Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh quý III năm 2021

Đăng ngày 17 - 09 - 2021
100%

Theo báo cáo của Trạm thú y các huyện, thị xã, thành phố: Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, chưa phát hiện thấy dịch bệnh truyền nhiễm như Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng gia súc, Tai xanh ở lợn, Cúm gia cầm, Dại chó mèo... tuy nhiên, bệnh thông thường trên đàn gia súc, gia cầm còn xảy ra rải rác ở các địa phương.

Một số bệnh thông thường trên đàn gia súc, gia cầm còn xảy ra rải rác như sau:

STT

Loại gia súc, gia cầm

Kết quả

Nguyên nhân, đánh giá

 

Số mắc bệnh

(con)

Số chết

(con)

Số xử lý giết mổ (con)

1

Trâu, bò

361

0

0

Chủ yếu mắc bệnh: hội chứng tiêu chảy, viêm khớp, viêm phổi, ký sinh trùng, tụ huyết trùng, viêm tử cung,…

2

Lợn

3.251

227

86

Chủ yếu mắc bệnh: Viêm phổi, viêm tử cung, sưng phù đầu, viêm khớp, hội chứng tiêu chảy,tụ huyết trùng, suyễn,…

3

7.105

754

141

Chủ yếu mắc bệnh Tụ huyết trùng, Gum bô rô, tiêu chảy, CRD, cầu trùng, …

4

Vịt, ngan

3890

461

102

Chủ yếu mắc bệnh: Viêm gan, hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, tụ huyết trùng…

5

Chó

1.120

165

67

Chủ yếu mắc bệnh Ca rê, hội chứng tiêu chảy, pa – vo vi rút, ký sinh trùng,…

Nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên đã thực hiện:

- Ban hành Công văn Số 641/SNN-TY ngày 06/7/2021 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh cúm gia cầm A/H5N8 và các chủng vi rút cúm gia cầm thể độc lực cao khác lây lan diện rộng; Kế hoạch số 153/KH-SNN-TY ngày 26/7/2021 về kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản vụ Thu – Đông năm 2021;

- Chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn:

+ Chủ động triển khai các nhiệm vụ chuyên môn theo đúng quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh gia súc, gia cầm nhất là bệnh dịch tả lợn Châu Phi, dịch Cúm gia cầm, Lở mồm long móng gia súc, Viêm da nổi cục trên trâu bò, bệnh Tai xanh ở lợn, Dại chó mèo để có biện pháp xử lý kịp thời; quản lý chặt chẽ các ổ dịch cũ đề phòng tái phát; tổ chức thực hiện tốt các biện pháp chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản để kịp thời ngăn chặn sự phát sinh và lây lan của dịch bệnh.

+ Tiếp tục cung ứng các loại vắc xin và chỉ đạo Trạm thú y các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm vụ Thu – Đông năm 2021;

- Tăng cường phân công cán bộ phụ trách địa bàn các huyện xuống cơ sở phối hợp với Trạm thú y các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, nắm bắt  tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tại cơ sở để phát hiện sớm dịch bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

+ Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

+ Lấy mẫu huyết thanh trên đàn gia súc, gia cầm để phục vụ cho công tác kiểm dịch; phòng, chống dịch bệnh động vật; duy trì cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

Tin mới nhất

Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024(16/02/2024 12:27 CH)

Thu tiền tỉ từ trồng cam, bưởi theo hướng hữu cơ(02/02/2024 12:33 CH)

Nông dân Hưng Yên làm giàu từ trồng cây đào “tiến vua”(02/02/2024 12:30 CH)

Thông báo số 47/TB-UBND ngày 30/01/2024 của UBND tỉnh Hưng Yên v/v thông báo kết quả xếp hạng các...(30/01/2024 1:47 CH)

Phát triển du lịch nông thôn tỉnh Hưng Yên năm 2023(08/12/2023 12:40 CH)

Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2023, vụ Đông 2023-2024(29/11/2023 12:56 CH)

Tình hình sản xuất nông nghiệp tháng 11 năm 2023(24/11/2023 1:41 CH)

Kết quả xóa bỏ cây có chứa chất ma túy năm 2023(17/11/2023 1:55 CH)

°
106 người đang online