16/12/2013 | lượt xem: 2 Quy trình Kỹ thuật nuôi chim bồ câu pháp Quy trình Kỹ thuật nuôi chim bồ câu pháp 1. . Nhu cầu dinh dưỡng Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu tuỳ theo giai đoạn phát triển của chim. Sau đây là nhu cầu cần thiết cho chim sinh sản: Năng lượng (kcal/ME): 2900-3000 Protein thô (%): 13,4-14,4% Ca (%): 2-3% P (%): 0,6-0,8% NaCl (%): 0,3-0,35 Methionin (%): 0,3 Lizin (%): 0,3-0,7 Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, do đó phải thường xuyên bổ sung vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do. 2. Các loại thức ăn thường sử dụng nuôi chim Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo... và một lượng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin. Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương,...Riêng đỗ tương hàm lượng chất béo nhiều nên cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn. Thức ăn cơ sở: thóc, ngô, gạo, cao lương,..trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt. Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi,? giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên đưa sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix). 3. Cách phối trộn thức ăn Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng): Khoáng Premix: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10% Bổ sung liên tục trong máng cho chim ăn tự do. Tuy nhiên hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải. Không nên để thức ăn bổ sung quá nhiều trong một thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp. Khi phối trộn thức ăn, càng nhiều thành phần càng tốt, đảm bảo đủ chất lượng và bổ sung hỗ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên nguyên liệu khác nhau cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạ 75-75%. Sau đây là 2 khẩu phần đang được ứng dụng nuôi chim bồ câu Pháp: Khẩu phần 1: (Sử dụng nguyên liệu thông thường) Nguyên liệu & GTDD Chim sinh sản Chim dò Ngô (%) 50 50 Đỗ xanh (%) 30 25 Gạo xay (%) 20 25 Năng lượng ME (kcal/kg) 3165,5 3185,5 Protein (%) 13,08 12,32 ME/P 242,08 258,5 Ca (%) 0,129 0,12 P(%) 0,429 0,23 Khẩu phần 2: (Sử dụng kết hợp cám gà công nghiệp) Nguyên liệu & GTDD Chim sinh sản Chim dò Cám viên Proconco C24 (%) 50 33 Ngô hạt đỏ (%) 50 67 Năng lượng ME (kcal/kg) 3000 3089 Protein (%) 13,5 11,99 Xơ thô (%) 4,05 3,49 Ca (%) 2,045 1,84 Phot pho tiêu hóa (%) 0,40 0,25 Lizin (%) 0,75 0,52 Methionin (%) 0,35 0,29 4. Cách cho ăn - Thời gian: 2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày. - Định lượng: Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn= 1/10 trọng lượng cơ thể: - Chim dò (2-5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày: - Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi) Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày - Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50kg
Báo cáo ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng Ngân sách Nhà nước cúa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên
Kết quả thực hiện mô hình thâm canh áp dụng kỹ thuật làm sớm thời điểm thu hoạch của vải lai chín sớm tại huyện Phù Cừ
Kết quả thực hiện Đề tài Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
Báo cáo tình hình thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên” Tháng 9/2021