Chỉ đạo chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh

Đăng ngày 26 - 05 - 2023
100%

Ngày 25/5/2023, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Văn bản số 1320/UBND-KT1 về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, không để thiếu nước sinh hoạt và ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp với các nhiệm. Theo dự báo, năm 2023 là một trong những năm nóng kỷ lục,với tình trạng thiếu hụt nguồn nước tại các hồ chứa lớn, đồng thời khả năng cao ảnh hưởng của hiện tượng El Nino vào nửa cuối năm 2023, nguy cơ xảy ra nắng nóng, hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng trong thời gian tới.

UBND tỉnh yêu cầu:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động tích trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, điện, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước (bao gồm nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt);đối với những vùng nuôi trồng thủy sản chủ động điều tiết nước trong các ao nuôi và có các phương án bảo đảm lượng nước cho việc nuôi trồng thủy sản.

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước tổng thể giai đoạn từ năm 2023-2025, giải pháp ứng phó với các kịch bản khác nhau về khí tượng, thủy văn, nguồn nước do ảnh hưởng của EL Nino, bao gồm trường hợp EL Nino có mức độ ảnh hưởng mạnh, kéo dài như đã xuất hiện trong các năm 2014-2016.

- Căn cứ tình hình cụ thể về nguồn nước và khả năng cấp nước, điều chỉnh mùa vụphù hợp; tăng cường chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây trồng cần ít nước tưới hơn và phù hợp với nhu cầu thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; bố trí vùng sản xuất có cây trồng cùng khả năng chịu hạn và nhu cầu dùng nước để thuận tiện cho việc phân phối, điều tiết nước.

- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn các hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng giống mới có khả năng kháng sâu bệnh, thích nghi với điều kiện hạn hán, thiếu nước; đối với cây trồng dài ngày, có giá trị kinh tế cao cần tăng cường áp dụng các kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến. Rà soát nguy cơ ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước đến các khu nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn mùa vụ sản xuất phù hợp với từng đối tượng nuôi, bảo đảm giảm thiểu tối đa thiệt hại do tác động của hạn hán, thiếu nước.

- Chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán; ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi. Chỉ đạo, đôn đốc các Chủ dự án trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ thi công sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi.

- Chỉ đạo phòng chuyên môn thường xuyên kiểm tra, tổng hợp tình hình hạn hán, thiếu nước, những khó khăn vướng mắc trong công tác cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt trên địa bàn gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan xây dựng và thực hiện giải pháp, phương án chống hạn hán, thiếu nước.

- Tổ chức dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước, phục vụ chỉ đạo, điều hành cấp nước cho sản xuất nông nghiệp; phối hợp với các địa phương rà soát, xác định các vùng có thể chủ động được nguồn nước, vùng có nguy cơ cao bị hạn hán, thiếu nước,làm cơ sở hướng dẫn điều chỉnh thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình nguồn nước, hạn chế nguy cơ bị thiệt hại do hạn hán, thiếu nước.

- Kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào khai thác, vận hànhcông trình thủy lợi và công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; tổ chức kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tưxây dựng các công trình liên quan đến công trình thủy lợi khẩn trương hoàn trả lại các công trình thủy lợi, khơi thông, thanh thải các đập ngăn, bờ vây và vật cản dòng chảybảo đảm việc lấy nước phục vụ phòng, chống hạn hán, thiếu nước.

- Rà soát, tổng hơp và đề xuất Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND tỉnh đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo công trình thủy lợi phục vụ phòng, chống hạn hán, thiếu nước. Chỉ đạo, đôn đốc các Doanh nghiệp, đơn vị đầu tư xây dựng nâng cấp nhà máy, đường ống cấp nướcsinh hoạt bảo đảm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Tổng hợp và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh về tình hình hạn hán, thiếu nước và những khó khăn, vướng mắc của các huyện, thị xã, thành phố và của các đơn vị để kịp thời xử lý, tháo gỡ.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo, nhận định về tình hình khí tượng thủy văn, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước. Tổ chức quản lý, kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

4. Sở Y tế: Chủ động hướng dẫn người dân các kỹ năng để bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng gay gắt kéo dài; chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở hướng dẫn nhân dân bảo đảm an toàn môi trường, tránh bùng phát dịch bệnh do nắng nóng kéo dài, hạn hán, thiếu nước.

5. Công ty TNHH MTV khai thác CTTL tỉnh Hưng Yên:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết;cập nhật thông tin dự báo khí tượng, thủy vănvà thông tin dự báo nguồn nước, điều hành hệ thống công trình thủy lợi khoa học, hiệu quả bảo đảm nguồn nước tưới cho cây trồng; đồng thời tranh thủ nguồn nước lấy tích trữ nước vào hệ thống kênh trục, ao, đầm, các vùng trũng để có nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho thời gian tiếp theo.

- Xây dựng phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước chi tiết từng vùng, từng khu, trong đó tập trung các giải pháp như: Lắp đặt các máy bơm dã chiến lấy nước trực tiếp từ kênh trục Bắc Hưng Hải, sông Hồng, sông Luộc cấp nguồn vào các kênh chính nội đồng để các trạm bơm vận hành tưới nước cho cây trồng; điều hành hệ thống công trình thủy lợi lấy nước hỗ trợ giữa các vùng.

- Phối hợp với địa phương, hộ sản xuất thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn, ưu tiên đáp ứng nhu cầu nước vào các thời kỳ nhạy cảm về nước của cây trồng, đặc biệt với cây ăn quả, cây trồng có giá trị kinh tế cao.

- Tiếp tục kiểm tra, sửa chữa máy móc, thiết bị công trình thủy lợi bảo đảm vận hành công trình an toàn, hiệu quả; tăng cườngnạo vét các cửa cống lấy nước, kênh mương, trục vớt vật cản khơi thông dòng chảy còn tồn tại;kiểm tra, đôn đốccác Chủ đầu tư, đơn vị thi công khơi thông dòng chảy, phá dỡ các đập phục vụ thi công cầu, cống,... hoàn trả hiện trạng công trình thủy lợi.

- Quản lý chặt chẽ nguồn nước, không để rò rỉ, thất thoát gây lãng phí nước; điều hành lấy nước hợp lý, khoa học và hiệu quả.

- Tổng hợp tình hình hạn hán, thiếu nước và những khó khăn vướng mắc trong công tác cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Công ty Điện lực Hưng Yên: Có phương án chủ động bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; phối hợp với các cơ quan truyền thông làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền ý thức sử dụng điện tiết kiệm, đặc biệt là trong các tháng cao điểm nắng nóng.

7. Các Doanh nghiệp, đơn vị cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh:

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống công trình cấp nước, kịp thời khắc phục những sự cố, bảo đảm cấp đủ nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân và các ngành phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt; xây dựng phương án bảo đảm cung cấp nước cho các khu dân cư, trường học, bệnh viện,…

- Tập trung đầu tư xây dựng nâng cấp công suất, nâng cao khả năng trữ và mở rộng hệ thống đường ống cấp nước của nhà máy cấp nước tập trung.

8. Đài phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, Báo Hưng Yên:Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về tình hình nguồn nước, hạn hán, thiếu nước; nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức, đơn vị và người dân để chủ động sử dụng tiết kiệm điện, nước, chủ động ứng phó với tình hình hạn hán, thiếu nước.

9. Các sở, ngành khác: Chủ động chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ các địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục tình trạng hạn hán, thiếu nước theo chức năng quản lý nhà nước được phân công./.

Chi tiết: 1320 cv.pdf

Tin mới nhất

Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024(16/02/2024 12:27 CH)

Thu tiền tỉ từ trồng cam, bưởi theo hướng hữu cơ(02/02/2024 12:33 CH)

Nông dân Hưng Yên làm giàu từ trồng cây đào “tiến vua”(02/02/2024 12:30 CH)

Thông báo số 47/TB-UBND ngày 30/01/2024 của UBND tỉnh Hưng Yên v/v thông báo kết quả xếp hạng các...(30/01/2024 1:47 CH)

Phát triển du lịch nông thôn tỉnh Hưng Yên năm 2023(08/12/2023 12:40 CH)

Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2023, vụ Đông 2023-2024(29/11/2023 12:56 CH)

Tình hình sản xuất nông nghiệp tháng 11 năm 2023(24/11/2023 1:41 CH)

Kết quả xóa bỏ cây có chứa chất ma túy năm 2023(17/11/2023 1:55 CH)

°
72 người đang online