Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2021-2030

Thực hiện Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 05/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2021-2030, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2021-2030 .

I. MỤC TIÊU

         - Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, lĩnh vực nông nghiệp nói riêng; góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên.

         - Tăng tỷ lệ lãnh đạo chủ chốt là nữ tại phòng, ban, đơn vị trực thuộc từ nay đến năm 2030 đạt trên 60%  trên tổng số cán bộ nữ.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

          1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bình đẳng giới

          a) Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm quản lý của chính quyền trong việc nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện về công tác bình đẳng giới. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới; coi việc thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị.

          b) Quan tâm thực hiện công tác cán bộ nữ, đảm bảo cán bộ nữ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm đảm bảo tỷ lệ theo quy định.

          c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.

          2. Thực hiện các chính sách, quy định nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực nông nghiệp. Chú trọng lồng ghép thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới vào trong kế hoạch, dự án đang triển khai tại các phòng, ban, đơn vị.

          3. Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, quan tâm và ưu tiên đối với nhóm đối tượng phụ nữ; tăng cường sự tiếp cận về việc làm cho lao động nữ ở nông thôn.

         4. Thường xuyên quán triệt, phổ biến, tuyên truyền công tác bình đẳng giới tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động  tại các phòng, ban, đơn vị về công tác bình đẳng giới như: hưởng ứng, tổ chức chiến dịch truyền thông “việc nhà bình đẳng” nhân ngày Gia đình Việt Nam (28/6); ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3), ngày Phữ Việt Nam (20/10), Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12); ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội vào các hoạt động truyền thông có hiệu quả; đăng tin, bài về bình đẳng giới lên trang thông tin của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

          5. Tăng cường nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới

          a) Nâng cao năng lực về bình đẳng giới

          Lồng ghép kiến thức, kỹ năng về giới trong quá trình thực hiện pháp luật, chính sách, chương trình, đề án, dự án cho cán bộ làm công tác pháp chế, cán bộ phụ trách công tác bình đẳng giới tại cơ quan, đơn vị.

          Tạo điều kiện, cử cán bộ nữ tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức, kỹ năng khác theo yêu cầu khung năng lực vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý.

          b) Triển khai kế hoạch kiểm tra hàng năm việc thực hiện kế hoạch bình đẳng giới tại các phòng, ban, đơn vị, nhằm đánh giá kết quả thực tế về công tác bình đẳng giới và các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới để từ đó tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục những tồn tại.

          6. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị với các cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới để triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu về bình đẳng.

Chi tiết như Kế hoạch đính kèm:101.pdf

BBT