19/04/2014 | lượt xem: 3 DỰ THẢO "KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN NĂM 2014 " Thực hiện yêu cầu của Văn phòng thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn - Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc” Lập kế hoạch năm 2014”, UBND tỉnh Hưng Yên xây dựng kế hoạch năm 2014 với nội dung chính như sau: PHẦN I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2013 I. TÌNH HÌNH CHUNG: Tỉnh Hưng Yên nằm trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam cách Hà Nội khoảng 64 km về phía Đông Nam. Hưng Yên có diện tích tự nhiên 923 km2, dân số 1.190.000 người, trong đó dân số nông thôn là trong đó 1.044.736 người thuộc 296.955 hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn bao gồm 145 xã; Tỉnh có 01 thành phố, 09 huyện và 145 xã. Thành phố Hưng Yên (gồm 7 phường và 10 xã). Cơ quan quản lý hành chính của tỉnh là Ủy ban Nhân dân Tỉnh. Các Thành phố, Huyện và Xã cũng đều có Ủy ban Nhân dân. Hệ thống cấp nước đô thị của Thành phố Hưng Yên do Công ty TNHH Nhà nước MTV kinh doanh nước sạch Hưng Yên trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố quản lý vận hành. Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh do Trung tâm Nước sạch VSMT - Sở Nông nghiệp và PTNT, lập kế hoạch và quản lý. Trong quá trình triển khai thực hiện cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn trên địa bàn tỉnh có những thuận lợi, khó khăn như sau: 1. Thuận lợi: - Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương quan tâm. - Nhận thức và nhu cầu đầu tư các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của nhân dân có chuyển biến tích cực. - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo Chương trình được chú trọng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan trong việc thực hiện Chương trình. 2. Khó khăn: - Hàng năm, mục tiêu đề ra của Chương trình Nước sạch và VSMT nông thôn rất lớn, song vốn đầu tư nước ngoài, vốn tín dụng còn hạn chế; vốn ngân sách Trung ương cấp còn thấp so với nhu cầu vốn đầu tư dự kiến, chưa cân đối được ngân sách địa phương cho phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Thực hiện công tác xã hội hóa còn lúng túng, chưa hiệu quả; chưa thu hút được nhiều nguồn lực xã hội tham gia và Chương trình. - Tình hình ô nhiễm trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, chất lượng nước thô suy giảm. Khu vực phía Bắc tỉnh có nguồn nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải, nước thải công nghiệp. Khu vực phía Nam của tỉnh, nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn rất khó xử lý, trong khi đó chất thải chăn nuôi, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp lại tăng. 3. Các mục tiêu của kế hoạch CTMTQG Nước sạch và VSMTNT năm 2013: Chỉ số1: Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước HVS là 91,6 (%) Chỉ số 2: Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia 51,6 (%) Chỉ số 3: Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS 67,1 (%) Chỉ số 4: Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu HVS 80,8 (%) Chỉ số 5: Tỷ lệ trạm Y tế có nước và nhà tiêu HVS 80,67 (%) Chỉ số 6: Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại, gia súc HVS 59,1 (%) Chỉ số 7: Số người được sử dụng nước theo thiết kế 3.500 và thực tế 1.500 từ công trình cấp nước tập trung xây mới, cải tạo nâng cấp trong năm; Chỉ số 8: Tỷ lệ hiện trạng hoạt động của các công trình cấp nước tập trung : Bền vững là 69,23%; Trung bình 23,08 %; Kém hiệu quả 7,69 %; Không hoạt động 0 %. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN. 1. Kết quả thực hiện mục tiêu (có biểu 1 chi tiết kèm theo): 1.1. Về cấp nước: - Tổng số dân nông thôn trên địa bàn tỉnh được cấp nước hợp vệ sinh là 942.671người; Chiếm 90,23%. Trong đó: Tổng số người nghèo NT trên địa bàn tỉnh được cấp nước HVS là 41.834 người. Tỷ lệ người nghèo NT trên địa bàn tỉnh được cấp nước HVS đạt 79,03 %. Tỷ lệ dân số nông thôn trên địa bàn tỉnh được cấp nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT đạt 50,71%. 1.2. Về môi trường: - Tổng số hộ dân nông thôn trên địa bàn tỉnh có nhà tiêu HVS là 199.257 hộ. - Tổng số hộ dân nông thôn trên địa bàn tỉnh có chuồng trại chăn nuôi HVS là 19.440 hộ. - Tỷ lệ số hộ dân nông thôn trên địa bàn tỉnh có nhà tiêu HVS đạt 67,1%. - Tỷ lệ số hộ dân nông thôn trên địa bàn tỉnh có chuồng trại chăn nuôi HVS đạt 58,55%. - Tổng số hộ nghèo nông thôn trên địa bàn tỉnh có nhà tiêu HVS là 11.948 hộ. - Tỷ lệ số hộ nghèo nông thôn trên địa bàn tỉnh có nhà tiêu HVS đạt 60,0%. - Tỷ lệ số hộ nghèo nông thôn trên địa bàn tỉnh có chuồng trại chăn nuôi HVS đạt 50,5%. - Tỷ lệ trạm y tế xã ở nông thôn có đủ nước sạch, nhà tiêu HVS và được quản lý sử dụng tốt đạt 76,5%. - Tỷ lệ trường học mầm non ở nông thôn có đủ nước sạch, nhà tiêu HVS và được quản lý sử dụng tốt đạt 73,54%. - Tỷ lệ trường học phổ thông ở nông thôn có đủ nước sạch, nhà tiêu HVS và được quản lý sử dụng tốt đạt 73,54%. 1.3. Về các hoạt động sự nghiệp: Thông tin - giáo dục - truyền thông, đào tạo nâng cao năng lực, giám sát và đánh giá, vận hành bảo dưỡng công trình: - Đưa thông tin giáo dục, truyền thông thường xuyên đến được với người dân thông qua các hoạt động dựa vào cộng đồng, tập trung làm thay đổi nhận thức và hành vi; động viên nhân dân tự tổ chức việc sửa chữa lại các công trình hiện có bị xuống cấp hoặc chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh. - Phổ biến các tài liệu chuyên môn và truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến nhân dân trong toàn tỉnh. - Trung tâm mở lớp truyền thông về Nước sạch và VSMTNT cho các xã có dự án Nước sạch và VSMT; 2. Kết quả thực hiện về nguồn vốn (có biểu số 1,2, 3, 4 chi tiết kèm theo): 3. Đánh giá tình hình thực hiện: - Về công tác tổ chức chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình: Tỉnh thành lập Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu và Ban điều hành chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban điều hành. Ban điều hành có các thành viên là các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan đến lĩnh vực Nước sạch và VSMT nông thôn ( Phó giám đốc các sở, giám đốc Trung tâm Nước sạch và VSMTNT) ; Ban điều hành có vai trò giúp UBND tỉnh tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra các ngành, các cấp trong việc thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT, đồng thời tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh đề ra các chính sách và các giải pháp trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. Các sở như Sở KH và ĐT, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Giáo dục, Sở KH và Công nghệ...đã có sự phối hợp nhịp nhàng, đúng chức năng với Sở Nông nghiệp và PTNT, với Trung tâm NS và VSMT.NT của tỉnh để thực hiện tốt các dự án xây dựng các hệ thống cấp nước tập trung, các dự án VSMT cũng như công tác giáo dục truyền thông về Nước sạch và VSMT trong trường học, nơi công cộng, nâng cao hiểu biết cũng như nhận thức của người dân về ý thức bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường, làm thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong gia đình cũng như trong cộng đồng. Các tổ chức đoàn thể như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ....đã tích cực trong công tác tuyên truyền giáo dục người dân thực hiện tốt Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTnông thôn ; Về vai trò của Trung tâm Nước sạch và VSMTNT : Có thể nói những kết quả đạt được của Chương trình có sự đóng góp hết sức quan trọng của Trung tâm. Trung tâm là đơn vị tham gia giúp Sở NN và PTNT, UBND tỉnh xác lập các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của Chương trình. Trung tâm cũng chính là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai các dự án về nước sạch và VSMTNT cũng như các hoạt động khác của Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT trên địa bàn tỉnh. Trung tâm cũng đã làm tốt vai trò là đơn vị được UBND tỉnh uỷ quyền trong các quan hệ với các Bộ, Ngành của Trung ương về các hoạt động của Chương trình ; - Về xây dựng văn bản pháp luật, quy hoạch: Hưng Yên xác định thực hiện các dự án của Chương trình phải nằm trong một quy hoạch cụ thể và thống nhất. Do vậy Trung tâm Nước sạch và VSMTNT đã tiến hành lập dự án quy hoạch Nước sạch và VSMTNT đến năm 2020, phù hợp với Chiến lược quốc gia về Nước sạch và VSMTNT ; - Về kết quả đạt được mục tiêu cấp nước , vệ sinh và môi trường: Về cấp nước: kết quả đạt được tỷ lệ số dân nông thôn trên địa bàn tỉnh được cấp nước hợp vệ sinh đạt 90,23%, thấp hơn so với kế hoạch là 91,6% ; Về vệ sinh và môi trường: kết quả đạt được cũng tương đối khả quan, về tỷ lệ số hộ dân nông thôn trên địa bàn tỉnh có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 67,1% đạt chỉ tiêu so với kế hoạch là 67,1%. Về tỷ lệ số hộ dân nông thôn trên địa bàn tỉnh có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 58,55% thấp hơn so với kế hoạch là 59,1%. Về tỷ lệ trạm y tế xã ở nông thôn có đủ nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh và được quản lý sử dụng tốt đạt 76,5% thấp hơn so với kế hoạch là 80,67 %. Về tỷ lệ trường học mầm non ở nông thôn có đủ nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh và được quản lý sử dụng tốt đạt 73,54% thấp hơn so với kế hoạch là 80,8%. Về tỷ lệ trường học phổ thông ở nông thôn có đủ nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh và được quản lý sử dụng tốt đạt 73,54% thấp hơn so với kế hoạch là 80,8% ; - Về cấp nước và vệ sinh cho hộ nghèo: Hưng Yên hiện còn 19.912 hộ nghèo. Công tác cấp nước sạch và vệ sinh cho hộ nghèo đặc biệt là các hộ nghèo thuộc diện chính sách đã thực hiện tương đối tốt có 9.916 đã được cấp nước sạch và có 11.948 hộ nghèo nhà tiêu HVS ; - Về áp dụng khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: Trong triển khai thực hiện Chương trình, Tỉnh đã chú trọng chỉ đạo các cấp các ngành thực hiện việc đưa các mô hình cấp nước và vệ sinh nông thôn có công nghệ tốt với kỹ thuật tiên tiến vào áp dụng, phù hợp với điều kiện kinh tế và tập quán của từng vùng do vậy các công trình cấp nước và VSMT đều hoạt động tốt ; Song song với việc đầu tư công nghệ cấp nước Trung tâm cũng đã lựa chọn và giới thiệu, xây dựng thí điểm và chuyển giao kỹ thuật các công trình vệ sinh phù hợp, phát triển các loại nhà tiêu HVS theo tiêu chuẩn 08/2005/QĐ - BYT, xây dựng chuồng trại chăn nuôi HVS với quy mô tập trung từ 10 đến 100 con gia súc. Sử dụng công nghệ Biogas để xử lý chất thải chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường. Xây dựng các công trình xử lý chất thải, nước thải cho các làng nghề . Hướng dẫn các hộ nông thôn trồng rau sạch, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý khoa học và đúng quy định ; - Về quản lý khai thác , vận hành các công trình sau đầu tư: Các dự án sau đầu tư đều giao cho đơn vị hưởng lợi trực tiếp quản lý, vận hành và khai thác. Hiện nay Trung tâm đang chuẩn bị thành lập ban quản lý trực tiếp các công trình cấp nước tập trung sau đầu tư, có đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành của các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh do Trung tâm trực tiếp xây dựng ; - Về các giải pháp huy động vốn: Huy động mọi nguồn vốn trong nước, phát huy nội lực đồng thời tận dụng thời cơ thu hút nguồn vốn nước ngoài cho công tác xây dựng các công trình cấp nước và VSMTNT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chương trình. Một trong những giải pháp quan trọng để huy động vốn đầu tư là phải xã hội hoá, hình thành thị trường Nước sạch và VSMTNT - Về kiểm tra, giám sát, theo dõi đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện: Chế độ báo cáo đã được ban chỉ đạo Chương trình Tỉnh quy định cho Trung tâm Nước sạch và VSMTNT và các huyện báo cáo định kỳ cho Ban chỉ đạo. Tuy nhiên việc thực hiện của các địa phương còn chưa được tốt, riêng Trung tâm Nước sạch và VSMTNT thường xuyên báo cáo kế hoạch tháng và dự kiến kế hoạch tháng sau; - Về các hoạt động Thông tin - Giáo dục - truyền thông: Đây là hoạt động hết sức quan trọng, thiết thực đi vào lòng dân để đông đảo quần chúng tích cực tham gia, ủng hộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Chương trình MTQG về Nước sạch và VSMTNT. Đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng, bảo