20/06/2024 | lượt xem: 3 Về việc tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi Công văn số 1684/UBND-KT1 ngày 19/06/2024 của UBND tỉnh Hưng Yên V/v tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi Văn bản: 1684 cv.pdf Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh; Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải thực hiện một số nội dung như sau: 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp, xử lý vi phạm công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn. Trong đó, quy định cụ thể nội dung về quy trình xử lý, trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, kiến nghị xử lý vi phạm; trách nhiệm xử lý hành vi vi phạm công trình thủy lợi, đê điều của sở, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức khai thác, quản lý công trình thủy lợi, đê điều. 2. Sở Tài nguyên và Môi trường: - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung đối với các nguồn xả thải lớn vào hệ thống công trình thủy lợi; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, kể cả biện pháp đình chỉ hoạt động hoặc đóng cửa. Tham mưu xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. - Cung cấp và chia sẻ thông tin, kết quả quan trắc chất lượng nước mặt, đưa ra khuyến cáo cho các Tổ chức khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh (Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải) để vận hành công trình phục vụ cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và người dân chủ động lấy nước, trữ nước. 3. Công an tỉnh: - Tăng cường trinh sát, kiểm tra để kịp thời ngăn chặn, xử lý ngay các hành vi, hoạt động xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường nước hệ thống công trình thủy lợi, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải. - Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về giao thông đường thủy, đường bộ, giao thông đi trên mặt đê và các chủ phương tiện vận chuyên thủy, bộ. Xử lý các chủ phương tiện hoạt động, vận chuyển không đúng các quy định về an toàn giao thông; xử lý nghiêm các chủ bãi chứa chất vật tư, vật liệu xây dựng ven sông và việc trung chuyển (vận chuyển) vật tư, vật liệu xây dựng không có nguồn gốc hợp pháp, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến an toàn đê điều, thoát lũ và gây mất trật tự an ninh trong khu vực. 4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: - Tiếp tục tổ chức thống kê, phân loại các vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều để đánh giá, phân loại đầy đủ, chính xác các trường hợp vi phạm, làm cơ sở để xử lý theo quy định (trong đó ưu tiên các vi phạm gây ảnh hưởng đến an toàn và năng lực phục vụ của công trình thủy lợi, đê điều, làm thay đổi dòng chảy của công trình thủy lợi, sạt lở bãi ven sông), triển khai đồng bộ với việc thực hiện Nghị quyết số 40-NQ/TU ngày 31/7/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xử lý các vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn, ngăn chặn phát sinh vi phạm mới; Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Tổ chức khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn (Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải; Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh); cơ quan quản lý nhà nước về đê điều (Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão) trên địa bàn rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định; - Phối hợp với Tổ chức khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn (Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải; Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh); cơ quan quản lý nhà nước về đê điều (Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão) và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình, cắm mốc giới trên thực địa, bàn giao mộc giới. - Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có đê: + Tổ chức, chỉ đạo các đơn vị chức năng cấp huyện, cấp xã tiến hành rà soát, đình chỉ, thu hồi các văn bản, hợp đồng, các thỏa thuận dưới mọi hình thức trái thẩm quyền, cho thuê, cho mượn sử dụng đất làm bãi bốc xếp, chứa chất tạm thời vật tư, vật liệu xây dựng trái quy định; + Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều và phòng, chống thiên tai; Ủy ban nhân dân cấp xã có các bãi bốc xếp, chứa chất tạm thời vật tư, vật liệu xây dựng: Có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động bến bãi đúng theo quy định của pháp luật; trực tiếp xử lý các vi phạm của các bên bãi trên địa bàn theo quy định của pháp luật và theo thẩm quyền. Đảm bảo an ninh trật tự xã hội tại khu vực bãi trên địa bàn quản lý. + Đình chỉ hoạt động và giải tỏa đối với các bãi không nằm trong quy hoạch và đối với các bãi tại vị trí quy hoạch hoạt động khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép; + Chỉ đạo, thực hiện quản lý và bảo vệ các bãi ven sông trên địa bản khi chưa có đơn vị được cấp phép sử dụng; ngăn chặn tình trạng mở bãi không nằm trong quy hoạch; giám sát việc thực hiện quá trình đầu tư, xây dựng và hoạt động của các bãi. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn theo thẩm quyền; + Tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm sử dụng bãi sông trên địa bàn chứa chất vật tư, vật liệu xây dựng không đúng quy định. Trực tiếp xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm đê điều, giao thông theo đề nghị của cơ quan, đơn vị, các ngành hoặc chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. 5. Các tổ chức khai thác công trình thủy lợi, quản lý công trình đê điều trên địa bàn: a) Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh: - Thường xuyên tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh hình và kết quả xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); - Kiểm tra, phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương; - Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới các công trình thủy lợi (trong đó ưu tiên thực hiện đối với các công trình có nguy cơ xảy ra vi phạm lần, chiếm phạm vi bảo vệ); - Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình trong việc công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình và cắm mốc giới trên thực địa, bản giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình để quản lý theo quy định của Luật Thủy lợi, Luật Đất đai; - Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình thủy lợi để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 157 của Luật Đất đai; khoản 4 Điều 56 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; Điều 48 của Luật Thủy lợi (ưu tiên thực hiện đối với các công trình thủy lợi có nguy cơ xảy ra vi phạm lấn, chiếm phạm vi bảo vệ); - Thường xuyên kiểm tra, theo dõi và giám sát chất lượng nước trong công trình thủy lợi; phát hiện, thống kê các điểm xả thải vào công trình thủy lợi; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các ngành liên quan, kịp thời báo cảo các cấp có thẩm quyền giải quyết các trường hợp vi phạm đặc biệt là các trường hợp xả nước thải chưa qua xử lý vào hệ thống công trình thủy lợi; - Tiếp tục tổ chức phổ biến, quán triệt các quy định về bảo vệ công trình, xử lý vi phạm công trình thủy lợi được quy định tại Luật Thủy lợi, Luật Đất đai, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các pháp luật khác có liên quan đến cán bộ, người lao động, người dân để nâng cao trách nhiệm và kỹ năng xử lý vi phạm công trình. b) Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão: Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều và phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức kiểm tra vi phạm đê điều và hoạt động của các bãi chứa chất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên tuyến sông Hồng, sông Luộc. - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát ngăn ngừa và đề xuất UBND các cấp xử lý vi phạm công trình đê điều theo thẩm quyền. Nguồn: UBND tỉnh Hưng Yên
Kế hoạch Tổ chức đại hội Đảng bộ Sở lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2025-2030), Chi bộ trực thuộc nhiệm kỳ 2025-2027 tiến tới Đại hội Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Kế hoạch số 01/KH-BVĐ ngày 15/10/2024 của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên Kế hoạch tổ chức Tháng cao điểm "Vì người nghèo" năm 2024( từ 17/10 đến 18/11/2024)
Hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên về việc tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhaanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