19/12/2011 | lượt xem: 3 Sẽ điều chỉnh 7 tiêu chí Nông thôn mới Sẽ điều chỉnh 7/19 tiêu chí về nông thôn mới cho phù hợp với thực tế ở các địa phương, đặc biệt là những vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng vúi và Tây Nguyên. Còn nhiều hạn chế Theo Bộ NN&PTNT, đến nay 100% tỉnh, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo và Văn phòng điều phối chương trình; 100% số tỉnh, thành lập Ban Chỉ đạo; 80% số huyện đã lập Ban chỉ đạo cấp huyện, 65% số xã thành lập Ban quản lý xây dựng NTM cấp xã. Ngoài ra, hơn một nửa số xã, ngoài việc lập ban quản lý, còn thành lập ban chỉ đạo cấp xã, các ban phát triển thôn, bản để chỉ đạo, tổ chức thự hiện nhiệm vụ xây dựng NTM. Có 3 tỉnh là Hà Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh thành lập Ban xây dựng NTM, là cơ quan ngang với sở, trực thuộc UBND tỉnh. Cho đến hiện nay, có 40/63 tỉnh, thành đã sớm cụ thể hóa các nội dụng quy hoạch NTM như đề cương, định mức, xây dựng quy hoạch mẫu ở một số xã để rút kinh nghiệm, tổ chức các cuộc họp với đơn vị tư vấn, ban chỉ đạo cấp huyện để triển khai công tác quy hoạch. Hiện đã có 1.040 xã (gần 12%) hoàn thành quy hoạch chung, trong đó đó 200 xã đã hoàn thành môt số quy hoạch chi tiết. Dự kiến hết năm nay, sẽ có gần 55% số xã được phê duyệt quy hoạch chung. Tuy nhiên, quá trình xây dựng NTM cũng bộc lồ nhiều tồn tại, vướng mắc. Theo Ban chỉ đạo T.Ư, sự phối hợp giữa các bộ, ngành ở một số mặt còn bất cấp, hướng dẫn còn thiếu, không phù hợp và chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ. Cùng đó, lãnh đạo nhiều địa phương còn chưa tập trung chỉ đạo, trình độ cán bộ địa phương, nhất là cấp cơ sở còn hạn chế so với yêu cầu. Công tác tuyên truyền còn yếu, chưa đủ mạnh nên nhận thức của cán bộ, người dân về chương trình chưa đầy đủ, chưa phát huy được vai trò tổng thể của dân cứ. Ngoài ra, việc vận động các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, kiều bào tham gia công cuộc xây dựng NTM còn hạn chế. Nhiều nơi còn “tư duy dự án đầu dư”, trông chờ vào T.Ư. Thực tế, nguồn lực bố trí cho Chương trình MTQG về xây dựngh NTM còn thấp, chưa tương xứng với nhiệm vụ xây dựng NTM theo nghị quyết T.Ư 7. Mức vốn dự kiến trong giai đoạn 2011-2015 (từ nguồn ngân sách T. Ư là 12.000 tỷ đồng), mới chỉ đáp ứng được khoảng 11% nhu cầu. Sửa đổi 7 tiêu chí Theo đó, 7 tiêu chí sẽ phải sửa đổi là thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu lao động, chợ nông thôn, nhà ở dân cư, kiên cố hóa kênh mương, nghĩa trang nhân dân và hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Kinh tế hợp tác (Bộ NN&PTNT) cho biết, thời gian qua, nhiều địa phương quan tâm đến tiêu chí thu nhập bình quân đầu người của xã NTM mới gấp 1,2-1,5 (tùy từng vùng) so với trung bình chung của tỉnh. Ông Lộc nói, tiêu chí này không có ý nghĩa khi các xã này tiến hành làm NTM. Cái này là máy móc, đưa từ xã thí điểm của T.Ư vào. Thứ nữa, theo thông lệ chung của quốc tế, họ tính bình quân USD/người, sẽ có cái nhìn khái quát hơn. Vì vậy, sắp tới, chúng tôi đề xuất đưa ra một con số tuyệt đối, là 800 -1.000 USD/người. Hiện, theo điều tra, thì mức thu nhập của người dân nông thôn chỉ khoảng 400 USD/người/năm, như vậy là nếu mục tiêu tăng lên 2-2,5 lần thu nhập đó là 800-1000 USD/người. Tiêu chí thứ 2 là và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Theo yêu cầu, xã NTM phải có 35% lao động nông nghiệp, còn lại phải chuyển sang loại hình khác, phi nông nghiệp. Như vậy, nếu tính trong cả tỉnh, cả nước thì chỉ tiêu này có ý nghĩa, nhưng tính trong địa bàn một xã, lại không hợp lý, không có tính đại diện cao. Chẳng hạn, vùng Đà Lạt (lâm Đồng), làm toàn nông nghiệp công nghệ cao, lao động nông nghiệp tới 70-80%. Hiện nay, đến mùa thu hoạch họ vẫn đi thuế lao động. Tuy vậy, nhưng thu nhập của họ rất cao, 29-30 triệu đồng/người. Như vậy, không thể nói họ đạt tiêu chí này, nhưng không đạt tiêu chí kia mà họ không làm được nông thôn mới được, cần phải bỏ tiêu chí này trong phạm vi một xã. Còn các tiêu chí khác, do các bộ, ngành hướng dẫn chưa hợp lý, nên các địa phương đôi khi còn hiểu sai. Chẳng hạn tiêu chí về chợ, hiện các xã đang hiểu là muốn làm NTM, mỗi xã phải có quy hoạch một chợ. Trong khi, huyện là đơn vị quyết định quy hoạch này, dọ vậy chẳng hạn một xã có 20 xã, thì quy hoạch khoảng 10 xã có chợ thôi, vì mở chợ không dễ, không phải cứ muốn là được. Do vậy, tiêu chí này, Bộ Công Thương phải hướng dẫn lại, đề người dân và các địa phương hiểu. Hay tiêu chí thủy lợi, Bộ NN&PTNT cũng hướng dẫn chưa được đầy đủ. Theo đó, chẳng hạn như khu vực ĐBSCL, họ cần kiên cố hóa cống, trạm bơm, chứ còn kiên cố hóa kênh mương thì không hợp lý. Chẳng hạn đường giao thông nội đồng, cũng không hợp lý khu vực này, nên cần hướng dẫn lại. Hay tiêu chí nhà ở dân cư cũng vậy. Theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng hướng dẫn là phải 4 cứng, nghĩa là phải mái cứng. Thế nhưng, ở ĐBSCL họ không cần cái cứng đó, mà nếu dùng lá dừa nước, có thể làm tốt thì có thể được 20 năm. Hay quy định xã phải có nghĩa trang, chúng ta quy định là xã phải có nghĩa trang theo quy hoạch, nó cũng không phù hợp với vùng sông nước. Hay là tiêu chí hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, thì hiệu quả nó cũng vô cùng, cần phải xem lại. Theo ông Lộc, sau khi tổng kết 11 xã thí điểm của T.Ư vào 31-12 này, cùng với những đánh giá, khảo sát của các địa phương khi thực hiện Chương trình Quốc gia xây dựng NTM toàn quốc, từ đó, tổng kết, đề xuất để sửa đổi cho phù hợp tình hình mới của địa phương, đất nước.
Huyện Văn Giang đón Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và gặp mặt kỷ niệm 25 năm tái lập
Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 30/01/2024 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt cuối năm 2023
Quyết định số 283/QĐ-UBND ngày 30/01/2024 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đợt cuối năm 2023
Hướng dẫn thực hiện tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Quyết định ban hành Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao, quy định thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025