Chủ động đảm bảo an toàn cho vật nuôi trong mùa mưa lũ

Đăng ngày 02 - 06 - 2022
100%

Theo công văn số 374/CN-MTCN ngày 27/5/2022 của Cục chăn nuôi “V/v đảm bảo an toàn cho vật nuôi trong mùa mưa lũ”; Cơ quan khí tượng thủy văn Trung ương dự báo, năm 2022, tuy bão và áp thấp nhiệt đới ít hơn trung bình nhiều năm nhưng nguy cơ xảy ra các hiện tượng thiên tai cực đoan, bất thường, trái quy luật sẽ diễn biến rất phức tạp; đặc biệt, tổng lượng mưa cao hơn mức trung bình dự kiến sẽ gây ngập

Để chủ động tăng cường phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong mùa mưa lũ, đồng thời bảo
đảm hoàn thành kế hoạch phát triển chăn nuôi năm 2022, Sở Nông nghiệp & PTNT Hưng Yên đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động đảm bảo an toàn cho vật nuôi trong mùa mưa lũ trên địa bàn theo hướng dẫn dưới đây:

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO VẬT NUÔI 
TRONG MÙA MƯA LŨ
Công tác phòng chống, chăm sóc, bảo vệ cho vật nuôi trong mùa mưa lũ là hoạt động cần thiết, quan trọng và có tính ưu tiên cao nhằm bảo vệ an toàn duy trì hoạt động bình thường cho vật nuôi. Người chăn nuôi cần thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp sau: 
I. TRƯỚC MÙA MƯA BÃO
Tích cực chăm sóc đàn vật nuôi để tăng khả năng chống chịu đối với tác động do thay đổi lớn về thời tiết, cũng như có biện pháp khắc phục hậu quả khi mưa bão, lũ lụt hoặc dịch bệnh xảy ra. Thống kê số lượng, loại vật nuôi theo quy định.
1. Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt
- Không làm chuồng trại chăn nuôi gần bờ sông để tránh sạt lở đất; cần chủ động nâng cao nền chuồng, làm chuồng tránh lũ, lụt, làm rèm che chắn để tránh mưa tạt, gió lùa; 
- Thực hiện việc kiểm tra và giằng chống chuồng trại đảm bảo độ vững 
chắc nhằm đề phòng bão, lũ. Nếu chuồng nuôi lợp bằng lá, tôn, fibro xi măng chưa kiên cố thì có thể giằng lên mái các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có gió lớn, bão xảy ra; 
- Thức ăn: làm sàn kê cao và căn cứ vào số lượng, loại vật nuôi, lượng thức ăn tiêu thụ/ngày để lập kế hoạch dự trữ thức ăn đầy đủ tối thiểu 15 ngày cho vật nuôi; 
- Nước uống: dự trữ nước sạch, tu sửa máy bơm, hệ thống dẫn nước đảm bảo nguồn cung dự phòng kịp thời;
- Kiểm tra, khai thông hệ thống thoát nước của khu vực chuồng trại như hệ thống thoát nước thải, nước mưa, nơi chứa chất thải rắn, nhằm hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt; 
2. Đối với những vùng bị ngập lụt
- Kiểm đếm đánh giá hiện trạng vật nuôi, xuất bán kịp thời khi đến tuổi, đủ trọng lượng xuất bán; hướng dẫn giảm đàn vật nuôi tại những nơi có nguy cơ (bán, giết mổ… gia súc, gia cầm thịt và gia cầm con; loại thải gia súc, gia cầm sinh sản kém phẩm chất, già yếu) trước khi lụt bão xảy ra; 
- Những nơi có nguy cơ sạt lở đất, lũ, lụt kéo dài, cần chuẩn bị phương án di dời đàn vật nuôi đến những nơi an toàn, trên những vùng đất cao, làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống; bố trí máy phát điện để cung cấp kịp thời khi mất điện lưới cho các lò ấp trứng giống, đảm bảo có con giống chất lượng để tái đàn; Chuẩn bị vật tư để làm lán trại di dời vật nuôi ra khỏi vùng nguy cơ và có phương án phòng chống đói rét; 
- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và nâng cao chất lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi để tăng sức đề kháng; chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của cán bộ thú y tại địa phương.
- Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi như: hố ủ 
phân, bể lắng, công trình khí sinh học (biogas); 
- Tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi: vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi; định kỳ phun sát trùng trong và ngoài chuồng 
nuôi để phòng bệnh. 
II. TRONG VÀ SAU MƯA BÃO, LŨ LỤT
1. Trong mưa bão, lụt 
- Thường xuyên theo dõi thời tiết, kiểm tra chuồng trại, điều kiện chăn nuôi và sức khỏe đàn vật nuôi để có phương án chăm sóc, hỗ trợ và di dời nếu cần thiết; 
- Di dời đàn vật nuôi đến vị trí không bị úng ngập bằng các phương tiện vận chuyển nhưng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối đến tính mạng cho con người và sức khỏe của vật nuôi; 
- Không tập trung vật nuôi trên đường giao thông gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường; 
- Làm nhà tạm cho vật nuôi: làm lều bạt, lán trại và có phương án kiểm soát vật nuôi; có giải pháp giữ ấm cho đàn vật nuôi trong điều kiện thời tiết mưa, lạnh kéo dài. 
- Công tác phòng chống dịch bệnh: 
+ Lũ lụt làm cho mầm bệnh theo nước lũ lan đi khắp nơi. Lũ lụt càng lớn,  quy mô càng rộng thì sự lan truyền mầm bệnh càng tăng, mức độ nguy cơ càng cao. Mặt khác, khi di chuyển đàn vật nuôi tránh lũ sẽ đem theo các mầm bệnh từ nơi này tới nơi khác. Các khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh tẩy uế chuồng trại không được thực hiện tốt sẽ làm suy giảm đáng kể sức chống chịu bệnh tật ở vật nuôi, khiến cho các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn… dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát; 
+ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, môi trường quanh chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi, để vật nuôi được ở sạch; định kỳ 1 tuần 1 - 2 lần phun tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh bằng các chất sát trùng theo quy định; nước rút đến đâu, dọn vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh đến đó; 
+ Đối với những vật nuôi có nhu cầu vận chuyển từ nơi này qua nơi khác, cần thực hiện tốt quy trình vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh; 
+ Đối với xác vật nuôi chết: Phương pháp hiệu quả nhất là đốt xác vật chết, phun thuốc diệt côn trùng hoặc thuốc sát trùng hoặc tưới dầu hỏa lên xác vật chết, chống các loài ăn thịt và côn trùng xâm nhập, đợi khi nước rút thì đem chôn lấp. 
2. Sau mưa bão, lụt 
- Thức ăn, nước uống: Sau lũ lụt, nguồn thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm có thể bị lũ cuốn, hư hỏng, đồng cỏ bị ô nhiễm do mầm bệnh từ nơi kh

