12/06/2017 | lượt xem: 2 Sản phẩm nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên Nhãn lồng Hưng Yên:Nhãn lồng Hưng Yên có đặc trưng riêng tạo lên sự khác biệt so với những loại nhãn khác, từng trái nhãn, vị nhãn đều đậm đà một hương vị khó quên, không thể trộn lẫn với bất cứ nơi đâu. Diện tích trồng nhãn tập trung của tỉnh hiện khoảng 3.200ha, chủ yếu ở thành phố Hưng Yên, Khoái Châu, Tiên Lữ và một số vùng phụ cận. Sản lượng hàng năm ổn định khoảng 40 nghìn tấn, trong đó có từ 25-30% nhãn chất lượng cao để sử dụng làm nhãn quà, ăn tươi. Tháng 8/2006, nhãn hiệu hàng hóa “Nhãn Lồng Hưng Yên” đã được đăng ký bảo hộ bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Năm 2015, đã phối hợpvới Cục Trồng trọt, UBND thành phố Hưng Yên, huyện Khoái Châu cấp 02 mã số cho vùng sản xuất nhãn xuất khẩu của Hưng Yên gồm xã Hồng Nam - thành phố Hưng Yên diện tích 9,97 ha với 33 hộ trồng nhãn và xã Hàm Tử - huyện Khoái Châu diện tích 10,82 ha với 142 hộ trồng nhãn, sản lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đạt 180-220 tấn. Ảnh: Nguồn internet Mật ong hoa nhãn Hưng Yên:Mật ong hoa nhãn là sản phẩm thiên nhiên ban tặng cho vùng đất trù phú Hưng Yên, với đặc điểm nổi trội có mùi hương hoa nhãn đặc trưng, màu sắc đẹp, mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Hiện toàn tỉnh có 3.000 ha nhãn, trên 10.000 đàn ong mật, cho sản lượng 100 tấn mật/năm với trị giá hơn 10 tỷ đồng.Ngày 13/6/2016, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ra Quyết định số 34713/QĐ-SHTT cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu mật ong hoa nhãn Hưng Yên. Ảnh: Nguồn internet Ảnh: Nguồn internet Vải lai chín sớm Phù Cừ:Huyện Phù Cừ có khoảng 400 ha vải lai chín sớm, được trồng nhiều tại các xã: Tam Đa, Minh Tiến, Tiên Tiến, Tống Trân… cho thu hoạch khoảng 6500 tấn quả/ năm. Vải lai chín sớm Phù Cừ được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, quả chín có vị ngọt thanh, cùi dày, ít bị sâu núm, chín sớm gần một tháng so với các loại vải quả khác, được tiệu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước.Ngày 20.1.2016, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ban hành Quyết định số 1390/QĐ –SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ” cho huyện Phù Cừ. Ảnh: Nguồn internet Cam Hưng Yên:Toàn tỉnh có khoảng 2000 ha trồng cam, chủ yếu là cam Vinh và cam đường canh. Trong đó gần 600 ha diện tích cam đang trong thời kì cho thu hoạch, ước lượng đạt hơn 9000 tấn quả. Cam được trồng chủ yếu ở các huyện Văn Giang, Khoái Châu, TP. Hưng Yên,… Cam Hưng Yên được đánh giá là có vịngọt thơm rất đặc trưng khác với các vùng trồng cam khác. Ảnh: Nguồn internet Chuối tiêu Hồng:Diện tích trồng chuối năm 2016 đạt gần 2.000ha, sản lượng đạt gần 38.000 tấn, tập trung phần lớn ở các huyện có diện tích đất bãi gồm Khoái Châu, Kim Động, thành phố Hưng Yên. Đến năm 2020, diện tích trồng chuối của tỉnh ổn định 2.000ha. Hiện nay sản phẩm từ chuối tiêu thụ chủ yếu cho các thành phố lớn, số ít được xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Nguồn internet Nghệ vàng Khoái Châu:Hiện nay diện tích trồng nghệ vàng trên địa bàn tỉnh là 200ha với sản lượng khoảng 8400 tấn/ năm. Theo các nhà khoa học dược liệu Việt Nam Khoái Châu Hưng Yên là vùng đất nằm ven Sông Hồng, hàng năm lượng phù xa bồi đắp lên cho mảnh đất quê hương Chí Tân một lượng phù xa màu mỡ, giúp cây Nghệ phát triển tốt nhất đạt hàm lượng curcumin cao nhất cả nước. Ảnh: Nguồn internet Quất cảnh Văn Giang:Ở Văn Giang, quất cảnh được trồng nhiều nhất ở 3 xã Thắng Lợi, Liên Nghĩa, Mễ Sở.Nhãn hiệu tập thể quất cảnh Văn Giang đã được cấp chứng nhận bảo hộ sở hữu trí tuệ từ tháng 6.2014. Ảnh: Nguồn internet Đông Tảo (Gà Đông Cảo):Là một giống gàđặc hữu và quý hiếm của Việt Nam, không nơi nào trên thế giới có. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái). Hiện có khoảng 460.000 con, tập trung ở Yên Mỹ, Khoái Châu. Đây là giống gà có phẩm chất thịt thơm ngon, tính thích nghi cao, khả năng chống chịu bệnh, hiệu quả kinh tế cao và là một sản phẩm đặc sản, giống quý hiếm có thế mạnh của tỉnh. Tháng 9/2015, Cục sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) đã công nhận nhãn hiệu tập thể cho gà Đông Tảo Hưng Yên. Ảnh: Nguồn internet Bò thịt cao sản: có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao (lai Brahman x sind), có năng suất cao hơn hẳn so với bò Sind (khoảng 15%). Hiện nay trên địa bàn tỉnh, bò thịt cao sản chiếm khoảng 38% tổng đàn (khoảng 14.000 con), cung cấp một lượng đáng kể sản phẩm thịt bò chất lượng cao cho nhu cầu tiêu dùng. Trong thời gian tới, bò thịt cao sản sẽ được chú trọng phát triển. Ảnh: Nguồn internet Lợn thịt: Năm 2016, đàn lợn của tỉnh ước đạt 629.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 111.000 tấn; tỷ lệ đàn lợn hướng nạc đạt trên 80% tổng đàn. Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.500 trang trại chăn nuôi lợn, tập trung ở Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm,....Thực hiện dự án nuôi lợn hướng nạc an toàn sinh học, dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap),...sẽ tạo đà cho chăn nuôi lợn phát triển, cung cấp sản phẩm từ thịt lợn chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm,...đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Ảnh: Nguồn internet Phòng Kế hoạch - Tài chính - Thông tin nông nghiệp
Một số hình ảnh Hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại sản phẩm cây có múi và sản phẩm OCOP năm 2021