Kết quả thực hiện mô hình thâm canh áp dụng kỹ thuật làm sớm thời điểm thu hoạch của vải lai chín sớm tại huyện Phù Cừ

Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm đẩy sớm thời vụ thu hoạch quả vải lai chín sớm Phù Cừ có hiệu quả rất thiết thực trong việc nâng cao tỷ lệ ra hoa, đậu quả, giảm tỷ lệ sâu, bệnh hại trên vải lai chín sớm Phù Cừ, đồng thời tăng năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, góp phần tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là yếu tố thời tiết và tâm lý người dân (chạy theo giá cao) gây ảnh hưởng đến thời điểm thu hoạch quả.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ:

1. Công tác tổ chức thực hiện.

Ngay sau khi phụ lục hợp đồng được ký kết, Sở Nông nghiệp & PTNT đã giao cho Ban chủ nhiệm đề tài tiến hành khảo sát thực địa và lựa chọn địa điểm để triển khai xây dựng mô hình thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật làm đẩy sớm thời vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

Ban chủ nhiệm đã tiến hành rà soát và lựa chọn địa điểm triển khai xây dựng mô hình thực nghiệm; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên ban chủ nhiệm đề tài cùng các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đúng theo kế hoạch và quy trình đề xuất; chỉ đạo cấp phát vật tư hỗ trợ nông dân tham gia thực hiện đề tài đảm bảo đầy đủ, kịp thời.

Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân trong trồng, chăm sóc, xử lý ra hoa, đậu quả, đẩy sớm thời vụ, dải vụ thu hoạch vải lai chín sớm Phù Cừ.

2. Kết quả thực hiện

2.1 Công tác tập huấn

Tổ chức 01 lớp tập huấn cho khoảng 100 lượt người, gồm cán bộ quản lý nông nghiệp cơ sở; các hộ tham gia thực hiện mô hình, khu thí nghiệm và các hộ ở các vùng sản xuất lân cận. Tham gia lớp tập huấn các hộ nông dân được hướng dẫn về:

- Kỹ thuật trồng vải.

- Kỹ thuật chăm sóc vải qua các thời kỳ: Thời kỳ kiến thiết cơ bản; thời kỳ kinh doanh.

- Một số đối tượng sinh vật hại chính trên vải và biện pháp phòng trừ.

- Kỹ thuật xử lý ra hoa và đẩy sớm thời vụ thu hoạch quả.

- Hướng dẫn ứng dụng các chế phẩm dinh dưỡng qua lá làm tăng khả năng đậu quả, tăng năng suất và chất lượng quả.

2.2. Công tác hỗ trợ nguyên vật liệu và vật tư tại mô hình thâm canh áp dụng kỹ thuật làm sớm thời điểm thu hoạch của vải lai tại huyện Phù Cừ

Ban chủ nhiệm đề tài đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức mua, cấp phát các loại vật tư hỗ trợ các hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình đảm bảo đúng và đầy đủ các thủ tục tài chính theo qui định đồng thời đảm bảo đúng chủng loại, số lượng, chất lượng và tiến độ thực hiện. Cụ thể:

- Hóa chất KClO3: 180kg.

- Thuốc trừ sâu Vitako (gói): 300 gói.

- Thuốc trừ bệnh Ridomil Gold: 150 gói;

- Phân bón lá Bo-Canxi (chai 500ml): 52 chai.

- Thuốc kích thích sinh trưởng Atonik 1.8SL: 750 gói.

2.3 Kết quả theo dõi, đánh giá

a) Ảnh hưởng của các pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình thâm canh đến thời gian ra hoa, tỷ lệ cây ra hoa và thời điểm thu hoạch quả của vải lai chín sớm Phù Cừ

Mùa Đông 2021 có rét sớm, rét đậm kéo dài từ nửa cuối tháng 11 sang tháng 12/2021, chia làm nhiều đợt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ngủ nghỉ và phân hóa mầm hoa trên cây vải. Thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài sang tháng 1 và 2 năm 2022 tạo điều kiện cho các cây vải ra đợt lộc 3 muộn phân hóa mầm hoa và ra hoa rải rác, nhưng chùm ngắn và nhỏ đặc biệt là trên các cây vải ngoài mô hình.

