Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều; phòng úng ngập do ảnh hưởng của bão số 1 năm 2023

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia: Hồi 07 giờ ngày 16/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 116,3 độ Kinh Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 670km về phía Đông Nam; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102km/giờ), giật cấp 13.Cảnh báodiễn biến bão từ 72 đến 84 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15km và tiếp tục suy yếu.

Thực hiện các Công điện:Số 885/CĐ-TL-ATĐ ngày 16/7/2023 của Cục Thủy lợi về việc bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đề phòng ngập lụt, úng do ảnh hưởng của bão số 1 ở các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An;số 585/ĐĐ - QLĐĐ ngày 16/7/2023 của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai về việc triển khai công tác ứng phó bảo số 1; số 1892/CĐ-UBND ngày 17/7/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tập trung ứng phó với cơn bão số 1 năm 2023. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết của cơ quan chuyên ngành khí tượng thủy văn trên các kênh thông tin truyền thông; rà soát và sẵn sàng triển khai hiệu quả phương án phòng chống úngnội đồng và các phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu, các biện pháp đảm bảo an toàn khi có bão và mưa lớn kéo dài gây lũ trên hệ thống sông Hồng, sông Luộc; chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực và phương tiệntheo phương châm "4 tại chỗ" để đề phòngmưa, bão, ngập úng, lũxảy ra.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân:Chủ động khơi thông dòng chảy kênh nội đồng, rãnh thoát nước tạo thuận lợi cho việc tiêu úng; vun cao luống cây trồng phòng tránh ngập úng và chằng chống, che chắn bảo vệ rau, màu, cây ăn quả, chuồng trại chăn nuôi; kiểm tra, thu hoạch nhanh những diện tích cây rau, màu, hoa, quả đến kỳ cho thu hoạch.Triển khai các giải pháp, biện pháp bảo đảm an toàn cho các lồng bè nuôi trồng thủy sản trên sông, nhất là sông Hồng, sông Luộc; gia cố hệ thống ao nuôi bảo đảm an toàn khi có mưa, bão xẩy ra.

- Đôn đốc các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và nhà thầu thi công xây dựng các công trình có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều chủ động có phương án đảm bảo an toàn cho công trình đang thi công xây dựng và công trình thủy lợi, đê điều;kịp thời phá bỏ đập phục vụ thi công trên các sông trục, kênh mương, khơi thông dòng chảy đảm bảo thông thoáng để phục vụ phòng, chống úng khi có mưa lớn xảy ra.

- Tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ theo đúng quy định của Luật Đê điều và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 06/01/2009 để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố có thể xảy ra ngay từ giờ đầu

2. Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hưng Yên:

- Triển khai hiệu quả phương án phòng, chống úng vụ mùa năm 2023; chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực và phương tiện theo phương châm "4 tại chỗ"  để đề phòng mưa, úng xảy ra.

- Rà soát, sửa chữa và thay thế máy móc, thiết bị các trạm bơm, cống điều tiết, cống ngăn tiêu; tu bổ, tôn cao, áp trúc những vị trí xung yếu bờ sông trục nội đồng và giải tỏa ách tắc dòng chảy (công trình do Công ty quản lý) bảo đảm phục vụ phòng, chống úng ngập an toàn, hiệu quả.

- Chỉ đạo các Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi chủ động rút nước gạn tháo trong hệ thống kênh mương nội đồng hợp lý, khoa học. Vận hành các trạm bơm tiêu úng kịp thời, hiệu quả; không để ngập úng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, nhất là diện tích lúa mới gieo, cấy (thân cây lúa thấp) và diện tích mạ dự phòng, hoa cây cảnh, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

- Rà soát, khoanh vùng và triển khai các phương án, giải pháp sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, đô thị và khu, cụm công nghiệp có nguy cơ ngập úng xẩy ra. Những khu vực úng ngập cục bộ, khu trũng thấp khó khăn về tiêu úng, chủ động bố trí máy bơm dã chiến phục vụ bơm tiêu úng kịp thời.

3. UBND các huyện, thị xã, thành phố và Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh tổ chức trực ban 24/24 giờ;theo dõi tình hình mưa, bão, ngập úng, lũ và an toàn công trìnhthủy lợi, đê điều để chỉ đạo, điều hành tiêu thoát nước và xử lý sự cố công trình có thể xảy ra;tổng hợp, báo cáo kịp thời về tình hình mưa, bão, ngập úng, lũ, các thiệt hạivà sự cố công trình về Sở Nông nghiệp và PTNT(địa chỉ: Số 1-Nguyễn Lương Bằng, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên).

4. Đề nghị Công ty Điện lực Hưng Yên cấp điện cho các trạm bơm tham gia tiêu úng trên địa bàn tỉnh đảm bảo chất lượng điện và thời gian 24/24 giờ.

5. Giao Chi cục Thủy lợi, Chi cục Quản lý đê điều và PCLB căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức theo dõi, tổng hợp và tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNTbáo cáo UBND tỉnh và Cục Thủy lợi, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai về tình hình mưa, bão, ngập úng, lũ và các thiệt hại, sự cố công trình, công tác phục vụ tiêu úngtrên địa bàn tỉnh./.

Phòng chống thiên tai bão số 1.pdf

Văn phòng Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
22 người đang online