176-VN (sau đây gọi là "Hiệp định Tài trợ") giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội Phát triển Quốc tế về việc thực hiện Chương trình Nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại 08 tỉnh đồng bằng sông Hồng do Ngân hàng Thế giới tài trợ (Chương trình PforR) trong khuôn khổ Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT; Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 của Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn dựa trên kết quả đầu ra 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng và thực hiện Công văn số 4466/BNN-TCTL, ngày 16/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc báo cáo kết quả thực hiện Chương trình PforR do Ngân hàng Thế giới tài trợ. UBND tỉnh Hưng Yên tổng hợp Báo cáo số 68 /BC-UBND ngày 23/5/2014 báo cáo kết quả thực hiện Chương trình của tỉnh như sau: I. Đặc điểm tình hình của tỉnh (những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện Chương trình): 1.1. Thuận lợi - Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương quan tâm. - Nhận thức và nhu cầu đầu tư các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của nhân dân có chuyển biến tích cực. - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo Chương trình được chú trọng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan trong việc thực hiện Chương trình. 1.2. Khó khăn - Vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương hàng năm thấp, chưa cân đối được ngân sách địa phương cho phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Thực hiện công tác xã hội hóa còn lúng túng, chưa hiệu quả, thiếu các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện, chưa thu hút được nhiều nguồn lực xã hội tham gia vào Chương trình. - Công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, quỹ đất công còn ít; - Tình hình ô nhiễm trên địa bàn ngày càng tăng, chất lượng nước thô suy giảm. Khu vực phía Bắc của tỉnh có nguồn nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải, nước thải công nghiệp. Khu vực phía Nam của tỉnh, nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn rất khó xử lý, trong khi đó chất thải chăn nuôi, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp lại tăng. II. Kết quả đạt được II.1. Hợp phần cấp nước 1. Các Dự án cấp nước tập trung đợt I (gồm 10 dự án): Các dự án cấp nước tập trung tại các xã gồm: (Long Hưng; Phụng Công; Trưng Trắc; Nhân Hòa; Trung Hưng; Liên xã Thuần Hưng và Đại Hưng; Phù Ủng; Phú Thịnh; Hưng Đạo; Minh Tân): Hoàn thành thẩm định phê duyệt mặt bằng quy hoạch, cấp chứng chỉ quy hoạch, thông báo vị trí địa điểm xây dựng công trình; Hoàn thành việc lập bản đồ trích lục, trích đo vị trí khu đất dự kiến xây dựng công trình và bước đầu chuẩn bị các thủ tục để để đền bù giải phóng mặt bằng thi công công trình; Trình Sở Tài nguyên thẩm định và trình UBND tỉnh ra thông báo thu hồi đất cho các dự án ưu tiên triển khai gồm (Long Hưng; Phụng Công; Thuần Hưng – Đại Hưng); Phê duyệt 10 dự án đợt I gồm: Long Hưng; Phụng Công; Trưng Trắc; Nhân Hòa; Trung Hưng; Liên xã Thuần Hưng và Đại Hưng; Phù Ủng; Phú Thịnh; Hưng Đạo; Minh Tân; Đấu thầu, ký hợp đồng và khởi công 03 gói thầu xây lắp phần cấp nước; thuộc 03 dự án. Cụ thể: - Ngày 06/12/2013: Hệ thống cấp nước tập trung Xã Phụng Công - Ngày 06/12/2013: Hệ thống cấp nước tập trung xã Long Hưng - Ngày 12/12/2013: Hệ thống cấp nước