 

          Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các địa phương báo cáo về Sở Nông nghiệp & PTNT (qua Phòng Chăn nuôi). Địa chỉ: số 1, Nguyễn Lương Bằng, Phường Hiến Nam, Thành phố Hưng Yên để tháo gỡ kịp thời./.

CV ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO VẬT NUÔI MÙA MƯA, LŨ 2.6.2022.pdf

Tin mới nhất

Về việc báo cáo kết quả thực hiện NQ số 330/2022/NQ-HĐND(15/03/2024 11:25 SA)

Về việc triển khai Quyết định số 2549/QĐ-UBND ngày 28/11/2023 của UBND tỉnh Hưng Yên(15/03/2024 11:21 SA)

Thông báo thông báo thay đổi thời gian tiêm phòng gia súc, gia cầm tại Kế hoạch số 08/KH-SNN-TY...(13/03/2024 11:27 SA)

Tập trung chăm sóc và bảo vệ cây trồng vụ Xuân năm 2024(05/03/2024 8:17 SA)

Về việc giải quyết khó khăn, bất cập trong quá trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh(04/03/2024 8:56 SA)

Tăng cường các biện pháp phòng,chống bệnh Dại động vật(28/02/2024 11:33 SA)

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên(26/02/2024 7:32 SA)

Triển khai tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường (1/3/2024-31/3/2024)(26/02/2024 7:36 SA)

°
92 người đang online