25/10/2023 | lượt xem: 2 Về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản tại địa phương Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong hơn 09 tháng đầu năm 2023 cả nước có: 18 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) A/H5N1 tại 11 tỉnh, số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 34.000 con; 390 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 41 tỉnh, thành phố, với hơn 14.000 con lợn mắc bệnh, chết và bị tiêu hủy; 96 ổ dịch Viêm da nổi cục (VDNC) tại 14 tỉnh, số trâu, bò mắc bệnh 438 con; 22 ổ dịch Lở mồm long móng (LMLM) tại 11 tỉnh, thành phố, số gia mắc bệnh 753 con; 03 ổ dịch bệnh Tai xanh tại tỉnh Cao Bằng; 05 ổ dịch bệnh Nhiệt thán tại 03 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên; đặc biệt, có 276 trường hợp chó, mèo nghi mắc bệnh Dại đã được báo cáo tại 30 tỉnh, thành phố; đặc biệt có 65 người tử vong vì bệnh Dại tại 27 tỉnh, thành phố. Thực hiện các Công văn của Bộ Nông nghiệp và PTNT: số 7216/BNN-TY ngày 09/10/2023 về việc tăng cường công tác phòng, chống và báo cáo dịch bệnh động vật trên cạn trên hệ thống VAHIS; công văn số 7414/BNN-TY ngày 17/10/2023 về việc tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh công tác thú y thủy sản và để chủ động ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường. Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm sau: 1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: - Chỉ đạo UBND cấp xã rà soát, thống kê chính xác tổng đàn vật nuôi của địa phương; - Triển khai, thực hiện hiệu quả Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản vụ thu – đông năm 2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT; - Bố trí nguồn lực, kinh phí, vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch để ứng phó khi có dịch bệnh động vật xảy ra; - Chủ động giám sát dịch bệnh động vật, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, kịp thời, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không khai báo cáo dịch bệnh, bán chạy, vận chuyển, giết mổ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng; - Tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa phương, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép theo quy định của pháp luật; - Thành lập các đoàn công tác tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại các xã, phường, thị trấn để kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh công tác thú y tại địa phương; đặc biệt kiểm tra, chấn chỉnh công tác triển khai thực hiện tiêm phòng vắc xin, phun hóa chất khử trùng tiêu độc, giám sát, phát hiện, báo cáo tình hình dịch bệnh động vật; - Tổ chức thanh, kiểm tra các cơ sở buôn bán thuốc thú y, thú y thủy sản, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về buôn bán, sử dụng thuốc thú y, thú y thủy sản; Quản lý chặt chẽ lực lượng tiếp thị, quảng cáo và bán trực tiếp thuốc thú y, thú y thủy sản tại các trang trại, các vùng nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản; Chủ động phối hợp với cơ quan thú y có thẩm quyền để hướng dẫn các trang trại, chủ hộ chăn nuôi mua thuốc thú y, thú y thủy sản tại các cơ sở đủ điều kiện, hướng dẫn sử dụng và không lạm dụng kháng sinh cho động vật; xử lý nghiêm trường hợp vi phạm theo quy định; - Tăng cường thông tin, tuyên truyền phổ biến quy định của pháp luật về thú y, thú y thủy sản nhằm nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về phòng, chống dịch bệnh, sử dụng thuốc thú y, thú y thủy sản có nguồn gốc rõ ràng, có trong danh mục được phép lưu hành và tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng, ngừng sử dụng thuốc trước khi xuất bán; khuyến cáo người dân chủ động giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh động vật, kịp thời báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; không giết mổ, buôn bán, tiêu thụ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng bệnh như thường xuyên vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tiêm vắc xin và lợi ích của việc tiêm vắc xin đầy đủ để phòng các bệnh nguy hiểm cho đàn vật nuôi. 2. Đề nghị Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Hưng Yên tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng về nguy cơ, sự lây lan và tác hại của dịch bệnh; Thực hiện tiêm phòng cho vật nuôi và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh khác, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người chăn nuôi trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. 3. Yêu cầu Chi cục Thú y: - Chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai, thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản vụ thu - đông năm 2023 tại các địa phương, đảm bảo hiệu quả, đúng kỹ thuật, tiến độ; - Tăng cường phân công cán bộ xuống các địa phương để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản; - Thành lập đoàn kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; - Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y để kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật (thủy sản làm giống), sản phẩm động vật; phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; - Tổ chức và phối hợp với chính quyền địa phương triển khai lấy mẫu khi có dịch bệnh xảy ra để kiểm tra, xét nghiệm và có biện pháp xử lý kịp thời; - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hướng dẫn các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản đăng ký, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh tại địa phương nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và phát tán dịch bệnh; - Báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác số liệu, tình hình dịch bệnh, kết quả giám sát dịch bệnh, tiêm phòng, quản lý cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh và thực hiện nghiêm công tác báo cáo, sử dụng các hợp phần mới của Hệ thống quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam – Hệ thống VAHIS (theo hướng dẫn của Cục Thú y); có kế hoạch triển khai sử dụng Hệ thống VAHIS đến cấp huyện, cấp xã để bảo đảm chính xác, đầy đủ, tiết kiệm các nguồn lực trong công tác báo cáo dịch bệnh động vật. - Tổng hợp số liệu và báo cáo kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2023, kế hoạch năm 2024 và gửi về Cục Thú y (Email: dichte.dah@gmail.com) trước ngày 30/11/2023. Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung trên. Công văn số 1644/SNN-TY ngày 24/10/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản tại địa phương: vv tang cuong cac bien phap pcdb gia suc gia cam t10 2023.pdf Văn phòng Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên
Về việc phát triển mở rộng diện tích trồng cây vụ Đông, chuẩn bị sản xuất vụ Xuân và chủ động điều khiển ra hoa trên nhãn, vải
Về việc cơ chế hỗ trợ bán giảm giá giống ngô, giống khoai tây cho các địa phương bị thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn và phục hồi hoạt động của công trình thủy lợi sau mưa, lũ do ảnh hưởng của Cơn bão số 3