18/11/2021 | lượt xem: 8 Kết quả thực hiện Đề tài Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên 1. Tên nhiệm vụ: Đề tài: “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên” Mã số: ..................................................................................... Thuộc: - Chương trình: …………………………………..… - Độc lập: - Quỹ gen: - Nghị định thư: - Khác (nêu cụ thể):…………………………………. 2. Ngày báo cáo 18/11/2021 2. Tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hưng Yên 3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: Ông Nguyễn Văn Tráng – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT 4. Phương thức thực hiện nhiệm vụ: Khoán từng phần: Khoán đến sản phẩm cuối cùng: 5. Báo cáo nội dung khoa học, tiến độ thực hiện (đến thời điểm kiểm tra, đánh giá) Đánh giá về mức chất lượng nội dung nghiên cứu Theo hợp đồng Thực hiện Ghi chú 5.1. Các nội dung công việc hoàn thành vượt mức theo kế hoạch 5.1.1. Các nội dung công việc hoàn thành vượt mức theo kế hoạch trong kỳ báo cáo a) Nội dung 1: Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện đề tài năm 2021 Đạt Yêu cầu b) Nội dung 2: 5.1.2. Các nội dung công việc hoàn thành vượt mức theo kế hoạch từ khi ký hợp đồng đến kỳ báo cáo a) Nội dung 1: b) Nội dung 2: Nghiên cứu …. 5.2. Các nội dung công việc đã hoàn thành theo kế hoạch 5.2.1. Các nội dung công việc hoàn thành theo kế hoạch trong kỳ báo cáo a) Nội dung 1: b) Nội dung 2: 5.2.2. Các nội dung công việc hoàn thành theo kế hoạch từ khi ký hợp đồng đến kỳ báo cáo Nội dung 1: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đẩy sớm hơn nữa thời vụ thu hoạch vải lai chín sớm Phù Cừ * Hoạt động 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp cơ giới đến khả năng ra hoa, năng suất và thời vụ thu hoạch. - Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm khoanh, kích thước vết khoanh vỏ đối với năng suất vải lai Phù Cừ. Thí nghiệm được bố trí theo 2 nhân tố (thời điểm khoanh vỏ và 3 biện pháp khoanh), thí nghiệm gồm 10 công thức, mỗi công thức 3 cây với 3 lần lặp lại và được bố trí cụ thể như sau: - Triển khai thực hiện công thức 1 và công thức 10 tại nhà ông Nguyễn Văn Lệ, ông Nguyễn Văn Danh, ông Nguyễn Văn Minh, công thức 2 tại nhà ông Phạm Văn Nghiêu và ông Nguyễn Văn Minh, công thức 3 tại nhà ông Nguyễn Văn Minh. Cụ thể: + Công thức 1: Khoanh với kích thước 2mm. Thời điểm khoanh: ngày 10/10; + Công thức 2: Khoanh với kích thước 3mm. Thời điểm khoanh: ngày 10/10; + Công thức 3: Khoanh với kích thước 4mm. Thời điểm khoanh: Ngày 10/10; - Triển khai thực hiện công thức 4 tại nhà ông Nguyễn Văn Sáo và ông Nguyễn Văn Minh, công thức 5 tại nhà ông Phạm Ngọc Hữ. Cụ thể: + Công thức 4: Thời gian khoanh ngày 25/10 và kích thước vết khoanh 2 mm + Công thức 5: Thời gian khoanh ngày 25/10 với kích thước vết khoanh 3 mm - Triển khai thực hiện công thức 6 tại nhà ông Nguyễn Văn Minh, công thức 7 tại nhà ông Nguyễn Văn Bảo, cụ thể: + Công thức 6: Thời gian khoanh ngày 10/11 với kích thước vết khoanh 2 mm + Công thức 7: Thời gian khoanh ngày 10/11 với kích thước vết khoanh 3 mm - Ngày 25/11 sẽ triển khai thực hiện công thức 8 tại nhà ông Nguyễn Văn Thân và công thức 9 tại nhà ông Trương Văn Dụng, cụ thể: Đạt Yêu cầu + Công thức 8: Khoanh với kích thước vết khoanh 2 mm + Công thức 9: Khoanh với kích thước vết khoanh 3 mm + Công thức 10: Đối chứng, không khoanh. * Kết quả theo dõi: Nhìn chung các cây vải sau khi tiến hành áp dụng các công thức khoanh vỏ đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại. Bước đầu đã nhận thấy sự sai khác giữa các công thức và ở các thời điểm khoanh, cụ thể: Các cây ở các công thức CT1 vết khoanh đã liền, sau khi khoanh khoảng 8 đến 9 ngày. Hiện nay, lộc thu đang thuần thục, các cây ở các công thức đang ở giai đoạn phân hóa mầm hoa. - Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa, tỷ lệ đậu quả, năng suất vải lai chín sớm Phù Cừ. Thí nghiệm gồm 4 công thức, được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, mỗi công thức 5 cây với 3 lần nhắc lại và được bố trí cụ thể như sau: - Triển khai thực hiện công thức 1 và công thức 2 tại nhà ông Nguyễn Văn Mơ, công thức 3 tại nhà ông Bùi Văn Mác, công thức 4 tại nhà ông Nguyễn Văn Xứ, cụ thể: + Công thức 1: Cắt tỉa ở vị trí thu hoạch chùm quả + Công thức 2: Cắt tỉa để lại 2 đợt lộc mới trong năm + Công thức 3: Cắt tỉa để lại 1 đợt lộc mới trong năm + Công thức 4: Đối chứng cắt tỉa theo kỹ thuật của nông dân. * Kết quả theo dõi: - Qua kiểm tra, theo dõi, đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển của các đợt lộc nhận thấy các cây vải ở công thức 1 sau cắt tỉa bật lộc khỏe hơn so với các công thức khác và công thức đối chứng, công thức 3 lộc to hơn so với các công thức còn lại. Các cây vải ở công thức 3 và 2 có tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh hại thấp hơn so với công thức 1 và công thức đối chứng. Hiện nay các cây vải trong các công thức thí nghiệm đang bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa. * Hoạt động 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp tác động hóa học đến khả năng ra hoa, năng suất và thời điểm thu hoạch vải Lai chín sớm Phù Cừ - Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng KClO3 xử lý bằng phương pháp tưới gốc đến khả năng ra hoa và năng Đạt Yêu cầu suất của vải lai chín sớm Phù Cừ. Thí nghiệm được bố trí theo thí nghiệm 1 nhân tố với 4 liều lượng KClO3. Thí nghiệm gồm 5 công thức, được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, mỗi công thức 5 cây, nhắc lại 3 lần và được triển khai thực hiện như sau: Bố trí tưới công thức 1 tại nhà bà Bùi Thị Sòn và bà Bùi Thị Soạn, công thức 2 tại nhà ông Phạm Văn Thuấn và bà Bùi Thị Sòn, công thức 3, 4 tại nhà ông Nguyễn Văn Chiền và công thức 5 tại nhà ông Nguyễn Văn Xứ. Cụ thể: Công thức 1: KClO3 với liều lượng 20 gam/1m đường kính tán Công thức 2: KClO3 với liều lượng 30 gam/1m đường kính tán Công thức 3: KClO3 với liều lượng 40 gam/1m đường kính tán Công thức 4: KClO3 với liều lượng 50 gam/1m đường kính tán Công thức 5: Đối chứng không xử lý KCLO3 Thời gian xử lý: ngày 14/11/2021. * Kết quả theo dõi: Nhìn chung các cây vải sau thời gian xử lý đều sinh trưởng, phát triển tốt. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ KClO3 xử lý bằng phương pháp phun qua lá đến khả năng ra hoa của vải lai chín sớm Phù Cừ: Thí nghiệm được bố trí theo thí nghiệm 1 nhân tố với nồng độ KClO3. Thí nghiệm gồm 5 công thức, được bố trí theo khối nhẫu nhiên đầy đủ, mỗi công thức 5 cây, nhắc lại 3 lần và được triển khai thực hiện như sau: Bố trí công phun công thức 1 tại nhà ông Trần Văn Thuân, công thức 2 tại nhà ông Trần Văn Thuân, ông Bùi Văn Ngận, công thức 3 tại nhà ông Trần Văn Huấn, ông Nguyễn Văn Bảo, công thức 4 tại nhà bà Nguyễn Thị Sửu, công thức 5 tại nhà ông Bùi Văn Ngận. Cụ thể: Công thức 1: KClO3 với nồng độ 0,1% Công thức 2: KClO3 với nồng độ 0,2% Công thức 3: KClO3 với nồng độ 0,5% Công thức 4: KClO3 với nồng độ 1,0% Công thức 5: Phun nước lã Thời gian xử lý: ngày 14/11/2021. * Kết quả theo dõi: Nhìn chung các cây vải sau thời gian xử lý đều sinh trưởng, phát triển tốt. Các cây vải tại các công thức xử lý đang ở giai đoạn phân hóa mầm hoa. * Hoạt động 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tác động tổng hợp đến khả năng ra hoa năng suất và thời điểm thu hoạch vải Lai chín sớm Phù Cừ Thí nghiệm 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật khoanh vỏ và xử lý KClO3 đến khả năng ra hoa, năng suất và thời điểm thu hoạch vải Lai chín sớm Phù Cừ. Thí nghiệm được bố trí theo 2 nhân tố, 2 thời vụ khoanh và 2 liều lượng KClO3. Thí nghiệm gồm 5 công thức và được triển khai thực hiện như sau: Bố trí công thức 1, công thức 2 tại nhà ông Bùi Văn Vẳng và ông Trương Văn Dụng, công thức 3 tại nhà ông Trần Văn Thuân, công thức 4 tại nhà ông Nguyễn Ngọc Thụy và công thức 5 tại nhà ông Nguyễn Văn Sáo và ông Nguyễn Văn Danh, cụ thể: - Công thức 1: Khoanh ngày 25/10, tưới KClO3 với liều lượng 40g/1m đường kính tán. - Công thức 2: Khoanh ngày 25/10, tưới KClO3 với liều lượng 50g/1m đường kính tán. - Công thức 3: Khoanh ngày 10/11, tưới KClO3 với liều lượng 40g/1m đường kính tán. - Công thức 4: Khoanh ngày 10/11, tưới KClO3 với liều lượng 50g/1m đường kính tán. - Công thức 5: Không khoanh, không xử lý KClO3. Thời gian xử lý thuốc: 16/11/2021 * Kết quả theo dõi: Nhìn chung các cây vải sau thời gian xử lý đều sinh trưởng, phát triển tốt; các cây vải đang trong giai đoạn phân hóa mầm hoa. Thí nghiệm 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật cắt tỉa và xử lý KClO3 đến khả năng ra hoa, năng suất và thời điểm thu hoạch vải lai. Thí nghiệm được bố trí theo 2 nhân tố, 2 công thức cắt tỉa và 2 liều lượng KClO3. Cụ thể: bố trí công thức 1 tại nhà ông Nguyễn Văn Bảo, công thức 2 và công thức 3 tại nhà bà Nguyễn Thị Sửu, công thức 4 tại nhà ông Nguyễn Văn Anh, công thức 5 tại nhà ông Bùi Văn Mác, Nguyễn Ngọc Thụy. - Công thức 1: Cắt tỉa để lại 2 đợt lộc, tưới KClO3 với liều lượng 40g/1m đường kính tán. - Công thức 2: Cắt tỉa để lại 2 đợt lộc, tưới KClO3 với liều lượng 50g/1m đường kính tán. - Công thức 3: Cắt tỉa để lại 1 đợt lộc, tưới KClO3 với liều lượng 40g/1m đường kính tán.. - Trên giống vải trứng: bố trí tại nhà ông Đoàn Văn Hiểu - Công thức 4: Cắt tỉa để lại 1 đợt lộc, tưới KClO3 với liều lượng 50g/1m đường kính tán. - Công thức 5 (đối chứng): Cắt tỉa theo kỹ thuật của người dân và không xử lý KClO3. Thời gian xử lý hóa chất: 16/11/2021 * Kết quả theo dõi: Nhìn chung các công thức thí nghiệm và công thức đối chứng sau cắt tỉa và xử lý đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít nhiễm sâu, bệnh hại. Các cây vải ở công thức 3 và 4 lộc phát triển to và khỏe hơn các cây vải ở các công thức còn lại và công thức đối chứng. Các cây vải ở công thức 4 và công thức 2 có hiện tượng phân hóa mầm hoa sớm hơn công các công thức còn lại và công thức đối chứng đặc biệt là trên cây vải trứng. b) Xây dựng mô hình thâm canh áp dụng kỹ thuật làm sớm thời điểm thu hoạch của vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. - Đã tiến hành rà soát, lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình tại thôn Tam Đa, xã Tam Đa với diện tích trên 1ha với 12 hộ dân tham gia. - Đã hướng dẫn người dân tham gia mô hình cắt tỉa, tạo tán, chăm sóc sau thu hoạch, chỉ để lại 1-2 đợt lộc thu. - Đã tập huấn, hướng dẫn các hộ dân tham gia mô hình khoanh cành (thời điểm thích hợp từ 20-25/10), với kích thước vết khoanh 3mm. - Đã cấp phát nguyên vật liệu, vật tư kỹ thuật và hướng dẫn người dân trong mô hình tưới thuốc KCLO3 vào ngày 15/11/2021. Nhìn chung các cây vải trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, không nhiễm các sinh vật hại nguy hiểm, các cây vải trong mô hình đang ở giai đoạn "ngủ đông" và phân hóa mầm hoa. Đạt yêu cầu c) Nội dung 2: Hội nghị tập huấn Đã tổ chức thành công hội nghị tập huấn, hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm đẩy sớm thời vụ, dải vụ thu hoạch trên cây vải cho các hộ nông dân và cán bộ quản lý nông nghiệp trên địa bàn các xã có diện tích trồng vải lớn tại huyện Phù Cừ như: Tam Đa, Minh Tiến và Phan Sào Nam. Nội dung đào tạo tập trung chủ yếu vào các nhóm vấn đề sau: - Kỹ thuật trồng và chăm sóc vải ở các thời kỳ. - Kỹ thuật bao gói quả vải nhằm hạn chế tác hại của côn trùng, sâu bệnh hại. - Một số đối tượng sâu, bệnh hại chính trên vải và biện pháp phòng trừ. - Một số biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả trên vải, đẩy sớm thời vụ và rải vụ thu hoạch. + Một số biện pháp khích thích ra hoa và đẩy sớm thời vụ thu hoạch quả; + Một số biện pháp kỹ thuật hạn chế cây ra lộc đông và diệt lộc đông; + Một số biện pháp tăng khả năng đậu quả, giữ quả, tăng năng suất và chất lượng quả. - Kỹ thuật thu hái và bảo quản vải sau thu hoạch. Hội nghị tập huấn thu hút trên 100 lượt người tới tham dự. Kết quả, nội dung tập huấn được người dân đánh giá cao về tính hiệu quả và thiết thực, qua đó người dân đem các nội dung học được ứng dụng vào trong sản xuất. Đạt yêu cầu 5.3. Các nội dung công việc chưa hoàn thành theo kế hoạch Lý do 5.3.1. Các nội dung công việc chưa hoàn thành theo kế hoạch trong kỳ báo cáo a) Nội dung 1: b) Nội dung 2: 5.3.2. Các nội dung công việc chưa hoàn thành theo kế hoạch từ khi ký hợp đồng đến kỳ báo cáo a) Nội dung 1: b) Nội dung 2: 6. Tự nhận xét và đánh giá kết quả đạt được so với yêu cầu trong kỳ báo cáo : Đánh giá các điểm chính về: số lượng, chất lượng, tiến độ thực hiện và các vấn đề khác (Hợp tác quốc tế, phối hợp thực hiện,..) Mặc dù đây là công tác kiêm nhiệm nhưng các thành viên Ban chủ nhiệm đề tài đã rất cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ, công việc do Chủ nhiệm đề tài phân công. Đảm bảo hoàn thành theo đúng số lượng, chất lượng và tiến độ đặt ra so với kế hoạch. Kết quả: 1. Đã tổ chức thành công hội nghị tập huấn, hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm đẩy sớm thời vụ, dải vụ thu hoạch trên cây vải cho các hộ nông dân, lớp tập huấn thu hút trên 100 lượt người tới tham dự. Kết quả, nội dung tập huấn được người dân đánh giá cao về tính hiệu quả và thiết thực, qua đó người dân đem các nội dung học được ứng dụng vào trong sản xuất. 2. Đã triển khai tiến hành nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đẩy sớm hơn nữa thời vụ thu hoạch vải lai chín sớm Phù Cừ và vải trứng Hưng Yên, bước đầu nhận thấy các cây vải tại các công thức thí nghiệm đều sinh trưởng phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại; kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy các công thức thí nghiệm đã có sự sai khác. Hiện nay các cây vải đang ở giai đoạn phân hóa mầm hoa, khả năng ra hoa của các cây vải trong các công thức thí nghiệm (trừ công thức đối chứng) là rất cao (khoảng trên 90%). Thời điểm ra hoa của các công thức thí nghiệm năm nay dự kiến sẽ sớm hơn so với năm 2020 từ 7 đến 10 ngày. Người dân rất hưởng ứng và tạo điều kiện cho Ban chủ nhiệm triển khai thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu tại thực địa nhằm tìm ra các công thức, thí nghiệm có hiệu quả tốt nhất để ứng dụng vào sản xuất đại trà. 3. Đã xây dựng mô hình thâm canh áp dụng kỹ thuật làm sớm thời điểm thu hoạch của vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Kết quả bước đầu cho thấy các cây vải trong mô hình đều sinh trưởng, phát triển tốt, không nhiễm các sâu bệnh hại nguy hiểm; lộc thu tương đối thuần thục, khả năng ra hoa của các cây trong mô hình rất cao, khoảng trên 90%, thời điểm ra hoa năm nay dự kiến sẽ sớm hơn năm trước từ 7-10 ngày (nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết). 7. Dự kiến những công việc cần triển khai tiếp trong kỳ tới - Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài: Thực hiện theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật mang tính chất định tính và định lượng đối với các thí nghiệm nghiên cứu và mô hình hình thâm canh áp dụng kỹ thuật làm sớm thời điểm thu hoạch của vải lai tại huyện Phù Cừ. - Tổ chức hội nghị tự đánh giá, hội nghị đầu bờ và hoàn thiện hồ sơ đánh giá nghiệm thu đề tài. - Hoàn thiện báo cáo kết quả nghiên cứu của các thí nghiệm. Báo cáo mô hình thâm canh áp dụng kỹ thuật làm sớm thời điểm thu hoạch của vải lai tại huyện Phù Cừ 8. Kiến nghị Đề nghị cơ quan theo dõi đề tài khoa học tỉnh cấp bổ sung kinh phí đợt II cho Sở Nông nghiệp & PTNT để Ban chủ nhiệm đề tài triển khai thực hiện các nội dung tiếp theo của đề tài nghiên cứu và trả tiền công, tiền công tác phí cho các thành viên, kỹ thuật viên và người hỗ trợ thực hiện đề tài. Chi tiết như Báo cáo đính kèm:Báo cáo tiến độ Đề tài 26-11-2020.doc Ban Biên tập - Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên