11/07/2024 | lượt xem: 2 Dự kiến tình hình sinh vật gây hại trên lúa vụ Xuân năm 2024 Cơ cấu giống: Vụ Mùa 2024 tỉnh Hưng Yên gieo cấy khoảng 23.890 ha lúa, thời vụ gieo cấy trước 15/7/2024; Lúa mùa sớm chiếm 5-10%, lúa mùa trung chiếm 90-95%; giống lúa chất lượng cao chiếm khoảng 70% diện tích. Về cơ cấu gieo trồng tập trung chủ yếu vào các giống chủ lực như: Nếp thơm Hưng Yên, Đài thơm 8, Hà Phát 3, Tiền Hải 1, Hana số 7, TBR 225,... Văn bản:Du kien Sau benh vu Mùa 2024 .pdf Theo nhận định của Đài khí tượng thủy văn Hưng Yên, vụ mùa năm 2024, xuất hiện khoảng 7-9 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông, khả năng có 2 - 3 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Hưng Yên, thời gian ảnh hưởng tập trung từ tháng 7 đến tháng 10/2024. Tổng lượng mưa toàn mùa trên phạm vi toàn tỉnh ở mức xấp xỉ TBNN (TBNN: 1.200-1.300mm). Nền nhiệt độ trung bình ở mức cao hơn TBNN, nắng nóng xuất hiện từ nửa cuối tháng 5 và tập trung chủ yếu trong các tháng 6, 7 và có khả năng kéo dài đến nửa đầu tháng 8. Toàn mùa có từ 6 đến 8 đợt nắng nóng, trong đó 2-3 đợt năng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Nhìn chung thời tiết thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển; làm đất và gieo cấy lúa Mùa I. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHUYỂN VỤ 1. Rầy nâu, rầy lưng trắng: Xuất hiện cục bộ trên các trà mạ, chủ yếu trên trà mạ sớm; mật độ nơi cao 10-15 con/m2, cục bộ 50-150 con/m2 (chủ yếu rầy trưởng thành). 2. Ốc bươu vàng: Xuất hiện, gây hại với mật độ phổ biến 0,3-0,5 con/m2, nơi cao 1-3 con/m2, cá biệt trên 5 con/m2 và tập trung ở những ruộng trũng, gần mương máng, kênh tưới tiêu; các địa phương đã chỉ đạo nông dân phòng trừ ốc bươu vàng trước và sau khi cấy bằng các biện pháp như bắt thủ công và dùng thuốc trừ ốc. 3. Chuột: Gây hại nhẹ và cục bộ trên mạ, lúa mới gieo cấy, chủ yếu ở những khu vực ruộng cao, ven gò, làng, bờ cao và có xu hướng gây hại gia tăng trong thời gian tới. II. DỰ KIẾN MỘT SỐ SINH VẬT GÂY HẠI CHÍNH TRÊN CÂY LÚA VỤ MÙA NĂM 2024. Trên cơ sở tình hình sản xuất, sinh trưởng của cây trồng, diễn biến của dịch hại vụ Xuân và dự báo đặc điểm thời tiết khí hậu trong vụ Mùa 2024. Chi cục Bảo vệ thực vật Hưng Yên dự kiến tình hình dịch hại trên lúa vụ Mùa 2024 như sau: 1. Về thành phần dịch hại: Cơ bản không có gì thay đổi so với vụ Mùa 2023. Bao gồm: + Sâu hại: Sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu - RLT, sâu đục thân 2 chấm.... + Bệnh hại: Bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh đen lép hạt, bệnh nghẹt rễ. + Một số đối tượng khác như: Chuột, ốc bươu vàng, bệnh sinh lý... hại cục bộ vào đầu vụ; Bệnh lùn sọc đen, Nhện gié xuất hiện và hại cuối vụ. 2. Thời gian phát sinh và mức độ gây hại: 2.1. Sâu cuốn lá nhỏ - Lứa 5: Trưởng thành vũ hoá rộ vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 năm 2024; sâu non nở rộ và gây hại từ đầu đến giữa tháng tháng 8; Mức độ gây hại có khả năng tương đương hoặc cao hơn cùng lứa năm trước. - Lứa 6: Trưởng thành vũ hoá rộ vào khoảng đầu tháng 8 đến giữa tháng 8; sâu non nở rộ và có khả năng gây hại trên các trà lúa Mùa ở thời kỳ làm đòng - trỗ bông từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9/2024. Mức độ gây hại khả năng cao hơn vụ Mùa năm 2023. 