tập trung liên xã Thuần Hưng - Đại Hưng. Đấu thầu, ký hợp đồng 03 gói thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng thuộc 03 dự án Long Hưng, Phụng Công, Thuần Hưng - Đại Hưng. Chỉ định thầu, ký hợp đồng 04 gói thầu ( Gói thầu số 02:Thi công và lắp đặt hạng mục trạm biến áp và đường dây tải điện; tư vấn giám sát thi công gói thầu số 02) của 02 dự án: Phụng Công, Long Hưng. Chỉ định thầu, ký hợp đồng 01 gói thầu Khảo sát, lập dự án thiết kế công trình thuộc dự án cấp nước tập trung xã Cẩm Xá( nối mạng từ Nhân Hòa). 2. Các dự án dự kiến sẽ thực hiện đầu tư đợt 2 (gồm 8 dự án): Nguyên tắc đầu tư: Ưu tiên đầu tư cấp nước các xã có nhu cầu cao, nguồn nước bị ô nhiễm Ưu tiên đầu tư liên xã (để tiết kiệm kinh phí và đảm bảo tiến độ chỉ số đầu theo yêu cầu của nhà tài trợ) Đề nghị danh sách đầu tư các dự án đợt 2 như sau: Các dự án cấp nước tập trung đợt 2 gồm các xã: 1. Tân Tiến Cửu Cao (nối mạng từ Long Hưng). 2. Thành Công Nhuế Dương (nối mạng từ Thuần Hưng – Đại Hưng). 3. Thọ Vinh (nối mạng từ Phú Thịnh). 4. Bãi Sậy (nối mạng từ Phù Ủng). 5. Nhật Tân (nối mạng từ Hưng Đạo). 6. Minh Châu (nối mạng từ Trung Hưng). 7.Cẩm xá (nối mạng từ Nhân Hòa). 8.Tân Quang Đình Dù (nối mạng từ Trưng Trắc). 3. Đối với Truyền thông và công tác lập Báo cáo, kế hoạch, giám sát đánh giá 3.1. Công tác lập Báo cáo, kế hoạch: Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường tiếp tục kết hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Sở giáo dục và đào tạo, Văn phòng Trung Ương, Nhà tài trợ các báo cáo và kế hoạch công tác hàng tháng, quý, kế hoạch năm đã được lập và hoàn thành theo đúng tiến độ. 3.2. Công tác Truyền thông; giám sát đánh giá; nâng cao năng lực Công tác truyền thông, giám sát đánh giá do các đơn vị thực hiện: Sở Y Tế, Sở Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường đảm bảo tiến độ và đạt yêu cầu đề ra, Người dân đã nhận thức được tầm quan trọng công tác Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến sức khỏe của chính mình và cộng đồng, mong muốn các dự án của Chương trình sớm đi vào hoạt động. II.2. Hợp phần vệ sinh 1. Tiến độ xây dựng công trình cấp nước và nhà tiêu Trạm y tế và công trình nhà tiêu hộ gia đình (do Sở Y tế làm chủ đầu tư): 1.1 Công trình cấp nước và nhà tiêu Trạm y tế: Gồm 5 công trình xây mới tại các xã: Minh Tân, Phan Sào Nam (huyện Phù Cừ), Phú Cường, Hiệp Cường, Ngọc Thanh (huyện Kim Động) và 01 công trình cải tạo, sửa chữa tại xã Quang Hưng (huyện Phù Cừ) đã hoàn thành 100 % khối lượng xây dựng. 1.2 Nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình: Tổng cộng đã xây dựng được 2108 nhà tiêu HVS gồm. - Đã hỗ trợ, xây dựng hoàn thành 817/817 nhà tiêu; - Ngân hàng chính sách cho vay để hộ xây dựng 130 nhà tiêu hợp vệ sinh; 2. Công trình cấp nước và nhà tiêu trường học (Sở Giáo dục làm chủ đầu tư) Tại 6 xã làm vệ sinh toàn xã có 18 điểm trường chính cho 3 cấp học từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở. Qua khảo sát có 25 công trình cần được cải tạo, xây dựng mới (xây mới 18 công trình, cải tạo 07 công trình), cụ thể như sau: - Xây mới công trình vệ sinh, công trình cấp nước của học học sinh (3 trường): Tiểu học (2 trường): Phan Sào Nam, Minh Tân (huyện Phù Cừ); THCS (1 trường): Minh Tân (huyện Phù Cừ); - Cải tạo công trình vệ sinh, cấp nước của học sinh (7 trường): Tiểu học (3 trường): Ngọc Thanh, Phú Cường (huyện Kim Động), Quang Hưng (huyện Phù Cừ); THCS (4 trường): Ngọc Thanh, Phú Cường (huyện Kim Động), Quang Hưng, Phan Sào Nam (huyện Phù Cừ); - Xây mới công trình vệ sinh, cấp nước cho giáo viên (15 trường) Mầm non (6 trường): Ngọc Thanh, Phú Cường, Hiệp Cường (huyện Kim Động), Quang Hưng, Phan Sào Nam, Minh Tân (huyện Phù Cừ); Tiểu học (5 trường): Ngọc Thanh, Phú Cường (huyện Kim Động), Quang Hưng, Phan Sào Nam, Minh Tân (huyện Phù Cừ); Trung học cơ sở (4 trường): Hiệp Cường (huyện Kim Động), Quang Hưng, Phan Sào Nam, Minh Tân (huyện Phù Cừ); Hiện nay các công trình cấp nước và vệ sinh trường học cho giáo viên và học sinh đã hoàn thành 100% khối lượng. II.3. Số người hưởng lợi từ công trình cấp nước bền vững Năm 2013 chưa có chỉ tiêu số người hưởng lợi từ công trình cấp nước bền vững. II.4. Số người hưởng lợi từ “Vệ sinh toàn xã” - Xây mới, sửa chữa 2.108 nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh trên địa bàn toàn tỉnh. - 06 xã đạt tiêu chí vệ sinh toàn xã (số người được hưởng lợi 34.108, theo chỉ tiêu là 32.450) - Hỗ trợ kinh phí xây dựng 817 nhà tiêu hộ gia đình. - Triển khai can thiệp vào 27 xã điểm - Xây mới công trình nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh trạm y tế xã ở nông thôn III. Đánh giá kết quả 3.1. Mặt được 3.1.1. Hợp phần cấp nước - Lựa chọn các điểm đầu tư phù hợp với chương trình đó là ưu tiên đầu tư cấp nước các xã có nhu cầu cao, nguồn nước bị ô nhiễm, mật độ dân số cao sẽ góp phần, giảm thiểu ảnh hưởng tối đa đến người dân (các vị trí xây dựng nhà máy có tới hơn 50% là sử dụng đất do UBND xã quản lý). - Lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp với địa phương - Các công trình cấp nước sinh hoạt sau khi hoàn thành sẽ mang lại hiệu quả cho người dân trong vùng dự án, giải quyết tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt, góp phần cải thiện đời sống, giảm dịch bệnh, đem lại hiệu quả lớn về mặt xã hội, bước đầu góp phần thay đổi chất lượng cuộc sống và bộ mặt nông thôn, thực hiện xóa đói giảm nghèo, hiện đại hóa nông thôn... 3.1.2. Hợp phần vệ sinh - Ngoài các hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ vốn thì các hộ dân không được hỗ trợ đã hiểu được tầm quan trọng công tác vệ sinh hộ gia đình nên đã chủ động đầu tư xây dựng các nhà tiêu hợp vệ sinh - Được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương nên công các bàn giao mặt bằng xây dựng các nhà tiêu trạm y tế, trường học được thuận lợi. 3.1.3 Công tác truyền thông và nâng cao năng lực Huy động sự tham gia của cộng đồng thông qua các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và đặc biệt là người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân nhằm thay đổi hành vi và tăng nhu cầu sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh. 3.2. Tồn tại - Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình sự phối hợp giữa các Sở Nông nghiệp và PTNT - Y tế - Giáo dục và Đào tạo chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ, chưa phát huy đúng mức vai trò của từng ngành và tiến độ chung của Dự án. - Việc huy động vốn của người dân đóng góp xây dựng công trình cấp nước, nhà tiêu và chuồng trại gặp nhiều khó khăn do đời sống nhân dần còn nhiều khó khăn. - Ngành giáo dục trong năm đầu tiên thực hiện chương trình tiến độ thực hiện chậm công tác phối hợp trong việc lập báo cáo đôi khi còn chưa kịp thời IV. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục 4.1. Nguyên nhân - Là năm đầu thực hiện chương trình, thời gian chuẩn bị ít, kinh nghiệm thiếu, chưa quen. - Việc quán triệt mục đích ý nghĩa, phương pháp tiến hành của nhiều nghành còn lúng túng do có sự thay đổi về thành viên Ban điều hành và phân công nhiệm vụ của các thành viên, triển khai thực hiện còn chậm và thiếu chủ động. - Nhận thức của nhân dân ở một số vùng nông thôn còn nhiều hạn chế, chưa có thay đổi nhiều về hành vi sử dụng nước sạch, mặc dù công tác truyền thông đã được thực hiện thường xuyên. - Do điều kiện kinh tế khó khăn nên việc huy động người dân tự bỏ kinh phí để xây dựng công trình cấp nước hợp vệ sinh cho gia đình ở một số vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. - Năm 2013 trong bối cảnh chung của cả nước kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi sau suy thoái, đời sống và nguồn lực của nhân dân vùng dự án và của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn 4.2. Giải pháp khắc phục 1. Về chỉ đạo, điều hành - Tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của ban điều hành Chương trình. Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên có cơ chế phối hợp giữa các ngành và tổ chức xã hội, đảm bảo Chương trình được tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả từ cấp tỉnh đến các huyện, thành phố... - Tăng cường trách nhiệm các cấp ủy đảng, người đứng đầu chính quyền, đoàn thể, chính trị, xã hội, các cấp trong điều hành thực hiện Chương trình. 2. Về xây dựng các văn bản của địa phương Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. 3. Về áp dụng khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật - Đa dạng hóa các loại hình công nghệ cấp nước phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phát triển bền vững; khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước bằng các công nghệ phù hợp; nâng cao chất lượng công trình và chất lượng nước. - Xây dựng các mô hình xử lý chất thải làng nghề, chú trọng các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, thuộc da, nhựa tái sinh... 4. Các giải pháp quản lý khai thác công trình sau đầu tư có hiệu quả - Tổ chức quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước nông thôn tập trung theo thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/05/2013 của Bộ Tài chính để đảm bảo công trình hoạt động bền vững, có hiệu quả. - Tăng cường năng lực và trách nhiệm của cán bộ quản lý, vận hành, bảo trì, sửa chữa. - Đối với công trình cấp nước tập trung, Trung tâm nước tiếp nhận vận hành, quản lý. Thành lập công ty cổ phần cấp nước nông thôn. 5. Kế hoạch triển khai công tác quản lý chất lượng nước Tiếp tục triển khai cập nhật bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tăng cường công tác kiểm tra, phân tích chất lượng nước, nhất là đối với các công trình cấp nước tập trung. 6. Về hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông - Đưa thông tin, giáo dục, truyền thông thường xuyên đến được với người dân thông qua các hoạt động dựa vào cộng đồng, tập trung vào việc làm thay đổi nhận thức và hành vi; động viên nhân dân tự tổ chức việc sửa chữa lại các công trình hiện có bị xuống cấp hoặc chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh - Phổ biến các tài liệu chuyên môn và tài liệu truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến nhân dân trong toàn tỉnh. 7. Về hoạt động nguồn lực, hợp tác quốc tế - Sử dụng nguồn vốn đúng mục tiêu, đúng quy định, có hiệu quả và giải ngân kịp thời. Kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, gian lận, tiêu cực trong đầu tư xây dựng và chỉ tiêu kinh phí. - Thực hiện đúng cam kết, có hiệu quả và giải ngân kịp thời nguồn vốn quốc tế đã cam kết. - Tích cực vận động, thu hút thêm các nguồn tài trợ mới. 8. Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Tăng cường tập huấn, truyền thông cho cán bộ cơ sở để nâng cao năng lực, kỹ năng về tổ chức các hoạt động của Chương trình; Đào tạo về nghiệp vụ và kỹ năng điều hành, thực hiện Chương trình cho cán bộ tham gia thực hiện Chương trình của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội từ cấp tỉnh đến cấp xã. - Tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm thực hiện Chương trình, giữa các địa phương, đơn vị trong tỉnh. V. Kế hoạch Chương trình năm 2014 V.1 Kế hoạch của chương trình 1. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2014 cụ thể như sau: - Chỉ số 1: Tỉ lệ số dân nông thôn sử dụng nước HVS là: 92,7% tăng 2,47% (năm 2013 là 90,23%); - Chỉ số 2: Tỉ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia là: 56,2% tăng 4,6% (năm 2013 là 51,6%); - Chỉ số 3: Tỉ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS là: 68,1% tăng 1,0% (năm 2013 là 67,1%); - Chỉ số 4: Tỉ lệ trường học có nước và nhà tiêu HVS là: 77,19% tăng 3,65% (năm 2013 là 73,54%); - Chỉ số 5: Tỉ lệ trạm y tế có nước và nhà tiêu HVS là: 81% tăng 4,4% (năm 2013 là 76,54%); - Chỉ số 6: Tỉ lệ hộ gia đình có chuồng trại, gia súc HVS là: 59,3% tăng 0,75% (năm 2013 là 58,55%). 2. Định hướng ưu tiên trong lập kế hoạch - Ưu tiên các vùng thường xuyên khó khăn về nguồn nước, vùng nguồn nước bị ô nhiễm; Các xã nghèo, huyện nghèo. Đa dạng hóa các loại hình công nghệ cấp nước và vệ sinh thích hợp trong đó ưu tiên các giải pháp công nghệ đơn giản, giá thành hạ phục vụ cho các đối tượng nghèo. - Chú trọng tới người nghèo, xã thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới, những nơi mà độ bao phủ về cấp nước và vệ sinh thấp so với độ bao phủ bình quân chung; tăng ngân sách đối với hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông, nhằm tăng cường nhận thức và tham gia của người dân, nhất là vùng nông thôn nghèo. - Khuyến khích sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế trong việc đầu tư xây dựng và quản lý khai thác các công trình cấp nước tập trung; các công nghệ chi phí thấp và cung cấp dịch vụ vệ sinh. - Đối với vốn đầu tư phát triển: Thực hiện đúng theo quy định tại chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư vốn ngân sách Nhà nước; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại địa phương. Ưu tiên bố trí các công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trước năm 2013 nhưng chưa bố trí đủ vốn; các công trình dự kiến hoàn thành năm 2014 (theo tiến độ trong quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện trong năm 2014); các công trình chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt phù hợp với khả năng cân đối vốn; hạn chế tối đa việc bố trí vốn cho các dự án khởi công mới hoặc chưa thực sự cấp bách. Ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các công trình cấp nước và vệ sinh cho các trường học và trạm y tế xã. - Đối với nguồn vốn sự nghiệp: ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động mạng lưới cộng tác viên cơ sở, theo dõi và giám sát đánh giá, thông tin - giáo dục - truyền thông( đặc biệt là thúc đẩy vệ sinh hồ gia đình và thay đổi hành vi vệ sinh) cho ngành y tế, Giáo dục & Đào tạo, các tổ chức chính trị xã hội; Bố trí kinh phí hợp lý cho các công tác vận hành bảo dưỡng cho các công trình đảm bảo hoạt động bền vững. Ưu tiên bố trí kinh phí xây dựng nhà tiêu hộ gia đình, chú trọng công tác tuyên truyền và giởi thiệu các mô hình với các mức chi phí khác nhau, phù hợp với đối tượng, địa bàn thực hiện để người dân tự xây dựng. Chú trọng đến hoạt động kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt. Kinh phí hoạt động của cơ quan thực hiện quản lý chương trình. - Kinh phí bố trí cho các hoạt động, dự án phân bổ hợp lý và xác định cụ thể các đơn vị quản lý thực hiện. V.2 Tổng hợp nhu cầu vốn 1. Theo yêu cầu tiến độ: Tổng số vốn là 231.460 triệu đồng. Trong đó: - Vốn ngân sách Trung Ương: 10.020 triệu đồng - Vốn huyện, xã để đền bù GPMB 7.000 triệu đồng - Vốn WB: 176.030 triệu đồng - Vốn tín dụng: 10.000 triệu đồng ( Ngân hàng chính sách cho các hộ dân vay để làm nước sạch và vệ sinh môi trường) - Vốn dân tự đầu tư: 15.000 triệu đồng - Vốn doanh nghiệp đầu tư: 11.790 triệu đồng - Vốn khác: 1.620 triệu đồng ( Vốn các cơ quan, đơn vị tự làm công trình cấp nước và vệ sinh) 2. Theo kế hoạch phân bổ của tỉnh Tổng số vốn là 131.780 triệu đồng. Trong đó: - Vốn ngân sách Trung Ương: 10.020 triệu đồng - Vốn huyện, xã để đền bù GPMB 7.000 triệu đồng - Vốn WB: 84.000 triệu đồng - Vốn tín dụng: 10.000 triệu đồng ( Ngân hàng chính sách cho các hộ dân vay để làm nước sạch và vệ sinh môi trường) - Vốn dân tự đầu tư: 7.350 triệu đồng - Vốn doanh nghiệp đầu tư: 11.790 triệu đồng - Vốn khác: 1.620 triệu đồng ( Vốn các cơ quan, đơn vị tự làm công trình cấp nước và vệ sinh) VI. Kiến nghị 6.1. Đối với Trung ương Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng hợp báo cáo Chính Phủ cho phép có cơ chế riêng xây dựng Dự án cấp nước sạch nông thôn ở các tỉnh đồng bằng được xây dựng trên đất nông nghiệp. 6.2. Đới với Ngân hàng Thế giới Cho phép hoàn thành chậm (nợ chỉ tiêu đấu nối đồng hồ dùng nước của năm 2014 và sẽ trả bù vào năm 2015) cụ thể như sau: Chỉ số đầu nối cụm đồng hồ sẽ hoàn thành khoảng 60 % chỉ tiêu vào cuối năm 2014, 40% số đấu nối còn lại sẽ hoàn thành vào quý I năm 2015 đối với Dự án cấp nước vì các Dự án cấp nước thời gian thực hiện tương đối dài (khoảng 01 năm), các dự án khởi công vào Quý I năm 2014./. (Đính kèm kết quả xét nghiệm nước của trường học và trạm y tế và 11 Phụ lục tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình theo biểu mẫu Công văn số 4466/BNN-TCTL, ngày 16/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. THUYET MINH BAO CAO ( bản cuối)23.05.2014 UBND.doc các xã vệ sinh toàn xã UBND 23.05.2014.xls phu luc 3.2 HGĐ xây mới UBND 23.05.2014.xls phu luc bao cao namban cuoi UBND 23.05.2014.xls TTNSH
Hội nghị học tập, quán triệt, tuyên truyền nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng và thông tin tình hình biển, đảo Việt Nam
Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội thao công nhân, viên chức, lao động năm 2024
Hội nghị học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng và nội dung cốt lõi một số tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng