22/08/2023 | lượt xem: 2 Tình hình sản xuất nông nghiệp tháng 8, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 9 năm 2023 Trong tháng ngày trời nắng, xen kẽ mưa rào đến mưa to, thời tiết trong tháng tương đối thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển. 1. Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. - Cây lúa: Đến ngày 15/08/2023, cơ bản người dân đã chăm sóc xong, hiện nay, cây lúa đang ở giai đoạn đứng cái - làm đòng. Nhìn chung thời tiết tương đối thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển, đồng thời cũng thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh gây hại đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn ... - Cây rau màu Đến ngày 21/8/2023, toàn tỉnh trồng được 4.363 ha rau màu hè thu, trong đó ngô 596 ha, dược liệu, HCC 1.036 ha, lạc, đậu tương các loại 44 ha, rau màu các loại 2.593 ha. Các loại cây trồng hiện nay sinh trưởng, phát triển tốt. Đến ngày 21/8/2023, toàn tỉnh thu hoạch được 687 ha rau màu các loại. - Cây ăn quả Cây có múi đang ở giai đoạn phát triển quả; cây nhãn sớm đã cơ bản thu hoạch, trà nhãn chính vụ đang cho thu hoạch rộ, giá bán trung bình từ 20.000-30.000 đồng/kg. Chuối tây đang cho thu hoạch, năng suất khá, bán giá cao hơn năm trước từ 2000-3000 đồng/kg. - Bảo vệ thực vật: + Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành (Bướm) vũ hóa và đẻ trứng kéo dài và có mật đội cao hơn rõ rệt so với cùng lứa của những năm gần đây, mật độ bướm phổ biến 1 - 2 con/m2, nơi cao 5 - 7 con/m2, cục bộ trên 10 con/m2; Mật độ trứng phổ biến 20 - 30 quả/m2, nơi cao trên 50 quả/m2; sâu non đã và đang nở rộ trên các trà lúa, đặc biệt là diện lúa gieo cấy sớm, ruộng xanh tốt; mật độ sâu phổ biến 15-20 con/m2, nơi cao 40-50 con/m2, cục bộ trên 70 con/m2 và tiếp tục gia tăng đến cuối tháng 8, diện tích nhiễm 2.380ha, nhiễm nặng 70 ha, nông dân phòng trừ tốt nơi có mật độ cao được 2.030 ha. +Trên cây ăn quả, cây có múi: Nhện trắng, nhện rám vàng, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh vàng lá gân xanh, loét vi khuẩn tiếp tục gây hại nhẹ, cục bộ; sâu vẽ bùa, rệp, bọ trĩ gây hại rải rác những cây đang ra lộc non; cây nhãn: Bệnh sương mai (thối quả) xuất hiện rải rác, tỉ lệ hại phổ biến 0,3-0,5% số quả; nhìn chung, nông dân đã phòng trừ tốt nơi bệnh phát sinh đạt kết quả tốt, đảm bảo thời gian cách ly. 2. Chăn nuôi – thuỷ sản và công tác thú y - Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, tiếp tục chỉ đạo các địa phương hướng dẫn các hộ chăn nuôi phát triển đàn, tăng đàn chủ yếu ở các cơ sở đảm bảo điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học; làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Theo báo cáo của Cục Thống kê, tổng đàn gia súc, gia cầm ở thời điểm hiện tại: đàn lợn 508.230 con, đàn trâu 4360 con, đàn bò: 31.235 con , đàn gia cầm 9,476 triệu con tổng đàn. Hình thức và quy mô chăn nuôi chuyển dần theo hướng giảm chăn nuôi quy mô nông hộ, tăng chăn nuôi quy mô trang trại đảm bảo an toàn sinh học (ATSH), an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường gắn với việc thi hành Luật Chăn nuôi. - Thú y: Sở đã chỉ đạo Chi cục Thú y và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản vụ Thu - Đông năm 2023; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện tốt, đã kiểm dịch vận chuyển được 8.120 con lợn; 80.502 con gia cầm; 7.000 kg lông vũ; 710.966 kg thịt gia súc, gia cầm; 147.771 kg xúc xích, thịt hun khói; 71.822 kg da lợn; 66.656 kg phụ phẩm. kiểm soát giết mổ được 14.184 con gia cầm; 1.231 con lợn. Đã cấp 01 giấy chứng nhận quảng cáo thuốc thú y; 01 giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y. - Thuỷ sản: Toàn tỉnh sản xuất và kinh doanh được 45 triệu con cá bột, 15 triệu con cá hương và cá giống; sản lượng cá thương phẩm đạt 4.300 tấn (trong đó nuôi 4.293 tấn, khai thác 7 tấn), sản lượng thủy đặc sản 50 tấn. 3. Công tác thuỷ lợi, quản lý đê điều - Thủy lợi: Sở chỉ đạo các Công ty KTCTTL và các huyện, thành phố, theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, cập nhật mực nước trên hệ thống sông Bắc Hưng Hải. Đã phối hợp với Công ty TNHH một thành viên KTCTTL tỉnh huy động 100% các trạm bơm tiêu hoạt động 24/24 h tiêu úng