vệ các công trình cấp nước và vệ sinh, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường. Nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này đồng thời xây dựng nếp sống văn minh nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt sự nghiệp hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đảng và nhà nước đề ra. Vì vậy công tác này được tỉnh đặc biệt quan tâm ; Các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Hưng Yên, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, các đài phát thanh huyện có nhiều bài viết, tin tức, phóng sự phản ánh công tác triển khai thực hiện Chương trình với nội dung phong phú. Tỉnh đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể như : Hôi phụ nữ, hôi nông dân, hôi cựu chiến binh... phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo chương trình. Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tổ chức các hoạt động Hưởng ứng tuần lễ quốc gia Nước sạch và VSMTNT và Ngày môi trường thế giới. Tổ chức mít tinh tại tất cả các huyện trong toàn tỉnh, phát tờ rơi tuyên truyền về Nước sạch và các loại hình nhà tiêu HVS, các loại chuồng trại chăn nuôi gia súc theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế cho bà con nông dân. Tuyên truyền trên tất cả các đài phát thanh của 9 huyện, thị và 145 xã trong toàn tỉnh về Tuần lễ quốc gia cũng như tuyên truyền về Nước sạch và VSMTNT và các chính sách của Đảng và Nhà nước về Chương trình NS và VSMTNT. Vì vậy Phong trào sạch làng đẹp xóm được thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả cao ; - Về đào tạo tạo phát triển nguồn nhân lực : Trung tâm luôn tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các lớp tập huấn, các khoá đào tạo nghiệp vụ đấu thầu, quản lý hành chính, quản lý công trình do Bộ, Tỉnh mở ; - Về công tác triển khai thực hiện các dự án đầu tư : Các dự án trước khi quyết định đầu tư Trung tâm Nước sạch và VSMT.NT đều làm việc cụ thể với từng địa phương, họp với nhân dân các địa phương có dự án nên khi triển khai đều đạt được sự đồng thuận và nhất trí cao. Trung tâm cùng với các phòng Nông nghiệp (phòng Kinh tế) huyện, thành phố và chính quyền địa phương triển khai nghiêm túc các dự án ; 4. Những bài học kinh nghiệm và các đề xuất kiến nghị: 4.1. Những bào học kinh nghiệm: - Cần làm tốt công tác Thông tin - giáo dục - Truyền thông nhằm nâng cao ý thức, hiểu biết của người dân về công tác Nước sạch và VSMT để người dân tự giác tham gia, đóng góp sức người sức của cho các dự án. Đồng thời người dân tham gia giám sát, bảo quản, bảo vệ các công trình Nước sạch và VSMT. - Trong các dự án cần có sự thống nhất cao và có sự phối hợp thực hiện của lãnh đạo các địa phương đặc biệt là lãnh đạo cấp thôn, xã để từ đó huy động nhân dân tham gia, đóng góp tích cực hơn và công trình được triển khai nhanh chóng và thuận lợi hơn. - Phải đưa ra các giải pháp kỹ thuật, các mô hình cấp nước và VSMT đa dạng. Cần ưu tiên phát triển mô hình cấp nước tập trung có quy mô xã hoặc liên xã là loại mô hình có nhiều ưu việt phù hợp với xu thế hiện nay. - Cần củng cố mạng lưới tuyên truyền, tăng cường nhân lực ở các tuyến huyện, xã, chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ thực hiện Chương trình. - Cần công khai nôi dung dự án, mức hỗ trợ và hình thức hỗ trợ của từng dự án để người dân biết và tham gia. - Tất cả các hoạt động, dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và VSMT.NT được thực hiện thực sự có hiệu quả khi có sự tham gia nhiệt tình của các cấp chính quyền, các ngành. Đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự tham gia, giám sát nhiệt tình của người dân. 4.2. Các đề xuất kiến nghị: Để tỉnh Hưng Yên hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra kính đề nghị Tổng cục Thủy lợi - Văn phòng Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn, ngân hàng Thế giới và các Bộ, Ngành Trung ương cũng như các Nhà tài trợ : - Tăng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đảm bảo năm sau cao hơn năm trước và đáp ứng đủ nguồn vốn theo kế hoạch, - Ban hành các văn bản pháp lý cho việc quản lý, sử dụng, khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn; có chính sách hỗ trợ và cơ chế hoạt động cho đội ngũ cộng tác viên và cán bộ chuyên trách về nước sạch và VSMT ở cơ sở, đội ngũ quản lý vận hành công trình cấp nước nông thôn. - Hỗ trợ tỉnh trong việc tiếp cận các kỹ thuật, công nghệ mới và phát triển đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực cấp nước. PHẦN II KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH MTQG VÀ CHƯƠNG TRÌNH NS&VSNT DỰA TRÊN KẾT QUẢ ĐẦU RA NĂM 2014 I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH: 1. Mục tiêu cụ thể năm 2014: - Về cấp nước : Tỉ lệ số dân nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh đến năm 2014 là 92,7%. Tỉ lệ người nghèo nông thôn được cấp nước HVS đến năm 2014 là 80,5%. Tỉ lệ dân số nông thôn được cấp nước theo QC02 đến năm 2014 là 56,2%. Tỉ lệ người nghèo nông thôn được cấp nước theo QC02 là 52,1%. - Về vệ sinh : Tỉ lệ số hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đến năm 2014 là 68,1%. Tỉ lệ hộ dân nông thôn có chuồng trại hợp vệ sinh đến năm 2014 là 59,3% Tỉ lệ hộ nghèo nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đến năm 2014 là 62,8% - Về cấp nước và vệ sinh trường học trạm y tế: Tỉ lệ trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đến năm 2014 là 77,27%. Tỉ lệ trạm y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đến năm 2014 là 81% II. TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN NĂM 2014 Tổng nhu cầu vốn đầu tư( theo nhu cầu thực tế) : 239.430 triệu đồng (Hai trăm ba mươi chín tỷ, bốn trăm ba mươi triệu đồng) Trong đó: - Vốn hỗ trợ của ngân sách TW : 10.020 triệu đồng - Vốn hỗ trợ của WB : 184.000 triệu đồng - Vốn hỗ trợ của NSĐP : 7.000 triệu đồng - Vốn tín dụng ưu đãi : 10.000 triệu đồng - Dân đóng góp : 15.000 triệu đồng - Vốn tư nhân đầu tư : 11.790 triệu đồng - Vốn khác : 1.620 triệu đồng Tổng nhu cầu vốn đầu tư( theo KH tỉnh phân bổ) : 131.780 triệu đồng (Một trăm ba mươi mốt tỷ, bảy trăm tám mươi triệu đồng) Trong đó: - Vốn hỗ trợ của ngân sách TW : 10.020 triệu đồng - Vốn hỗ trợ của WB : 84.000 triệu đồng - Vốn hỗ trợ của NSĐP : 7.000 triệu đồng - Vốn tín dụng ưu đãi : 10.000 triệu đồng - Dân đóng góp : 7.350 triệu đồng - Vốn tư nhân đầu tư : 11.790 triệu đồng - Vốn khác : 1.620 triệu đồng (Chi tiết xem tại Biểu 1,2,3,4) III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Công tác tổ chức chỉ đạo điều hành thực hiện chương trình. Tỉnh đã thành lập, kiện toàn Ban điều hành Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và VSMT NT. Có sự phân công quản lý, phối kết hợp giữa các sở, ngành. Hướng dẫn chỉ đạo thành lập ban điều hành ở cấp huyện, cấp xã. Tăng cường năng lực vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp xã trong việc tổng hợp tình hình cấp nước và VSMT trên địa bàn, xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý khai thác có hiệu quả các công trình cấp nước tại địa phương. 2. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch. - Xây dựng kế hoạch hành động nâng cao năng lực hoạt động chương trình. - Xây dựng ban hành các nội dung cấp nước và VSMT hướng tới người nghèo, các chính sách về giới cho ngành cấp nước và vệ sinh. 3. Áp dụng khoa học công nghệ. Áp dụng khoa học công nghệ phù hợp với từng vùng, ưu tiên công nghệ tiên tiến, Áp dụng các công nghệ giá rẻ phù hợp. Đa dạng hoá các loại hình cấp nước phù hợp với thực tế địa phương. Chi tiết xem file đính kèm 1.KH-2014-Hưng Yên 15.04.2014 chuẩn.doc Hung yen_2.Bieu.KHWB2014-15.04.2014.xls TTNSH&VSMTNT
Về việc góp ý dự thảo các quy trình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và thủy sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Về việc tham gia ý kiến vào Dự thảo văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh
Về việc phòng, chống ngập úng và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi do mưa lớn ảnh hưởng của rãnh áp thấp gây ra
Về việc tham gia ý kiến vào nội dung Dự thảo Quy chế phối hợp xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy lợi, đê điều