Tình hình sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn Quý I năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm trong Quý II năm 2024

Đến ngày 26/3/2024, toàn tỉnh trồng được 6.191 ha rau màu các loại (đạt 95,2% kế hoạch); thời điểm hiện tại, theo báo cáo của Cục Thống kê: tổng đàn gia súc, gia cầm: đàn lợn 512.947 con (tăng 1,9% so với CKNT), đàn gia cầm 9,145 triệu con (tăng 2,1% so với CKNT), đàn trâu, bò 35.202 con (tăng 1,1% so với CKNT).

1. Trồng trọt - Bảo vệ thực vật:

1.1. Công tác làm đất, gieo cấy:

- Làm đất: Bắt đầu triển khai cầy ải, cầy lật đất từ 10/11/2023 đến ngày 23/02/2024 các địa phương cơ bản hoàn thành tiến độ làm đất gieo cấy theo kế hoạch.

- Gieo mạ: Đến ngày 15/02/2024 toàn tỉnh cơ bản gieo mạ xong, được 1.685 ha, trong đó mạ nền cứng (qui dược) 1.129 ha, mạ dày xúc 556ha.

- Gieo thẳng và cấy: Đến ngày 5/3/2024 tổng diện tích gieo, cấy là 24.208 ha (đạt 100,2%KH) trong đó diện tích gieo thẳng là 7.685 ha, diện tích cấy máy là 2.100ha, cấy tay là 14.423ha.

- Trồng rau màu vụ Xuân: Đến ngày 26/3/2024 toàn tỉnh trồng được 6.191 ha rau màu các loại (đạt 95,2% kế hoạch). Trong đó: Cây ngô trồng được 978ha; lạc, đậu tương: 431 ha; dược liệu, hoa cây cảnh: 1.360 ha; Rau các loại: 3.422 ha. Thu hoạch rau màu vụ Xuân được 508 ha rau các loại.

- Cây ăn quả:

Cây nhãn, vải: đang ở giai đoạn ra hoa và đậu quả non, người dân đang tiến hành áp dụng các biện  pháp chăm sóc, bảo vệ để tăng tỷ lệ đậu quả.

Cây chuối và cây có múi: Cây có múi đang ở giai đoạn đâm chồi, nảy lộc, ra hoa và đậu quả non, một số diện tích chuối đang cho thu hoạch. Người dân đang tiến hành chăm sóc, bảo vệ để cây sinh trưởng, phát triển tốt.

 - Trồng cây nhân dân: Hiện nay các huyện, thị xã, thành phố đang triển khai đang triển khai Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 18/11/2021 của UBND tỉnh Hưng Yên về trồng cây nhân dân tỉnh Hưng Yên giai đoạn năm 2022-2025.

Tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND Thành phố tổ chức thành công Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn năm 2024 vào ngày 15/2 tức ngày mồng 6 tết.

1.2. Công tác Bảo vệ thực vật

Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố triển khai, tổ chức diệt chuột vụ Xuân 2024 trên toàn tỉnh. Kết quả diệt chuột đợt 1 đã có 137/159 xã, phường, thị trấn đặt bả, ước tính đã diệt được khoảng 4,1 triệu con chuột. Các địa phương đã và đang triển khai diệt chuột đợt 2 tập trung ở những khu vực chuột còn hoạt động. Mức độ gây hại thấp hơn so với Xuân 2023.

Nhìn chung trên lúa, sâu, bệnh gây hại nhẹ với mức độ thấp; trên ngô: Sâu keo mùa thu phát sinh và gây hại nhẹ, mật độ phổ biến 0,5-1 con/m2, nơi cao 2-3 con/m2. Ngoài ra, bệnh khô vằn, thối thân, sâu xám, sâu khoang gây hại nhẹ, rải rác; trên cây có múi: Sâu vẽ bùa: Gây hại cục bộ ở một số vườn đang ra lộc Xuân mà không phòng trừ kịp thời; tỷ lệ hại nơi cao 5-7% số lá; cây nhãn, vải bệnh sương mai, thán thư xuất hiện và gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-3% chùm hoa (cấp bệnh 1). Công tác dự tính, dự báo được thực hiện thường xuyên đảm bảo chính xác, kịp thời; cán bộ kỹ thuật bám sát đồng ruộng, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

2. Chăn nuôi – thuỷ sản và công tác thú y.

2.1. Chăn nuôi

Những tháng đầu năm 2024 tình hình chăn nuôi phát triển ổn định, con giống tiếp tục được sản xuất tại các trang trại, hộ chăn nuôi đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học, phục vụ cho công tác tái đàn năm 2024, chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm. Theo báo cáo của Cục Thống kê: tổng đàn gia súc, gia cầm ở thời điểm hiện tại: đàn lợn 512.947 con (tăng 1,9% so với CKNT), đàn gia cầm 9,145 triệu con (tăng 2,1% so với CKNT), đàn trâu, bò 35.202 con (tăng 1,1% so với CKNT). 

2.2. Thuỷ sản

Trong quý, sản xuất và kinh doanh được 19,5 triệu con cá bột, 23 triệu con cá hương và cá giống; Theo báo cáo của Cục Thống kê thu hoạch 12.800 tấn cá thương phẩm (trong đó, sản lượng nuôi trên 12.77 tấn; sản lượng khai thác 23 tấn). Chỉ đạo cơ quan chuyên môn kiểm tra tình hình khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh; đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn nông, ngư dân chấp hành đúng Luật thủy sản và các quy định trong khai thác thủy sản. Hướng dẫn các hộ nuôi trồng thủy sản phương pháp phòng, trị bệnh cho động vật thủy sản; phương pháp thu hoạch và công tác chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp.

2.3. Công tác thú y

          Công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được quan tâm chỉ đạo; đã ban hành văn bản chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tập trung  phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia; (Kế hoạch 243/KH-SNN-TY ngày 22/12/2022 về việc triển khai, thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản vụ xuân – hè năm 2023); tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm nhìn chung ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn,  đàn gia súc gia cầm đã ổn định, phát triển tốt. Triển khai thực hiện tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường từ ngày (01/3/2023 - 31/3/2023), đến ngày 16/3/2023 các địa phương phun được: 9.565 lít hóa chất khử trùng do tỉnh hỗ trợ tương ứng với 9.565.000 lượt m2 chuồng trại chăn nuôi và môi trường được khử trùng, tiêu độc; Kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật được: 20.267 con lợn; 111.959 con gia cầm; 4.802.805 kg thịt gia súc, gia cầm; 397.966 kg xúc xích, thịt hun khói; 11.300 kg phụ phẩm động vật; 211.375 kg bì lợn sấy; 11.800 kg móng giò; 104.490 kg lông vũ; kiểm soát giết mổ 34.834 con gia cầm; 3.363 con lợn; cấp giấy chứng nhận 05 giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y; 04 giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y; 08 chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc thú y.

3. Công tác thuỷ lợi, đê điều và phòng chống lụt bão.

3.1. Công tác thủy lợi

Đã phối hợp với công ty TNHH một thành viên KTCTTL và các địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác nạo vét Đông Xuân và đắp đê Bắc Hưng Hải, toàn tỉnh nạo vét Đông Xuân và đắp đê Bắc Hưng Hải được 711.789 m3, đạt 100% so với kế hoạch so với kế hoạch; kiểm tra, tu sửa, bảo dưỡng, thay thế máy móc, thiết bị, tổ chức giải tỏa vi phạm công trình thủy lợi. Bám sát lịch xả nước các Hồ thuỷ điện phân công cán bộ trực ban 24h/24h thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để tập trung lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy vụ  Xuân, đến ngày 9/02/2023 toàn tỉnh đã đổ ải cho 24.154 ha, đạt 100 % KH, đồng thời lấy nước tích trữ vào các hệ thống sông trục, kênh mương để tưới dưỡng cho lúa sau cấy.

3.2. Công tác đê điều và phòng chống lụt bão

Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra công tác đê điều; trong quý, trên địa bàn huyện Khoái Châu xảy ra vụ vi phạm dùng máy xúc san gạt, đào đất trong hành lang bảo vệ kè, Sở Nông nghiệp và PTNT đã gửi  văn bản UBND huyện Khoái Châu có biện pháp xử lý, giải tỏa vụ vi phạm trên. Xây dựng Kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều năm 2024, tỉnh Hưng Yên trình Tổng cục Phòng chống thiên tai thẩm định và phê duyệt.

Đang triển khai thi công thực hiện công trình Xử lý khẩn cấp sự cố sạt trượt mái đê phía đồng vị trí K83+370-K83+400 đê tả sông Hồng, thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang.

 4.  Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện tốt công tác tham mưu UBND tỉnh, BCĐ tỉnh chỉ đạo, điều hành các địa phương thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM: UBND tỉnh có quyết định công nhận các xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đợt cuối năm 2023. Trình UBND tỉnh về việc đề nghị khen thưởng và hỗ trợ kinh phí tổ chức đón bằng, hỗ trợ xây dựng công trình phúc lợi cho 17 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2023, trình UBND tỉnh Kế hoạch tổ chức cuộc thi "Tuyến đường NTM kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên" năm 2024. Tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2024.

            Tham mưu ban hành văn bản: Quyết định công nhận kết quả đánh giá và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên năm 2023; đồng thời, tham mưu thực hiện hỗ trợ xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất, phát triển sản phẩm OCOP.

          5. Công tác đầu tư xây dựng:

Sở đã chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư công trình đẩy nhanh tiến độ, thực hiện quản lý chất lượng, quản lý đầu tư, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định. Với tổng số 10 dự án trong đó:

- 09 dự án chuyển tiếp: Dự án đầu tư xây dựng Bờ bao kênh xả tiêu trạm bơm Bảo Khê thành phố Hưng Yên; Dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh sau đầu mối trạm bơm Cầu Đừng, huyện Yên Mỹ; Dự án Cải tạo, kè mái sông S6-1 huyện Kim Động; Dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nội đồng và hệ thống kênh Nghè Mạc, huyện Yên Mỹ; Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi và đường sản xuất vùng chuyên canh hoa, cây cảnh xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; Dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường và kênh sau đầu mối trạm bơm Sài Thị, huyện Khoái Châu; Dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường và kênh sau đầu mối trạm bơm Việt Hòa, huyện Khoái Châu; Dự án Cải tạo, nạo vét và kè mái Kênh Trần Thành Ngọ, tỉnh Hưng Yên và Dự án đầu tư xây dựng củng cố, nâng cấp đê tả sông Hồng, tỉnh Hưng Yên (đoạn từ K117+900 đến K127+000).

- 01 dự án khởi công mới: xử lý, khắc phục khẩn cấp về thiên tai, sự cố sạt lở kênh xả tiêu cống Võng Phan tại vị trí K12+010, đê tả sông Luộc, huyện Phù Cừ.

6. Công tác khác

6.1. Công tác xúc tiến thương mại

Tham gia Chương trình Hội chợ xuân Giáp Thìn 2024 tại 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN; Hội chợ xuân OCOP Quảng Ninh - Xuân 2024.

6.2. Công tác khuyến nông:

Phối hợp với  các địa phương xây dựng, triển khai thực hiện các mô hình:   Đề án “Phát triển vùng sản xuất cây ăn quả, hoa cây cảnh tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 - 2025”, Đề án “Phát triển vùng sản xuất cây ăn quả, hoa cây cảnh tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 - 2025”. Mô hình mô hình nuôi ghép cá chép là chính trong ao, mô hình nuôi cá rô phi trong lồng bè...

6.3. Công tác kiểm lâm:

- Sở xây dựng Báo cáo kết quả trồng cây nhân dân năm 2023, kế hoạch trồng cây nhân dân năm 2024; phối hợp với UBND Thành phố tổ chức thành công Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn năm 2024.

- Thành lập Đoàn kiểm tra và đã tiến hành rà soát và kiểm tra đối với 08 hộ gia đình gây nuôi động vật rừng; 09 công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản. Qua kiểm tra, các công ty, cơ sở chấp hành tốt các quy định của pháp luật.

6.4. Công tác quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

Hoàn thành 01 đoàn giám sát điều kiện đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản đợt 1 năm 2024. Kết quả: đoàn đã thực hiện giám sát tại 48 cơ sở; lấy 247 mẫu thực phẩm, trong đó: 245 mẫu kiểm tra nhanh (176 mẫu sản phẩm thực vật, 69 mẫu sản phẩm động vật), kết quả 05/176 mẫu sản phẩm thực vật dương tính với nitrat, 11/69 mẫu sản phẩm động vật dương tính với hàn the; 02 mẫu thực vật kiểm tra định lượng, kết quả không mẫu nào phát hiện vi phạm. Đang triển khai đoàn giám sát điều kiện đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản đợt 2 năm 2024.

6.5. Công tác tổ chức cán bộ, cải cách hành chính:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC của Sở đã tiếp nhận 94 hồ sơ TTHC thuộc các lĩnh vực bảo vệ thực vật, quản lý chất lượng nông lâm sản, thủy lợi, thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, khoa học công nghệ và môi trường, thú y (trong đó có 89 hồ sơ TTHC tiếp nhận trực tuyến, 5 hồ sơ qua bưu chính); đã trả kết quả 98 hồ sơ trước hạn, không có hồ sơ thủ tục quá hạn.

1. Trồng trọt - Bảo vệ thực vật:

1.1. Công tác làm đất, gieo cấy:

- Làm đất: Bắt đầu triển khai cầy ải, cầy lật đất từ 10/11/2023 đến ngày 23/02/2024 các địa phương cơ bản hoàn thành tiến độ làm đất gieo cấy theo kế hoạch.

- Gieo mạ: Đến ngày 15/02/2024 toàn tỉnh cơ bản gieo mạ xong, được 1.685 ha, trong đó mạ nền cứng (qui dược) 1.129 ha, mạ dày xúc 556ha.

- Gieo thẳng và cấy: Đến ngày 5/3/2024 tổng diện tích gieo, cấy là 24.208 ha (đạt 100,2%KH) trong đó diện tích gieo thẳng là 7.685 ha, diện tích cấy máy là 2.100ha, cấy tay là 14.423ha.

- Trồng rau màu vụ Xuân: Đến ngày 26/3/2024 toàn tỉnh trồng được 6.191 ha rau màu các loại (đạt 95,2% kế hoạch). Trong đó: Cây ngô trồng được 978ha; lạc, đậu tương: 431 ha; dược liệu, hoa cây cảnh: 1.360 ha; Rau các loại: 3.422 ha. Thu hoạch rau màu vụ Xuân được 508 ha rau các loại.

- Cây ăn quả:

Cây nhãn, vải: đang ở giai đoạn ra hoa và đậu quả non, người dân đang tiến hành áp dụng các biện  pháp chăm sóc, bảo vệ để tăng tỷ lệ đậu quả.

Cây chuối và cây có múi: Cây có múi đang ở giai đoạn đâm chồi, nảy lộc, ra hoa và đậu quả non, một số diện tích chuối đang cho thu hoạch. Người dân đang tiến hành chăm sóc, bảo vệ để cây sinh trưởng, phát triển tốt.

 - Trồng cây nhân dân: Hiện nay các huyện, thị xã, thành phố đang triển khai đang triển khai Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 18/11/2021 của UBND tỉnh Hưng Yên về trồng cây nhân dân tỉnh Hưng Yên giai đoạn năm 2022-2025.

Tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND Thành phố tổ chức thành công Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn năm 2024 vào ngày 15/2 tức ngày mồng 6 tết.

1.2. Công tác Bảo vệ thực vật

Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố triển khai, tổ chức diệt chuột vụ Xuân 2024 trên toàn tỉnh. Kết quả diệt chuột đợt 1 đã có 137/159 xã, phường, thị trấn đặt bả, ước tính đã diệt được khoảng 4,1 triệu con chuột. Các địa phương đã và đang triển khai diệt chuột đợt 2 tập trung ở những khu vực chuột còn hoạt động. Mức độ gây hại thấp hơn so với Xuân 2023.

Nhìn chung trên lúa, sâu, bệnh gây hại nhẹ với mức độ thấp; trên ngô: Sâu keo mùa thu phát sinh và gây hại nhẹ, mật độ phổ biến 0,5-1 con/m2, nơi cao 2-3 con/m2. Ngoài ra, bệnh khô vằn, thối thân, sâu xám, sâu khoang gây hại nhẹ, rải rác; trên cây có múi: Sâu vẽ bùa: Gây hại cục bộ ở một số vườn đang ra lộc Xuân mà không phòng trừ kịp thời; tỷ lệ hại nơi cao 5-7% số lá; cây nhãn, vải bệnh sương mai, thán thư xuất hiện và gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-3% chùm hoa (cấp bệnh 1). Công tác dự tính, dự báo được thực hiện thường xuyên đảm bảo chính xác, kịp thời; cán bộ kỹ thuật bám sát đồng ruộng, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

2. Chăn nuôi – thuỷ sản và công tác thú y.

2.1. Chăn nuôi

Những tháng đầu năm 2024 tình hình chăn nuôi phát triển ổn định, con giống tiếp tục được sản xuất tại các trang trại, hộ chăn nuôi đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học, phục vụ cho công tác tái đàn năm 2024, chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm. Theo báo cáo của Cục Thống kê: tổng đàn gia súc, gia cầm ở thời điểm hiện tại: đàn lợn 512.947 con (tăng 1,9% so với CKNT), đàn gia cầm 9,145 triệu con (tăng 2,1% so với CKNT), đàn trâu, bò 35.202 con (tăng 1,1% so với CKNT). 

2.2. Thuỷ sản

Trong quý, sản xuất và kinh doanh được 19,5 triệu con cá bột, 23 triệu con cá hương và cá giống; Theo báo cáo của Cục Thống kê thu hoạch 12.800 tấn cá thương phẩm (trong đó, sản lượng nuôi trên 12.77 tấn; sản lượng khai thác 23 tấn). Chỉ đạo cơ quan chuyên môn kiểm tra tình hình khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh; đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn nông, ngư dân chấp hành đúng Luật thủy sản và các quy định trong khai thác thủy sản. Hướng dẫn các hộ nuôi trồng thủy sản phương pháp phòng, trị bệnh cho động vật thủy sản; phương pháp thu hoạch và công tác chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp.

2.3. Công tác thú y

          Công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được quan tâm chỉ đạo; đã ban hành văn bản chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tập trung  phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia; (Kế hoạch 243/KH-SNN-TY ngày 22/12/2022 về việc triển khai, thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản vụ xuân – hè năm 2023); tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm nhìn chung ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn,  đàn gia súc gia cầm đã ổn định, phát triển tốt. Triển khai thực hiện tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường từ ngày (01/3/2023 - 31/3/2023), đến ngày 16/3/2023 các địa phương phun được: 9.565 lít hóa chất khử trùng do tỉnh hỗ trợ tương ứng với 9.565.000 lượt m2 chuồng trại chăn nuôi và môi trường được khử trùng, tiêu độc; Kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật được: 20.267 con lợn; 111.959 con gia cầm; 4.802.805 kg thịt gia súc, gia cầm; 397.966 kg xúc xích, thịt hun khói; 11.300 kg phụ phẩm động vật; 211.375 kg bì lợn sấy; 11.800 kg móng giò; 104.490 kg lông vũ; kiểm soát giết mổ 34.834 con gia cầm; 3.363 con lợn; cấp giấy chứng nhận 05 giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y; 04 giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y; 08 chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc thú y.

3. Công tác thuỷ lợi, đê điều và phòng chống lụt bão.

3.1. Công tác thủy lợi

Đã phối hợp với công ty TNHH một thành viên KTCTTL và các địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác nạo vét Đông Xuân và đắp đê Bắc Hưng Hải, toàn tỉnh nạo vét Đông Xuân và đắp đê Bắc Hưng Hải được 711.789 m3, đạt 100% so với kế hoạch so với kế hoạch; kiểm tra, tu sửa, bảo dưỡng, thay thế máy móc, thiết bị, tổ chức giải tỏa vi phạm công trình thủy lợi. Bám sát lịch xả nước các Hồ thuỷ điện phân công cán bộ trực ban 24h/24h thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để tập trung lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy vụ  Xuân, đến ngày 9/02/2023 toàn tỉnh đã đổ ải cho 24.154 ha, đạt 100 % KH, đồng thời lấy nước tích trữ vào các hệ thống sông trục, kênh mương để tưới dưỡng cho lúa sau cấy.

3.2. Công tác đê điều và phòng chống lụt bão

Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra công tác đê điều; trong quý, trên địa bàn huyện Khoái Châu xảy ra vụ vi phạm dùng máy xúc san gạt, đào đất trong hành lang bảo vệ kè, Sở Nông nghiệp và PTNT đã gửi  văn bản UBND huyện Khoái Châu có biện pháp xử lý, giải tỏa vụ vi phạm trên. Xây dựng Kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều năm 2024, tỉnh Hưng Yên trình Tổng cục Phòng chống thiên tai thẩm định và phê duyệt.

Đang triển khai thi công thực hiện công trình Xử lý khẩn cấp sự cố sạt trượt mái đê phía đồng vị trí K83+370-K83+400 đê tả sông Hồng, thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang.

 4.  Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện tốt công tác tham mưu UBND tỉnh, BCĐ tỉnh chỉ đạo, điều hành các địa phương thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM: UBND tỉnh có quyết định công nhận các xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đợt cuối năm 2023. Trình UBND tỉnh về việc đề nghị khen thưởng và hỗ trợ kinh phí tổ chức đón bằng, hỗ trợ xây dựng công trình phúc lợi cho 17 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2023, trình UBND tỉnh Kế hoạch tổ chức cuộc thi "Tuyến đường NTM kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên" năm 2024. Tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2024.

            Tham mưu ban hành văn bản: Quyết định công nhận kết quả đánh giá và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên năm 2023; đồng thời, tham mưu thực hiện hỗ trợ xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất, phát triển sản phẩm OCOP.

          5. Công tác đầu tư xây dựng:

Sở đã chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư công trình đẩy nhanh tiến độ, thực hiện quản lý chất lượng, quản lý đầu tư, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định. Với tổng số 10 dự án trong đó:

- 09 dự án chuyển tiếp: Dự án đầu tư xây dựng Bờ bao kênh xả tiêu trạm bơm Bảo Khê thành phố Hưng Yên; Dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh sau đầu mối trạm bơm Cầu Đừng, huyện Yên Mỹ; Dự án Cải tạo, kè mái sông S6-1 huyện Kim Động; Dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nội đồng và hệ thống kênh Nghè Mạc, huyện Yên Mỹ; Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi và đường sản xuất vùng chuyên canh hoa, cây cảnh xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; Dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường và kênh sau đầu mối trạm bơm Sài Thị, huyện Khoái Châu; Dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường và kênh sau đầu mối trạm bơm Việt Hòa, huyện Khoái Châu; Dự án Cải tạo, nạo vét và kè mái Kênh Trần Thành Ngọ, tỉnh Hưng Yên và Dự án đầu tư xây dựng củng cố, nâng cấp đê tả sông Hồng, tỉnh Hưng Yên (đoạn từ K117+900 đến K127+000).

- 01 dự án khởi công mới: xử lý, khắc phục khẩn cấp về thiên tai, sự cố sạt lở kênh xả tiêu cống Võng Phan tại vị trí K12+010, đê tả sông Luộc, huyện Phù Cừ.

6. Công tác khác

6.1. Công tác xúc tiến thương mại

Tham gia Chương trình Hội chợ xuân Giáp Thìn 2024 tại 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN; Hội chợ xuân OCOP Quảng Ninh - Xuân 2024.

6.2. Công tác khuyến nông:

Phối hợp với  các địa phương xây dựng, triển khai thực hiện các mô hình:   Đề án “Phát triển vùng sản xuất cây ăn quả, hoa cây cảnh tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 - 2025”, Đề án “Phát triển vùng sản xuất cây ăn quả, hoa cây cảnh tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 - 2025”. Mô hình mô hình nuôi ghép cá chép là chính trong ao, mô hình nuôi cá rô phi trong lồng bè...

6.3. Công tác kiểm lâm:

- Sở xây dựng Báo cáo kết quả trồng cây nhân dân năm 2023, kế hoạch trồng cây nhân dân năm 2024; phối hợp với UBND Thành phố tổ chức thành công Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn năm 2024.

- Thành lập Đoàn kiểm tra và đã tiến hành rà soát và kiểm tra đối với 08 hộ gia đình gây nuôi động vật rừng; 09 công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản. Qua kiểm tra, các công ty, cơ sở chấp hành tốt các quy định của pháp luật.

6.4. Công tác quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

Hoàn thành 01 đoàn giám sát điều kiện đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản đợt 1 năm 2024. Kết quả: đoàn đã thực hiện giám sát tại 48 cơ sở; lấy 247 mẫu thực phẩm, trong đó: 245 mẫu kiểm tra nhanh (176 mẫu sản phẩm thực vật, 69 mẫu sản phẩm động vật), kết quả 05/176 mẫu sản phẩm thực vật dương tính với nitrat, 11/69 mẫu sản phẩm động vật dương tính với hàn the; 02 mẫu thực vật kiểm tra định lượng, kết quả không mẫu nào phát hiện vi phạm. Đang triển khai đoàn giám sát điều kiện đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản đợt 2 năm 2024.

6.5. Công tác tổ chức cán bộ, cải cách hành chính:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC của Sở đã tiếp nhận 94 hồ sơ TTHC thuộc các lĩnh vực bảo vệ thực vật, quản lý chất lượng nông lâm sản, thủy lợi, thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, khoa học công nghệ và môi trường, thú y (trong đó có 89 hồ sơ TTHC tiếp nhận trực tuyến, 5 hồ sơ qua bưu chính); đã trả kết quả 98 hồ sơ trước hạn, không có hồ sơ thủ tục quá hạn.

Văn phòng Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
236 người đang online