Kết quả thực hiện nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI) 6 tháng đầu năm 2023
Dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt thực hiện nâng cao chỉ số PAPI, tập trung tháo gỡ, giải quyết khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tham gia giám sát, góp ý, xây dựng dịch vụ công của ngành càng tốt hơn. Đồng thời tích cực chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị tăng cường rà soát các TTHC nhằm cắt giảm thời gian, chi phí, thành phần,... một cách tối đa.
1. Trách nhiệm giải trình của người dân
Sở đã xây dựng, niêm yết lịch tiếp công dân tại phòng Tiếp dân của Sở; phân công cán bộ văn phòng Sở, thanh tra sở, lãnh đạo Sở trực tiếp tiếp nhận, trả lời ý kiến của công dân; qua đó đã giải quyết kịp thời thắc mắc, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp.
Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; 6 tháng đầu năm 2023, Sở không có công dân đến khiếu nại, tố cáo trực tiếp tại phòng Tiếp dân của Sở; đã tiếp nhận qua đường bưu chính.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân; 6 tháng đầu năm 2023, toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chế độ và nội quy của cơ quan, đơn vị.
2. Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công
Sở đã chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tham nhũng, thường xuyên sửa đổi, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý, sử dụng tài sản công theo các văn bản mới ban hành và phù hợp với thực tế; hàng năm, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức để công khai tài chính; điều chỉnh, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan sở Nông nghiệp và PTNT nhằm quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng quy định; các quy định mua sắp đều được công khai, đăng tải trên mạng đấu thầu theo quy định. Công tác tổ chức, rà soát, bổ sung, xây dựng quy hoạch cán bộ, tuyển dụng, sử dụng quản lý công chức, viên chức theo đúng quy định.
Sở thường xuyên tuyên truyền, phổ biến giáo dục tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc lập danh sách đối tượng phải kê khai và thực hiện kê khai, công khai bản kê khai tài sản thu nhập theo quy định. Kết quả đến ngày 31/12/2022, 100% người có nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập lần đầu đã hoàn thành việc kê khai theo đúng hướng dẫn; tổ chức 01 hội nghị tập huấn, tuyên truyền các văn bản pháp luật về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phòng, chống tham nhũng, kiểm soát tài sản thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở; sao gửi các tài liệu liên quan đến các đơn vị để nghiên cứu, tổ chức thực hiện. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Sở Nông nghiệp và PTNT không phát hiện cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng.
3. Thủ tục hành chính
Sở thường xuyên rà soát, kiểm soát các TTHC nhằm đơn giản hóa, đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính; 6 tháng đầu năm 2023, Sở đã xây dựng các kế hoạch: cải cách hành chính năm 2023 (số 255/KH-SNN ngày 29/12/2022); tuyên truyền cải cách hành chính năm 2023 (số 02/KH-SNN ngày 03/01/2023); kiểm soát thủ tục hành chính, triển khai cơ chế một cửa và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử năm 2023 (số 21/KH-SNN ngày 01/02/2023); nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công năm 2023 (số 25/KH-SNN ngày 06/02/2023); rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2023 (số 22/KH-SNN ngày 01/02/2023. Trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh và trụ sở các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện công khai, thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông với 60 thủ tục hành chính (TTHC) cấp tỉnh (trong đó có 19 TTHC áp dụng DVCTT một phần và 24 TTHC áp dụng DVCTT toàn trình), 3 TTHC cấp huyện (trong đó có 01 TTHC áp dụng DVCTT một phần và 01TTHC áp dụng DVCTT toàn trình)và 9 TTHC cấp xã (trong đó có 0 TTHC áp dụng DVCTT một phần và 07 TTHC áp dụng DVCTT toàn trình), 02 TTHC áp dụng chung (cấp tỉnh và cấp huyện) (áp dụng DVCTT toàn trình) thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và PTNT.
Từ 01/11/2022-31/5/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh công bố quyết định công bố mới 02 TTHC, sửa đổi, bổ sung 03 TTHC, thay thế 05 TTHC và bãi bỏ 09 TTHC; đang tiếp tục thực hiện rà soát các TTHC của Sở đảm bảo kế hoạch đề ra; đã tiếp nhận 268 hồ sơ trực tuyến và trả kết quả trước thời hạn 254 hồ sơ, không có hồ sơ quá hạn.
4. Cung ứng dịch vụ công:
Chương trình cấp nước sạch tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Bên cạnh việc đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục, tỉnh Hưng Yên đã tích cực đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và kêu gọi đầu tư từ các nguồn xã hội hóa xây dựng các công trình cấp nước sạch tập trung, cung cấp nước đảm bảo chất lượng cho người dân.
5. Quản trị môi trường (quản lý chất lượng nguồn nước sinh hoạt)
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị cấp nước tiếp tục tập trung, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thiện mạng đường ống cấp nước dịch vụ và đấu nối đồng hồ sử dụng nước cho người dân.
Sở Hiện đang cập nhật Hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức, quy trình bảo trì, vận hành tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, làm cơ sở để tham mưu UBND tỉnh thực hiện các nội dung của Nghị định 43/2022/NĐ-CP ngày 24/06/2022 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch. Thường xuyên rà soát, theo dõi tình hình cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh, tình hình thực hiện phân vùng cấp nước, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc những vấn đề phát sinh. Xây dựng đề cương, biểu mẫu báo cáo kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy hoạch và phân vùng cấp nước, việc lắp đặt và quản lý mạng đường ống, lắp đặt đồng hồ sử dụng nước, khả năng cung cấp và chất lượng dịch vụ của các đơn vị cấp nước. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các nội dung của Đề án nâng cao hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi và cấp nước sạch tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 phê duyệt tại quyết định số 2500/QĐ-UBND ngày 02/11/2021 của UBND tỉnh. Sở đã phối hợp với Đài phát thanh truyền hình, Báo Hưng Yên, Đoàn thanh niên CSHCM đã tổ chức buổi Lễ phát động Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2023 và ; các chuyên mục tuyên truyền về cấp nước sạch trên các ấn phẩm của Báo Hưng Yên; tin, bài tuyên truyền về cấp nước sạch trên hệ thống truyền thanh, truyền hình. Thực hiện Kế hoạch 168/KH-UBND ngày 14/10/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện chương trình đảm bảo an ninh nguồn nước, cấp nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2022-2025; Tăng cường thanh kiểm tra chất lượng nước của các đơn vị cấp nước trên địa bàn; Tập huấn, truyền thông, nâng cao năng lực của người dân và cán bộ cấp nước. Đến nay, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 97.4%, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Việt Nam là 94.6%.
6. Quản trị điện tử
Các phòng, ban, đơn vị đã xây dựng kế hoạch tập huấn cho nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng các phần mềm như: Phần mềm truy xuất nguồn gốc hy.check.net.vn; hỗ trợ, hướng dẫn các hộ nông dân, hợp tác xã mở rộng hình thức quảng bá nông sản của tỉnh thông qua các báo điện tử, các sàn thương mại điện tử, qua website “Chương trình OCOP tỉnh Hưng Yên”, “hy.check.net.vn” và các trang mạng xã hội như Facebook, zalo, google ads,… đã thu hút trên 4.000 lượt thích, tiếp cận hàng trăm nghìn lượt xem, từ đó cung cấp thông tin quảng bá sản phẩm nông nghiệp của tỉnh
Văn phòng Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên