Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, diện tích tự nhiên 930,22km2, dân số 1.164,36 nghìn người (mật độ dân số trung bình 1.252 người/km2) có ranh giới tiếp giáp với 5 tỉnh và thành phố làHà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương.Trên địa bàn Hưng Yên có hệ thống các tuyến giao thông quan trọng gồm: quốc lộ 5A, đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, đường 39A, đường 38 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, nối Hưng Yên với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là với Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. Có hệ thống sông Hồng, sông Luộc tạo thành mạng lưới giao thông thủy khá thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và đi lại.

Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, bốn mùa rõ rệt. Số giờ nắng trung bình 1.260giờ/năm, nhiệt độ trung bình 24,20C, lượng mưa trung bình 1.595mm. Nhìn chung, chế độ khí hậu - thời tiết của Hưng Yên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: các chế độ nhiệt, ẩm, nắng cho phép canh tác nhiều vụ cây trồng ngắn ngày trong năm và thích hợp để bố trí một cơ cấu cầy trồng, vật nuôi đa dạng có nguồn gốc nhiệt đới và một số cây trồng (rau, hoa, quả,…) có nguồn gốc ôn đới.

Bên cạnh đó, Nông nghiệp nông thôn trong những năm qua được tỉnh quan tâm, chú trọng. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này đã phần nào phát huy được hiệu quả, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được tiếp cận và hỗ trợ, ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng, khoa học công nghệ, môi trường... Qua đó đã tạo nên sức hấp dẫn, góp phần khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất; Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn như hệ thống tưới, tiêu, điện nước, giao thông nội đồng...cũng đã được quan tâm đầu tư; Công tác quy hoạch cũng được quan tâm đúng mức, nhiều quy hoạch quan trọng cũng đã được phê duyệt, ban hành và phát huy hiệu quả như quy hoạch phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi,... ; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao  tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp góp phần tạo ra nông sản có chất lượng tốt, năng suất cao, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa. Mặt khác, Hưng Yên còn có lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp dồi dào, dân giỏi, cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động, nhạy bén với thị trường, có am hiểu nhất định về sản xuất cũng như việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Thời gian qua, với sự quan tâm của tỉnh và sự nỗ lực của nông dân, các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng ngày càng rộng rãi, diện mạo nông nghiệp tỉnh Hưng Yên đã có nhiều khởi sắc góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và nâng cao đời sống nông dân.

1.Trồng trọt:Tiếp tục chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, gia tăng giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tính đến năm 2016,Diện tích gieo trồng lúa bình quân hàng năm đạt khoảng 74.157ha; sản lượng lương thực đạt gần 46 vạn tấn; Diện tích trồng ngô là 8.092 ha; năng suất đạt 58,1 tạ/ha;diện tích trồng rau đậu thực phẩm năm 12.2371q` ha; cây có múi 2.092ha, tăng 1,5%, sản lượng 36.452 tấn; chuối 1.987ha, tăng 8,3%, sản lượng 37.535 tấn; nhãn 3.513ha, sản lượng trên 36 nghìn tấn. Toàn tỉnh chuyển đổi 865 ha đất trồng lúa khó khăn sang trồng cây hàng năm kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; xây dựng 104 cánh đồng mẫu với diện tích 1.931 ha; trong đó, 74 cánh đồng mẫu sản xuất lúa 1.411ha, 30 cánh đồng  sản xuất cây vụ Đông 520 ha; có những mô hình đạt từ 600 - 1 tỷ đồng (trồng dưa vàng, dưa lưới, cam Vinh...) góp phần nâng cao giá trị thu được trên 1 ha canh tác từ 106 triệu đồng năm 2011 lên đạt 162,5 triệu đồng năm 2016.

2. Chăn nuôi:Chăn nuôi phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung, quy mô công nghiệp, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; cơ cấu giống đàn gia súc, gia cầm chuyển dịch theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững gắn với an toàn dịch bệnh:Năm 2016, tiếp tục thực hiện nạc hóa đàn lợn, đàn lợn đạt 625 nghìn con, tỷ lệ nạc hóa trên 80%; đàn trâu, bò 39.658 con, trong đó bò sữa 1.854 con, bò lai 3 máu đạt trên 38%; đàn gia cầm 8,15 triệu con, gà lông mầu đạt gần 90% (trong đó gà Đông Tảo và Đông Tảo lai đạt 20% tổng đàn). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 139.732 tấn; sản lượng sữa 3.900 tấn, sản lượng trứng đạt 276.223 nghìn quả; toàn tỉnh có khoảng 1000 trang trại chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh năm 2016 khoảng 4.500 ha, 230 lồng nuôi cá trên sông (chủ yếu nuôi cá Lăng, Trắm cỏ, Rô phi đơn tính, Diêu hồng, Chép giòn); tổng sản lượng thuỷ sản đạt 36.740 tấn, tăng 6,4%.

3. Về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: Các hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả thiết thực: Đã đưa vào sản xuất nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt; đã chủ động được trên 70% giống lúa nguyên chủng đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh. Phối hợp với Viện Chăn nuôi thực hiện đề tài nuôi ngan Pháp sinh sản, gà Ai Cập, vịt super M3, chọn lọc và phát triển gà Đông Tảo; xây dựng mô hình cá đầu vuông sinh sản,...

 4.Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ: Đa dạng về hình thức và quy mô với 726 mô hình kinh tế trang trại, 173 HTX nông nghiệp, 1.300 tổ hợp tác, 865 trang trại và 49 làng nghề đang hoạt động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động tạo việc làm, tăng thu nhập và từng bước cải thiện đời sống nông dân.

5.Xây dựng nông thôn mới: Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực; năm 2016, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới đạt trên 4.726 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn của trung ương và tỉnh 846,7 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện và xã 557,5 tỷ đồng, vốn lồng ghép các chương trình, dự án là 378,1 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 583,4 tỷ đồng; vốn huy động từ cộng đồng dân cư 1.960,4 tỷ đồng và từ nguồn vốn khác là 430 tỷ đồng; góp phần cải tạo, sửa chữa, xây mới các trạm y tế xã, trường  học, cơ sở vật chất văn hóa, giao thông, thủy lợi nội đồng; đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 1834/QĐ-UBND ngày 25/8/2016); phối hợp với các sở, ngành và các địa phương triển khai chuyên đề "Hưng Yên - Phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới". Đến nay, có 61 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí, trong đó 60 xã đã được công nhận, bình quân toàn tỉnh đạt 16,4 tiêu chí/xã, tăng 1,7 tiêu chí/xã, có 45 xã đạt 15 - 18 tiêu chí và 39 xã đạt từ 11 - 14 tiêu chí. Diện mạo nông thôn được đổi mới, an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn được bảo đảm.

Phòng Kế hoạch - Tài chính - Thông tin nông nghiệp