Bảng 1. Thời gian ra hoa, tỷ lệ cây ra hoa và thời điểm thu hoạch quả của các cây vải lai chín sớm Phù cừ tại mô hình áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật.

STT

Chỉ tiêu

Mô hình áp dụng tổng hợp các BPKT…

Thâm canh theo biện pháp truyền thống

Chênh lệch giữa hai PP thâm canh

1

Thời gian xuất hiện giò hoa

13-15/01/2022

19-25/01

6-10

(ngày)

2

Thời gian nở hoa đực

03/3/2022

02-03/3/2022

-

3

Thời gian nở hoa cái

12/3/2022

11-12/3/2022

-

4

Thời gian kết thúc nở hoa

23-24/3/2022

20-21/3/2022

-

5

Tỷ lệ cây ra hoa

90%

65%

25%

6

Thời điểm chín

23/5/2022

30/5/2022

7 ngày

          Qua bảng số liệu cho thấy: Việc tác động tổng hợp các biện pháp kỹ thuật kết hợp với việc chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lý đã cho tỷ lệ cây ra hoa trong mô hình cao hơn rất nhiều so với sản xuất đại trà (cao hơn 25%) trong điều kiện rét đậm, rét hại kéo dài ở đầu năm 2022.  Thời gian xuất hiện giò hoa của các cây vải tại mô áp dụng tổng hợp các BPKT sớm hơn so với các cây vải ngoài mô hình từ 6-10 ngày. Tuy thời gian nở hoa của các cây vải trong mô hình thâm canh không có sự chênh lệch với các cây vải thâm canh theo phương pháp truyền thống nhưng thời điểm chín lại sớm hơn 7 ngày và nó có ý nghĩa về mặt thống kê.

          Điều này cho thấy: việc áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trong mô hình thâm canh không chỉ đẩy sớm được thời điểm ra hoa (nhú giò hoa), tăng tỷ lệ cây ra hoa mà còn đẩy sớm thời điểm chín của vải Lai chín sớm Phù Cừ lên 7 ngày so với biện pháp thâm canh theo phương pháp truyền thống.

          b) Ảnh hưởng của các pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình thâm canh đến kích thước chùm hoa, số lượng hoa cái, hoa lưỡng tính và tỷ lệ đậu quả của vải lai chín sớm Phù Cừ

Kích thước chùm hoa, số lượng hoa cái, hoa lưỡng tính luôn là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định tới tỷ lệ đậu quả và phát triển quả. Kích thước chùm hoa và số lượng hoa quá lớn dẫn tới việc tiêu hao dinh dưỡng và hạn chế đến quá trình đậu quả và độ lớn của quả, ngược lại, kích thước chùm hoa nhỏ, số lượng hoa ít cũng ảnh hưởng đến quá trình đậu quả và năng suất về sau. Như vậy, kích thước chùm hoa và số lượng hoa quá lớn hay quá nhỏ đều ảnh hưởng đến quá trình đậu quả và năng suất của các cây vải trong và ngoài mô hình. Kết quả theo dõi kích thước và số lượng hoa cái, hoa lưỡng tính của các cây vải trong và ngoài mô hình được thể hiện qua bảng sau:

 

Bảng 2. Ảnh hưởng của các pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình thâm canh đến kích thước chùm hoa, số lượng hoa cái, hoa lưỡng tính và tỷ lệ đậu quả của vải lai chín sớm Phù Cừ

Chùm hoa, quả

Mô hình thử nghiệm áp dụng các BPKT…

Thâm canh theo biện pháp truyền thống của địa phương

Chiều dài

(cm)

Chiều rộng

(cm)

