Thời tiết tuần qua ngày nắng nóng, xen kẽ mưa giông, nhiệt độ dao động từ 28 - 39 0C. Nhìn chung, thời tiết thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển và cũng thuận lợi cho một số đối tượng sâu, bệnh phát sinh, gây hại.
I. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 07 NGÀY QUA
1. Trên cây lúa
- Rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục gây hại gia tăng, đặc biệt gây hại mạnh trên diện tích lúa đổ, mật độ phổ biến 300-500 con/m2, nơi cao 1.000-1500 con/m2, cá biệt trên 3.000con/m2. Diện tích nhiễm 685,5ha, nhiễm nặng 12,8ha, nông dân đã phòng trừ 666ha.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại gia tăng trên các giống nhiễm (Bắc thơm số 7, T10…), đặc biệt gây hại mạnh sau những trận mưa giông, tỷ lệ bệnh nơi cao 10-15% số lá, cá biệt có ruộng trên 40% số lá. Diện tích nhiễm 135,5ha, nông dân đã phòng trừ 345,5ha ở khu vực có nguy cơ bệnh phát triển cao.
- Bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện và gây hại cục bộ trên một số giống nhiễm (giống Nếp Lang Liêu, TBR225...), tỷ lệ bệnh nơi cao 1- 3% số bông, cục bộ trên 5% số bông. Diện tích nhiễm 15,6ha (nhiễm nhẹ), nông dân đã phòng trừ được 288ha. Nhìn chung nông dân đã và đang phòng trừ tốt bệnh đạo ôn hại cổ bông trên các giống nhiễm.
- Bệnh khô vằn tiếp tục gây hại trên diện lúa trỗ muộn, ruộng cấy dầy, bón nặng đạm; tỷ lệ bệnh phổ biến 5-7% số dảnh, nơi cao 10-15 % số dảnh, cục bộ trên 40% số dảnh. Diện tích nhiễm 5.523ha, nhiễm nặng 220ha, nông dân đã phòng trừ nơi bệnh phát triển được 6.370ha.
Ngoài ra, lúa ma xuất hiện và gây hại rải rác ở những khu vực, ruộng vụ trước đã xuất hiện; Sâu đục thân 2 chấm gây hại rải rác và gây hại cục bộ một số ruộng bướm dồn ở gần đường giao thông (mật độ thấp).
2. Trên cây rau màu
- Cây rau họ thập tự: Sâu xanh, sâu tơ tiếp tục xuất hiện và gây hại nhẹ; mật độ nơi cao 2-3con/m2, cục bộ 7con/m2; bọ nhảy gây hại cục bộ ở một số vùng chuyên canh rau họ thập tự. Ngoài ra, bệnh sương mai, thối nhũn, đốm vòng cải bắp gây hại nhẹ, rải rác.
- Cây dưa chuột, bí xanh: Bệnh sương mai, phấn trắng gây hại nhẹ, rải rác; tỷ lệ hại phổ biến 3-5% số lá (cấp bệnh 1-3); Bọ trĩ, rệp muội gây hại cục bộ, phạm vi hẹp.
- Cây họ cà: Bệnh mốc sương gây hại nhẹ, tỷ lệ hại phổ biến 3-5%, nơi cao 7- 10% số lá; bọ trĩ, bọ phấn gây hại nhẹ, cục bộ.
- Các cây rau khác (nhóm rau gia vị…): Sâu bệnh gây hại không đáng kể.
3. Trên cây ăn quả
- Cây có múi: Các đối tượng như: nhện đỏ, rệp, bọ trĩ, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh vàng lá gân xanh, loét vi khuẩn gây hại nhẹ, cục bộ.
- Cây nhãn, vải:
+ Sâu đục cuống quả gây hại nhẹ, cục bộ ở một số vườn không phòng trừ tốt.
Nhìn chung, nông dân đã phòng trừ tốt nơi xuất hiện mật độ sâu cao.
+ Bọ xít nâu gây hại cục bộ chủ yếu ở những phòng trừ kém; mật độ phổ biến 0,2- 0,3con/cành, nơi cao 1-2 con/cành.
+ Bệnh thán thư tiếp tục xuất hiện, gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-3% số quả (cấp bệnh 1). Ngoài ra: rệp sáp ống, bọ trĩ, bọ phất phát sinh và gây hại cục bộ.
II. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Trên cây lúa
- Rầy nâu - rầy lưng trắng lứa 3 sẽ nở rộ từ từ cuối tháng 5 đến cuối vụ, tăng mật độ và gây hại chủ yếu ở những ruộng không phòng trừ tốt lứa 2, đặc biệt ở những ruộng lúa bị đổ. Nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời rầy sẽ gây hại, xuất hiện cháy rầy trên các trà lúa tại thời điểm cuối vụ ở các địa phương.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn tiếp tục phát sinh và gây hại chủ yếu trên một số giống nhiễm, ruộng bón nặng đạm và ở những khu vực thường xuyên xuất hiện bệnh ở vụ trước, đặc biệt sau những trận mưa giông.
- Bệnh đạo ôn cổ bông tiếp tục phát sinh và gây hại cục bộ trên một số giống lúa nhiễm như nhóm lúa Nếp,…
Ngoài ra, Bệnh khô vằn tiếp tục gây hại gia tăng trên diện lúa trỗ muộn, ruộng gieo cấy dầy, ruộng bón nặng đạm, ruộng cạn nước; Sâu đục thân hai chấm sẽ gây hại cục bộ ở một số ruộng bướm dồn gần đường giao thông, đèn cao áp.
2. Trên cây rau màu
- Cây rau họ thập tự: Sâu xanh, sâu tơ tiếp tục xuất hiện và gây hại nhẹ, rải rác; bọ nhảy gây hại cục bộ ở một số vùng chuyên canh rau họ thập tự.
- Cây dưa chuột, bí xanh: Bệnh sương mai, phấn trắng tiếp tục gây hại nhẹ, rải rác; Bọ trĩ, rệp muội gây hại cục bộ, phạm vi hẹp.
- Cây họ cà: Bệnh sương mai, héo xanh tiếp tục xuất hiện và gây hại rải rác.
- Trên ngô: Sâu đục thân, bắp, bệnh khô vằn gây hại nhẹ, rải rác.
- Các cây rau khác (nhóm rau gia vị…): Sâu bệnh gây hại không đáng kể.
3. Trên cây ăn quả
- Trên cây có múi: Các đối tượng như: nhện đỏ, rệp, bọ trĩ, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh vàng lá gân xanh, loét vi khuẩn tiếp tục gây hại nhẹ, cục bộ.
- Cây vải, nhãn:
+ Sâu đục cuống quả: Trưởng thành vũ hóa rải rác, khả năng vũ hoá và đẻ trứng kéo dài đến đầu tháng 6, thời gian vũ hóa có sự khác biệt giữa các vùng sinh thái và có sự gối lứa. Nếu không phòng trừ kịp thời, hiệu quả sâu non sẽ gây làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.
+ Bọ xít non tiếp tục gây hại cục bộ ở những vườn ít quan tâm áp dụng biện pháp cắt tỉa, phòng trừ không tốt.
Ngoài ra, Bệnh sương mai, thán thư; Rệp sáp, bọ phấn, bọ trĩ gây hại cục bộ ở một số vườn trồng dày.
- Trên cây ổi: Bọ xít muỗi xuất hiện và gây hại cục bộ; sâu róm, sâu đục búp gây hại nhẹ, rải rác.
III. ÐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ÐỊA PHƯƠNG
- Tiếp tục thực hiện tốt Công văn số 87/BVTV-KT ngày 13/4/2023 của Chi cục Bảo vệ thực vật về việc chủ động phòng trừ sâu, bệnh hại nhãn, vải và lúa Xuân từ nay đến cuối vụ.
- Yêu cầu Trạm BVTV các huyện, thị xã, thành phố:
+ Tiếp tục tăng cường công tác điều tra, dự tính dự báo sâu bệnh trên các cây trồng (kể cả ngày nghỉ); Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết và các đối tượng sâu bệnh chính như bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu - rầy lưng trắng trên lúa, sâu đục cuống quả trên nhãn, vải và các đối tượng sâu bệnh khác; Chủ động tham mưu chỉ đạo và thông báo nhanh tình hình sâu bệnh hại cây trồng để nông dân nắm được, chủ động phòng trừ kịp thời đạt hiệu quả cao.
+ Tăng cường công tác giám sát Mã số vùng trồng, đồng thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tuân thủ nghiêm quy định về điều kiện duy trì MSVT; Báo cáo kiến nghị duy trì MSVT trước khi bước vào vụ thu hoạch theo quy định.