2.2. Rầy nâu, rầy lưng trắng - Lứa 5: Rầy cám rộ từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 gây hại diện hẹp trên lúa mùa sớm. Mật độ trung bình 50 - 100 con/m2, nơi cao 500 con/m2, cá biệt có ổ trên 2.000 con/m2. - Lứa 6: Rầy cám rộ từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9, gây hại các trà lúa, đặc biệt trên lúa Mùa sớm ở giai đoạn đòng - trỗ - chắc xanh; Nếu không phòng trừ tốt sẽ cháy nhiều ổ từ đầu tháng 9 trở đi, mức độ hại khả năng cao hơn vụ Mùa năm 2023. - Lứa 7: Rầy cám rộ từ giữa đến cuối tháng 9, có sự xen gối lứa và có khả năng gây hại diện rộng trên lúa Mùa; mật độ trung bình 500-1000 con/m2, cao 3000 - 5000 con/m2, cá biệt có ổ trên 10.000 con/m2, mức độ hại khả năng cao hơn vụ Mùa năm 2023. Nếu không phòng trừ kịp thời sẽ cháy rầy ở mức cao hơn vụ Mùa năm trước. 2.3. Sâu đục thân 2 chấm - Lứa 4: Sâu non gây hại rải rác trên các trà lúa mùa từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8; tỷ lệ hại phổ biến 0,3 - 0,5% số dảnh, cao 1-2% số dảnh. - Lứa 5: Trưởng thành vũ hoá rộ từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 9, sâu non gây hại chủ yếu trên diện tích lúa trỗ sau 10/9/2024; Mức độ hại tương đương hoặc cao hơn cùng kỳ năm trước. 2.4. Bệnh Bạc lá và Đốm sọc vi khuẩn Bệnh phát triển mạnh từ cuối tháng 8 đến cuối vụ, nhất là sau những trận giông, bão, ATNĐ, mưa lớn và những ruộng bón nhiều phân đạm, bón đạm muộn sẽ bị hại nặng, nhất là một số giống khác ngoài cơ cấu của tỉnh như BT7, Thiên ưu 8, T10... Diện tích nhiễm và tỉ lệ hại khả năng cao hơn năm 2023. 2.5. Bệnh khô vằn Bệnh phát sinh và gây hại gia tăng từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 9, khả năng gây hại trên phạm vi rộng ở hầu hết các giống và các trà lúa; gây hại nặng ở những ruộng cấy dày, bón nhiều đạm, bón muộn, ruộng thường xuyên cạn nước …. Mức độ hại khả năng tương đương hoặc cao hơn vụ Mùa 2023. 2.6. Bệnh đen lép hạt Bệnh đen lép hạt phát sinh và gây hại ở giai đoạn lúa trỗ, trong điều kiện gặp mưa đối với diện lúa trỗ từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9; mức độ hại tương đương vụ mùa 2023. 2.7. Bệnh nghẹt rễ Bệnh phát sinh và gây hại ở đầu vụ, chủ yếu ở những ruộng trũng, ruộng ngộ độc hữu cơ, cấy trong điều kiện nắng nóng, … 2.8. Bệnh lùn sọc đen phương nam Bệnh có khả năng xuất hiện và gây hại trên các trà lúa, đặc biệt ở những khu vực thường xuyên xuất hiện Rầy lưng trắng di trú. 2.9. Nhện gié Gây hại cục bộ trên một số giống, chủ yếu giai đoạn lúa sau trỗ từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 9, mức độ hại tương đương vụ mùa 2023. 2.10. Chuột Gây hại ngay từ đầu vụ và mức độ gây hại tăng dần cho đến lúc lúa trỗ, chuột gây hại chủ yếu ở những khu vực ruộng cao, ven gò, làng, bờ cao, khu công nghiệp, trang trại, … Các địa phương tập chung chỉ đạo diệt chuột ngay từ đầu vụ bằng các biện pháp thủ công và thuốc hóa học, sinh học.,.... Mức độ hại có thể tương dương hoặc cao hơn vụ Mùa 2023; tuy nhiên, nếu không áp dụng các biện pháp diệt chuột một cách thường xuyên, liên tục ở những khu vực chuột hoạt động thì một số diện tích sẽ bị hại nặng và chuột sẽ gia tăng nhanh quần thể để gây hại cây trồng vụ Đông. 2.11. Ốc bươu vàng Ốc bươu vàng gây hại trên lúa mới gieo cấy đến giai đoạn cuối đẻ nhánh, chủ yếu ở những khu vực ruộng trũng, gần kênh mương tưới tiêu; Mức độ hại tương đương hoặc cao hơn năm 2023. Ngoài các đối tượng sinh vật gây hại chính, cần chú ý một số đối tượng như: cỏ dại, bọ trĩ, tuyến trùng, bệnh vàng lá hại ở đầu vụ; bệnh hoa cúc gây hại cục bộ cuối vụ và đối tượng “lúa ma” xuất hiện ở khu vực vụ trước xuất hiện. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên