30/03/2022 | lượt xem: 2 Tình hình sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn Quý I năm 2022 Thời tiết vụ Xuân nay tương đối thuận lợi cho quá trình ra hoa của một số loại cây ăn quả của tỉnh. Tuy nhiên, tại thời điểm gieo, cấy tập trung có 01 đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ ngày 19-25/2 đã ảnh hưởng đến một số diện tích lúa gieo thẳng trên địa bàn tỉnh (hơn 400 ha gieo thẳng bị chết). Đợt rét này cũng làm chậm thời gian sinh trưởng của mạ và làm chậm tiến độ gieo cấy. Sở Nông nghiệp & PTNT đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành và các địa phương chỉ đạo, tổ chức thực hiện sản xuất nông nghiệp tập trung các nguồn lực, máy móc, các điều kiện cần thiết để tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi để gieo cấy lúa đảm bảo hoàn thành kế hoạch trong khung lịch thời vụ đã chỉ đạo cơ bản đảm bảo kế hoạch sản xuất đề ra. 1. Trồng trọt - Bảo vệ thực vật: - Làm đất, gieo cấy lúa: Bắt đầu triển khai cầy ải, cầy lật đất từ 03/12/2021 kết quả cày ải được 21.720 ha đạt 97% cày ái, đến ngày 20/02/2022 các địa phương cơ bản hoàn thành làm đất gieo cấy theo kế hoạch. - Gieo thẳng và cấy: Đến ngày 10/3/2022 toàn tỉnh hoán thành công tác gieo cấy (chậm hơn so với kế hoạch khoảng 05 ngày), tổng diện tích gieo, cấy khoảng 27.069ha (đạt 100,7% kế hoạch), trong đó diện tích gieo thẳng là: 7.674 ha, diện tích cấy là: 19.385 ha, đã hoàn thành chăm sóc lần 1 và chăm sóc đợt 2 được 25.947 ha. Nhìn chung, lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh nhanh, ít có diện tích nghẹt rễ sau cấy. - Rau màu vụ Xuân: Đến ngày 25/3/2022 toàn tỉnh trồng được 5.973 ha rau màu các loại (đạt 79,63 kế hoạch). Trong đó: Cây ngô trồng được 988ha; lạc, đậu tương: 576ha; dược liệu, hoa cây cảnh: 1.109 ha; Rau các loại: 3.300 ha. Hiện nay, các cây trồng đang sinh trưởng phát triển sinh khối, một số rau màu ngắn ngày đã cho thu hoạch. - Cây ăn quả: Cây nhãn, vải và cây có múi: đang ở giai đoạn nở hoa - đậu quả non, người dân đang tiến hành áp dụng các biện pháp chăm sóc, bảo vệ để tăng tỷ lệ đậu quả. Các loại cây ăn quả khác: đang trong giai đoạn đâm trồi, nảy lộc, một số đang trong giai đoạn nở hoa. - Trồng cây nhân dân: Hiện nay các huyện, thị xã, thành phố đang triển khai đang triển khai Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 18/11/2021 của UBND tỉnh Hưng Yên về trồng cây nhân dân tỉnh Hưng Yên giai đoạn năm 2022-2025. 1.2. Công tác Bảo vệ thực vật Sở đã chỉ đạo Chi cục BVTV phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố triển khai, tổ chức diệt chuột vụ Xuân 2022 trên toàn tỉnh kết thúc diệt chuột đợt 1 được trên 4,6 triệu con; vì vậy chuột gây hại nhẹ, cục bộ trên lúa ở khu vực ven làng, gần gò đống, làng, khu công nghiệp, tỷ lệ hại nơi cao 0,3-1% số dảnh. Nhìn chung, sâu, bệnh gây hại nhẹ với mức độ thấp trên lúa; trên ngô: Sâu keo mùa thu xuất hiện và gây hại rải rác, mật độ phổ biến 0.5-1 con/m2, cục bộ 1-3con/m2; trên cây có múi: Sâu vẽ bùa phát sinh và gây hại trên một số vườn đang ra lộc xuân mà không phòng trừ kịp thời; tỷ lệ hại nơi cao 7-10% số lá. Ngoài ra, nhện đỏ, bọ trĩ gây hại nhẹ, rải rác, trên nhãn, vải: Bệnh sương mai xuất hiện và gây hại rải rác trên diện nhãn, vải đang ra hoa; tỷ lệ hại phổ biến 0,5-0,7%, nơi cao 1-3% chùm hoa. Ngoài ra, rệp muội, sâu đục giò hoa gây hại rải rác nông dân chủ động các biện pháp phòng trừ, không có thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Công tác dự tính, dự báo được thực hiện thường xuyên đảm bảo chính xác, kịp thời; cán bộ kỹ thuật bám sát đồng ruộng, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ hiệu quả. 2. Chăn nuôi – thuỷ sản và công tác thú y. 2.1. Chăn nuôi Những tháng đầu năm 2022 tình hình chăn nuôi phát triển khá ổn định, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là DTLCP; tuy nhiên, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở Hưng Yên vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của giá vật tư đầu vào cao (thức ăn tăng từ 25-40%), cộng với diễn biến bất thường của dịch bệnh Covid – 19 làm ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng thực phẩm, chi phí vận chuyển tăng; xong, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp – PTNT, sự phối hợp có hiệu quả của các cấp, các ngành, sự cố gắng của người chăn nuôi, tình hình chăn nuôi phát triển khá ổn định, tại các trang trại và các cơ sở đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học đã tăng đàn, tái đàn trở lại. Theo báo cáo nhanh của các huyện, thành phố tổng đàn lợn tính đến thời điểm hiện tại khoảng 466.000 con, đàn gia cầm trên 9,7 triệu con, đàn trâu, bò trên 35.500 con. Chất lượng con giống được nâng lên 100% là lợn nạc và siêu nạc, 100% đàn bò được sind hóa (trong đó đàn bò lai 3 máu, 4 máu chiếm trên 40%), đàn gà lông màu chiếm 90% (trong đó gà Đông tảo, Đông tảo lai chiếm trên 35%) tổng đàn. Hình thức và quy mô chăn nuôi chuyển dần theo hướng giảm chăn nuôi quy mô nông hộ, tăng chăn nuôi quy mô trang trại đảm bảo an toàn sinh học (ATSH), an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường gắn với việc thi hành Luật Chăn nuôi 2.2. Thuỷ sản Trong quý, sản xuất và kinh doanh được 70 triệu con cá bột, 8 triệu con cá hương và cá giống; thu hoạch 9.303 tấn cá thương phẩm (trong đó, sản lượng nuôi trên 9.292 tấn; sản lượng khai thác 11 tấn). Kiểm tra tình hình khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh; đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn nông, ngư dân chấp hành đúng Luật thủy sản và các quy định trong khai thác thủy sản. 2.3. Công tác thú y Công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được quan tâm chỉ đạo; đã ban hành văn bản chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tập trung phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia; (Kế hoach 275/KH-SNN-TY ngày 29/12/2021 về việc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản vụ Xuân – Hè năm 202); tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm nhìn chung ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn, đàn gia súc gia cầm đã ổn định, phát triển tốt; Triển khai thực hiện Công văn số 222/SNN ngày 8/3/2022 về việc triển khai tổng vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường từ ngày 15/3 đến hết ngày 15/4/2022 các địa phương đã phụn được 720 lít hóa chất khử trùng tương ứng 720.000 m2 chuồng trại chăn nuôi và môi trường được khử trùng tiêu độc; kiểm dịch được trên 30.497 con lợn, 211.921 con gia cầm; 1.870.154 kg thịt gia súc, gia cầm, 389.051kg xúc xích, thịt hun khói, 145.808 kg phụ phẩm động vật, 74.218 kg bì lợn sấy; 26.200 tấn da lợn; 11.800 kg chân giò lợn đông lạnh, 13.726 kg lông vũ....; kiểm soát giết mổ 17.013 con lợn, 15.462 con gia cầm. Kiểm tra và dán 2.598 tem vệ sinh thú y cho sản phẩm động vật tại cơ sở chế, chế biến và kinh doanh sản phẩm động vật. 3. Công tác thuỷ lợi, đê điều và phòng chống lụt bão. 3.1. Công tác thủy lợi Đã phối hợp với công ty TNHH một thành viên KTCTTL và các địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác nạo vét Đông Xuân và đắp đê Bắc Hưng Hải, toàn tỉnh nạo vét Đông Xuân và đắp đê Bắc Hưng Hải được 628.472.m3, đạt 89% so với kế hoạch so với kế hoạch; kiểm tra, tu sửa, bảo dưỡng, thay thế máy móc, thiết bị, tổ chức giải tỏa vi phạm công trình thủy lợi. Bám sát lịch xả nước các Hồ thuỷ điện phân công cán bộ trực ban 24h/24h thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để tập trung lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy vụ Xuân, đến ngày 26/01/2022 toàn tỉnh đã đổ ải cho 26.880 ha, đạt 100 % KH;, đồng thời lấy nước tích trữ vào các hệ thống sông trục, kênh mương… để tưới dưỡng cho lúa sau cấy. 3.2. Công tác đê điều và phòng chống lụt bão Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra công tác đê điều; trong quý,không có vi phạm hành lang bảo vệ đê điều tiến hành rà soát, xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai các cấp. Tiếp tục triển khai thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị công trình sửa chữa, nâng cấp cống qua đê trạm bơm Triều Dương thuộc dự án đê tả sông Luộc kéo dài; tổ chức lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật các hạng mục thuộc Kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều năm 2022, tỉnh Hưng Yên trình Tổng cục Phòng chống thiên tai thẩm định và phê duyệt. 4. Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt công tác tham mưu UBND tỉnh, BCĐ tỉnh chỉ đạo, điều hành các địa phương thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM: Trong quý mưu UBND tỉnh quyết định công nhận 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021. Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 11/02/2022 về phát triển làng nghề và ngành nghề năm 2022; Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 19/01/2022 thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Hưng Yên năm 2022; báo cáo kết quả thực hiện Chương trình OCOP 2021 và kế hoạch thực hiện chương trình OCOP năm 2022; Kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ mô hình phát triển nâng hạng sản phẩm OCOP 2022; Triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ đường giao thông phục vụ sản xuất của làng nghề Hoa, cây cảnh Liên Nghĩa, huyện Văn Giang; dự án hỗ trợ đường giao thông nâng hạng sản phẩm OCOP của vùng sản xuât nghệ xã Chí Tân, huyện Khoái Châu. Tổ chức bàn giao mặt bằng thi công xây dựng Công trình cải tạo, nâng cấp đường GTNT tại 03 xã: Thắng Lợi - huyện Văn Giang; Tân Châu - huyện Khoái Châu và Nguyên Hòa - huyện Phù Cừ theo Đề án phát triển kinh tế vùng bãi. 5. Công tác đầu tư xây dựng: Sở đã chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư công trình đẩy nhanh tiến độ, thực hiện quản lý chất lượng, quản lý đầu tư, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định. Với tổng số 10 dự án trong đó: - 03 Dự án chuyển tiếp: Dự án đầu tư xây dựng công trình bờ bao trạm bơm Bảo Khê, thành phố Hưng Yên; Dự án Hệ thống thủy lợi vùng chuyên canh cây nhãn, cây vải tỉnh Hưng; Dự án đầu tư xây dựng trạm bơm Hòa Đam 1, thị xã Mỹ Hào. - 07 dự án khởi công mới: Dự án Cải tạo, kè gia cố mái kênh trung thủy nông Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (đoạn từ cầu Lường đến cầu Dậu phường Bạch Sam); Dự án Cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nội đồng và hệ thống kênh thủy lợi phục vụ chống úng vùng nông nghiệp chuyển đổi xã Vĩnh Xá, huyện Kim Động; Dự án Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Đồng Lý, huyện Kim Động được Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên; Dự án xây dựng, nâng cấp trạm bơm Ngọc Lâm, thị xã Mỹ Hào; Dự án Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Hoàng Nha, huyện Văn Lâm; Dự án Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu T11, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng 6. Công tác khác 6.1. Công tác khuyến nông: Phối hợp với các địa phương xây dựng, triển khai thực hiện các mô hình: Mô hình Chăn nuôi Gà đông tảo lai theo hướng hữu cơ; Mô hình Chăn nuôi vịt thương phẩm; Mô hình Chăn nuôi vịt thương phẩm; Mô hình Nuôi ghép cá trắm cỏ là chính trong ao…; Dự án “Xây dựng và phát triển mô hình thâm canh cam nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm cam Hưng Yên” giai đoạn 2020-2022. Tổ chức 06 tập huấn kỹ thuật phục vụ công tác chuyển đổi, nâng cao, hiệu quả sản xuất nông nghiệp; lớp đào tạo tập huấn nâng cao năng lực, trình độ kỹ thuật trong trồng, thâm canh và chăm sóc lúa vụ Xuân 2022 cho nông dân các địa phương trên toàn tỉnh. . 6.2. Công tác kiểm lâm: Công tác tham mưu Ban hành Kế hoạch kiểm tra, tuần tra việc chấp hành quy định của pháp luật lĩnh vực Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2022; quyết định về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2022.Tiếp nhận, kiểm tra và xác nhận 08 thủ tục hành chính nội bộ (trong đó có 01 biên bản kiểm tra lâm sản và 07 biên bản xác nhận nguồn gốc động vật hoang dã); 6.3. Công tác quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản: Công tác thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu giám sát ATTP và xử lý vi phạm: Sở thành lập 01 đoàn kiểm tra liên ngành ATTP dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội xuân 2022. Đoàn tiến hành kiểm tra điều kiện đảm bảo ATTP tại 07 cơ sở, lấy 02 mẫu kiểm tra một số chỉ tiêu ATTP, kết quả không mẫu nào phát hiện vi phạm. Hoàn thành 01 đoàn giám sát điều kiện đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản đợt 1 năm 2022. Đã lấy 139 mẫu sản phẩm nông sản tại 37 cơ sở, kết quả 5 mẫu sản phẩm động vật dương tính với hàn the, 3 mẫu thực vật dương tính với nitrat. Hiện đang triển khai 01 đoàn kiểm tra ATTP các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản; 01 đoàn giám sát điều kiện đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản đợt 2 năm 2022. 6.4. Công tác tổ chức cán bộ, cải cách hành chính: Thực hiện tốt các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức như nâng bậc lương, nâng ngạch ... Đã ký giao ước thi đua Khối kinh tế chuyên ngành và các Sở Nông nghiệp và PTNT vùng Đồng bằng sông Hồng Trung du Miền núi phía bắc; hướng dẫn các đơn vị trực thuộc đăng ký thi đua năm 2021; Sở đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác cải cách hành chính năm 2021, đã ban hành: Kế hoạch cải cách hành chính, Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính và Kế hoạch rà soát thủ tục hành chính năm 2022 ; trong quý I đã trả kết quả đúng hẹn 131 hồ sơ thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật, nông lâm sản, kiểm lâm và thủy lợi. Văn phòng Sở
Quyết định số 37/2024/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên
Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về giải thể Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thư chức mừng: Nhân kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (14/11/1945-14/11/2024)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3