1. Trên cây lúa
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Ở giai lúa đông sữa nếu xuất hiện rầy cám mật độ trên
2.000 con/m2 cần phải phòng trừ bằng các thuốc nội hấp như: Chess 50WG, Chatot 600WG, Afta 300WP, SagoMetro 50WG….(Khi phun không phải rẽ lúa); Giai đoạn lúa đỏ đuôi phòng trừ rầy bằng các thuốc tiếp xúc như: Bassa 50EC, Nibas 50EC.
Lưu ý:
+ Khi phun thuốc trừ rầy giai đoạn lúa đỏ đuôi nhất thiết phải rẽ lúa thành từng băng và phun trực tiếp vào nơi rầy cư trú để tăng hiệu quả phòng trừ; những ruộng lúa bị đổ cần phun rầy thì phải dựng buộc lại lúa trước khi phun.
+ Để phòng trừ rầy đạt hiệu quả cao, yêu cầu trên ruộng phải có nước.
- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết để hướng dẫn nông dân phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông trên diện lúa trỗ muộn có nguy cơ bệnh phát sinh cao, trên các giống lúa nhiễm như Nếp các loại, Q5,…bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như Bump Gold, Kennedy 75WP, Dojione 40EC, Lúa vàng 20WP, Trizole 75WP.
- Bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn xuất hiện diện lúa trỗ muộn (còn xanh), trên các giống nhiễm cần phòng trừ sớm bằng các thuốc như: Totan 200WP, Ychatot 900SP, Xanthomix 20WP.…
Lưu ý: Không phun thuốc BVTV trực tiếp trên bông lúa ở diện lúa đã chín đỏ đuôi nhằm không để lại dư lượng trên nông sản.
2. Trên cây rau màu
- Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy xuất hiện mật độ cao trên rau họ thập tự, sâu đục quả, rệp, bọ trĩ hại đậu đỗ, dưa chuột cần phòng trừ bằng thuốc sinh học nhý: Aizabin WP, Vi – BT, Bitadin WP, VK. Những vùng trồng chuyên canh rau họ thập tự mà thường xuyên xuất hiện Bọ nhảy mật độ cao cần áp dụng các biện pháp luân canh với nhóm rau khác, bơm nước để ngâm đất nhằm diệt Ấu trùng trong đất trước khi trồng vụ mới.
- Bệnh mốc sương trên cây họ cà, sương mai hại dưa chuột, đậu đỗ… cần phòng trừ bằng chế phẩm Nano bạc, Nano đồng ở thời kỳ đang thu hoạch hoặc dùng thuốc Phytocide 50WP, Insuran 50WG, Dipomate 80WP… ở thời kỳ cây phát triển sinh khối.
- Đối với nhóm rau gia vị: Sâu bệnh gây hại không đáng kể nên không cần áp dụng biện pháp hóa học để phòng trừ.
3. Trên cây ăn quả
- Cây nhãn, vải:
+ Sâu đục cuống quả phòng trừ khi Trưởng thành (bướm) xuất hiện mật độ cao sử dụng bằng các thuốc nội hấp như Vitako 40WG, Voliamtago 063SC, Prevathon 5SC…. phun kỹ trong và ngoài tán lá để diệt cả trưởng thành và sâu non mới nở nâng cao hiệu quả của thuốc.
- Cây có múi:
Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh chính; Hướng dẫn nông dân phòng trừ nhện đỏ phòng trừ bằng các thuốc đặc hiệu như: Detect 50WP, Catex 3.6EC, Saromite 57EC, Comite 73EC, Alterkil 45SC, Comda Gold 5WG…; sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rệp muội nơi có mật độ cao bằng các thuốc đặc hiệu như: Radiant 60SC, Kola 700WG, Brightin 4.0EC... theo nguyên tắc “4 đúng”.
- Trên cây ổi: Phòng trừ Bọ xít muỗi, sâu róm, sâu đục búp xuất hiện mật độ cao cần phòng trừ bằng các thuốc như Dylan 2EC, Secsaigon 25EC…, phòng trừ trước khi áp dụng biện pháp bao quả phòng chống ruồi vàng.
Lưu ý:
+ Tuyệt đối không lạm dụng thuốc BVTV trên các loại cây trồng, chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết;
+ Hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh phải theo nguyên tắc “4 đúng” tuân thủ thời gian cách ly sau phun thuốc để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hướng dẫn riêng việc sử dụng thuốc BVTV đối với các vùng trồng xuất khẩu
Chi tiết: TB 21 (2).pdf