08/02/2014 | lượt xem: 3 KỸ THUẬT THÂM CANH MẠ XUÂN 1. Xử lý hạt giống Xử lý hạt giống để loại bỏ hết hạt lửng, lép, lấy được toàn bộ hạt chắc, diệt các mầm bệnh ký sinh trên hạt giống, đồng thời giúp tăng cường khả năng nảy mầm của hạt giống. - Phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ khoảng 6-8 giờ, chú ý không phơi trực tiếp lên sân gạch hoặc sàn nền bê tông xi măng. - Xử lý loại bỏ hạt lép lửng và cỏ dại bằng dung dịch nước muối tỷ trọng 1,13 (cân 2,3kg muối hòa tan vào 10 lít nước sạch, thả quả trứng gà thấy nổi lập lở 1/4 qur trứng trên mặt nước là đạt yêu cầu); đổ thóc giống vào dung dịch nước muối cứ 1 thể tích thóc giống cần 3 thể tích nước; vớt bỏ hết hạt nổi (hạt lửng, lép) sau đó rửa sạch, để ráo nước. - Xử lý diệt mầm bệnh bằng nước nóng 54oC (2 sôi 3 lạnh) trong 15 phút. 2. Ngâm ủ hạt giống Đối với các giống lúa thuần ngâm 36-48 giờ, lúa lai ngâm 20-24 giờ, những giống lúa có vỏ mỏng ngâm 12-15 giờ, khoảng 6-8 giờ thay nước rửa chua 1 lần. Khi hạt giống đã hút no nước (nhìn qua vỏ trấu phân biệt rõ phần nội nhũ và phôi nhũ, có thể mép hạt thóc hơi sưng lên), vớt rửa sạch để ráo nước rồi cho vào bao tải gai hoặc thúng tre để ủ. Khi ủ cần để cao, tránh đọng úng nước ở đáy dụng cụ đựng. Nhiệt độ nảy mầm thích hợp cho hạt giống là 30-32oC, nếu hạt giống khô cần tưới nước bổ sung, thóc chua thì đem rửa sạch để ráo nước rồi ủ tiếp. Chú ý, nhiệt độ không khí dưới 20oC cần tưới bằng nước ấm. Khi mầm dài bằng 1/3-1/2 hạt thóc, rễ dài bằng hạt thóc thì đem gieo. 3. Chuẩn bị đất gieo mạ a. Chuẩn bị đất làm mạ dược: Chọn chân ruộng cao, chủ động tưới tiêu, khuất gió Bắc, đất có thành phần cơ giới nhẹ (đất cát pha hoặc thịt nhẹ), đất phải làm kỹ nhuyễn, nhặt sạch cỏ dại; Bón lót (cho 100m2 đất mạ): 80-100kg phân chuồng mục 4-5kg Super lân 0,3kg Ure 0,3kg Kali; Lên luống rộng 1-1,2m có rãnh thoát nước sâu 20cm, rộng 20-30cm, mặt luống phẳng không đọng nước. b. Chuẩn bị đất làm mạ sân, mạ nền: Chọn vị trí khuất gió Bắc, đầy đủ ánh sáng, trên nền đất cứng bằng phẳng hoặc sân gạch, lót xuống nền 1 lớp lá chuối hoặc bao dứa; Lấy bùn ao thoáng (không tù, đọng) phơi 7-10 ngày để thoát khí độc, hoặc dùng đất ruộng màu, ruộng ải khô, nhỏ, trộng đều đất với phân chuồng hoai mục và NPK. Lượng phân lót cho 100m2 nền mạ gieo là 80-100kg phân chuồng 8=10kg NPK (10:5:3); dùng nẹp gỗ, tre hoặc xếp gạch cao 3-5cm làm khung quanh luống rộng 1-1,2m, trải một lớp bùn (đất) dày 2cm tưới đẫm nước rồi cán phẳng. 4. Cách gieo mạ Chia lượng giống làm nhiều phần để gieo 2-3 lần cho đều, cách gieo úp tay và đều tay; Mật độ: Với mạ dược 1kg mộng lúa lai gieo trên diện tích 30-50m2, hoặc 10-15m2 đối với lúa thuần. Đối với mạ sân 1kg giống gieo trên diện tích 5-6m2. 5. Chăm sóc mạ Che phủ nilon cho mạ khi nhiệt độ ngoài trờ dưới 150C. Cắm ngang luống mạ bằng các thanh tre mềm dài 2,5m, rộng 1,5 - 2cm để tạo vòm, cách1 - 1,5m cắm một thanh tre. Vòm có đỉnh cao khoảng 0,5m so với mặt luống. Sau khi dùng nilon trắng loại khổ rộng 1,8 - 2,4m phủ lên khung, vùi phần mép của nilon vào đất, phải thật kín để tránh gió lùa vào làm chết mạ. - Khi nhiệt độ lớn hơn 180C, ban ngày mở hai bên luống để luyện mạ, nếu trời ấm thì mở toàn bộ mạ; ban đêm đậy kín giữ ấm cho mạ. - Luôn giữ ẩm cho luống mạ, không để cho mạ khô hoặc đọng nước. Ban đêm cho nước vào ngập 1/3 - 1/3 cây mạ, ban ngày rút nước ra - Tránh bón đạm, tăng cường bón thúc kali. Khi mạ có 2 - 2,5 lá, bón thúc lần một. Lượng bón cho 100m2 mạ: 800g Urê 500g Kali clorua. Khi bón phân cần giữ một lớp nước mỏng trên luống mạ. Đối với phần mạ nền, mạ sân cần hòa tan phân bón vào nước rồi tưới đều, tưới thêm nhiều nước giúp cây mạ không bị sót phân. Khi mạ được 4 lá (đối với mạ dược), bón thúc lần hai (lượng bón và cách bón như lần một). Rắc tro bếp 10 - 13kg/sào vừa có tác dụng chống rét cho mạ, vừa giúp nhổ mạ cấy được dễ dàng. 6. Tuổi mạ khi cấy: Đối với mạ dược, cấy khi cây mạ có 4 - 5 lá thật. Đối với mạ nền, mạ sân nên cấy khi mạ đạt 2,5 - 3 lá thật. * Chú ý: Trong vụ Xuân tỉnh không khuyến khích gieo cấy bằng mạ dược, với các chân ruộng chủ động điều tiết nước tưới tiêu chỉ gieo cấy bằng mạ nền cứng hoặc mạ dày xúc; một số ít các chân ruộng thấp trũng không thể điều tiết nước tưới tiêu mới cấy bằng mạ dược.
Báo cáo ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng Ngân sách Nhà nước cúa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên
Kết quả thực hiện mô hình thâm canh áp dụng kỹ thuật làm sớm thời điểm thu hoạch của vải lai chín sớm tại huyện Phù Cừ
Kết quả thực hiện Đề tài Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
Báo cáo tình hình thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên” Tháng 9/2021