kịp thời cho diện tích úng do mưa lớn. - Quản lý đê điều: Công tác kiểm tra đê điều được chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt nên trong tháng không có trường hợp vi phạm đê điều xảy ra; đã cấp 02 biển xe hộ đê; 46 biển xe được phép đi trên đê. Sở đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường thường trực, phân công cán bộ đảm bảo việc trực ban, canh gác nước theo cấp báo động, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, lực lượng, vật tư PCLB, sẵn sàng triển khai, ứng cứu khi bão, lũ xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”; đang đôn đốc nhà thầu thi công thiện hạng mục: công trình cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê trên thực địa tuyến đê tả sông Hồng đoạn từ K76+894 đến K127+260 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, thi công gói thầu xây lắp thuộc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật duy tu bảo dưỡng đê điều năm 2023, tỉnh Hưng Yên… 4. Xây dựng nông thôn mới và Phát triển nông thôn 4.1. Xây dựng nông thôn mới: Kiểm tra đôn đốc hướng dẫn các xã, huyện đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đề nghị NTM kiểu mẫu; tổ chức thẩm định các xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đợt 1 năm 2023. 4.2. Về Phát triển nông thôn: tham mưu xây dựng Dự thảo Báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 24/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (kèm Báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 24/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Đề án Phát triển tổng thể kinh tế - xã hội vùng bãi sông Hồng, sông Luộc tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030). Phối hợp Báo Hưng Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tuyên truyền, phổ biến mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình OCOP; Hỗ trợ chủ thể xây dựng Clip sản phẩm OCOP và bán hàng livetream sản phẩm OCOP. Đôn đốc công tác tổ chức thi công xây dựng công trình Cải tạo, nâng cấp đường GTNT tại 04 xã: Đông Ninh - huyện Khoái Châu, Hùng An - huyện Kim Động, Hoàng Hanh - thành phố Hưng Yên và Thiện Phiến - huyện Tiên Lữ theo Đề án phát triển kinh tế vùng bãi. 5. Công tác khác 5.1. Công tác xúc tiến thương mại và chuyển giao tiến bộ Khoa học - kỹ thuật Phối hợp với sở Văn hóa tham gia 02 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông đặc sản, sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên: Long nhãn, hạt sen, mật ong, tinh bột nghệ, các sản phẩm trà hoa, các sản phẩm mầm đậu nành,... tại thành phố Hà Nội. 5.2. Công tác Kiểm lâm: Ban hành Quyết định về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2023 (QĐ số 119/QĐ-CCKL ngày 8/8/2023). Kết quả, đã kiểm tra được 6 cơ sở, công ty, doanh nghiệp kinh doanh, chế biến lâm sản; 100% các cơ sở, công ty, doanh nghiệp trên đều chấp hành tốt các quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản; 5.3. Về công tác Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Công tác thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu giám sát ATTP và xử lý vi phạm: Đang triển khai 01 đoàn kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn các xã/phường trên địa bàn tỉnh. 5.4. Về công tác cải cách hành chính Công tác cải cách hành chính được sở quan tâm, chỉ đạo thực hiện hiệu quả; Lãnh đạo Sở đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường rà soát, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật; thường xuyên rà soát, đề nghị công bố TTHC theo quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện TTHC, từ 15/7/2023 đến 14/8/2023, Sở đã tiếp nhận 39 hồ sơ (trong đó có 38 hồ sơ tiếp nhận trực tuyến), trả kết quả 39 hồ sơ trước hạn; 100% hồ sơ điện tử được tiếp nhận online và trả kết quả trước hạn, không có phản ánh kiến nghị đối với TTHC. Văn phòng Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên
Quyết định số 37/2024/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên
Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về giải thể Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thư chức mừng: Nhân kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (14/11/1945-14/11/2024)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3