Giám sát việc thực hiện chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên

Ngày 4/8, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Trần Thị Tuyết Hương, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó trưởng Đoàn giám sát và các thành viên tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm tại Sở Nông nghiệp và PTNT.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, những năm qua, việc thực hiện chính sách phát triển GDNN và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được sở quan tâm. Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện. Sở chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, tổ chức sản xuất nông nghiệp cho 106 nghìn lượt lao động nông thôn trong giai đoạn 2021-2023…

Tại buổi làm việc, các thành viên Tổ giám sát đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT làm rõ thêm một số nội dung: Nguồn vốn kinh phí thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; công tác phối hợp, theo dõi, đôn đốc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; kế hoạch cụ thể hằng năm, giai đoạn; cơ sở vật chất của các cơ sở tham gia dạy nghề....

Kết luận buổi giám sát, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Thị Tuyết Hương đề nghị: Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp thu ý kiến của thành viên trong tổ giám sát để hoàn thiện báo cáo gửi tổ thư ký để tổng hợp, báo cáo. Bổ sung thêm nội dung về làng nghề trong báo cáo. Đồng thời, đề nghị sở tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động; tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp với các ngành, cơ quan báo chí để tuyên truyền về chủ trương phát triển GDNN và đào tạo nghề nông thôn; thường xuyên phối hợp với các địa phương, cơ sở đào tạo nghề rà soát, đánh giá nhu cầu học nghề của người lao động, từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp; quan tâm đào tạo nghề cho lao động làng nghề…

Nguồn tin: baohungyen.vn

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
215 người đang online