Số lượng hoa cái, hoa lưỡng tính/chùm

Số quả đậu/chùm

Tỷ lệ đậu quả (%)

Chiều dài

(cm)

Chiều rộng

(cm)

Số lượng hoa cái, hoa lưỡng tính/chùm

Số quả đậu/chùm

Tỷ lệ đậu quả (%)

Chùm 1

38

25

380

88

23,2

15

8

56

8

14,3

Chùm 2

30

14

235

36

15,3

17

10

120

13

10,8

Chùm 3

32

23

310

30

9,7

23

17

190

24

12,6

Chùm 4

29

17

230

21

9,1

14

10

150

14

9,3

Chùm 5

30

18

270

35

13,0

27

18

210

32

15,2

Chùm 6

32

21

240

29

12,1

19

13

110

17

15,5

Chùm 7

33

24

250

53

21,2

25

15

160

25

15,6

Chùm 8

33

28

340

68

20,0

17

18

170

12

7,1

Chùm 9

26

17

180

23

12,8

16

8

70

15

21,4

Chùm 10

24

13

170

18

10,6

20

15

130

17

13,1

Trung bình

30,7

20

260,5

40,1

15,4

19,3

13,2

136,6

17,7

13,0

 

Qua bảng ta nhận thấy: Kích thước chùm hoa và số lượng hoa cái, hoa lưỡng tính/chùm của các cây vải tại mô hình thâm canh đều lớn hơn so với các cây vải thâm canh theo phương pháp truyền thống, điều này góp phần tăng tỷ lệ thụ phấn và đậu quả trên các cây vải trong mô hình. Tỷ lệ đậu quả của các cây vải trong mô hình áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật là 15,4%, cao hơn 2,4% so với các cây vải ngoài mô hình.

Điều này cho thấy sự ảnh hưởng tích cực của việc áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật làm sớm thời vụ thu hoạch đối với số lượng hoa cái, hoa lưỡng tính/chùm và tỷ lệ đậu quả của vải lai chín sớm Phù Cừ.

c) Ảnh hưởng của các pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình thâm canh đến các yếu tố sâu, bệnh hại trên vải lai chín sớm Phù Cừ

Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vải chịu sự tác động rất lớn của các đối tượng sâu, bệnh hại. Sâu, bệnh hại không những gây ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn gây ảnh hưởng tới mẫu mã, giá thành sản phẩm. Qua theo dõi thu được số liệu như sau:

Bảng 3. Ảnh hưởng của các pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình thâm canh đến các yếu tố sâu, bệnh hại trên vải lai chín sớm Phù Cừ

Nội dung

Sâu, bệnh

Mẫu mã quả

Sương mai

(% cành)

Thán thư

(% quả)

Sâu đục cuống quả

(% quả)

Mô hình áp dụng tổng hợp các BPKT

3-5

1-3

1-3

-

Thâm canh theo biện pháp truyền thống

5-7

1-3

5-6

Có tỷ lệ bị đen, nám quả

 

Kết quả theo dõi thực tế tại mô hình cho thấy: Việc áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật làm đẩy sớm thời vụ thu hoạch vải lai chín sớm Phù Cừ đã  góp phần tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh hại chính trên cây vải như bệnh sương mai, rệp sáp, đen, nám quả,... và đặc biệt là sâu đục cuống quả so với thâm canh theo phương pháp truyền thống. Giảm số lần phun thuốc Bảo vệ thực vật và góp phần tăng năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

d) Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình thâm canh đến năng suất của vải lai chín sớm Phù Cừ

          Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây trồng có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả kinh tế của các mô hình. Kết quả theo dõi cụ thể như sau:

Bảng 4. Ảnh hưởng của các pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình thâm canh đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vải lai chín sớm Phù Cừ

          Mô hình

Số chùm quả TB/cây

Số quả/chùm

Khối lượng quả (gam)

Năng suất lý thuyết (kg/cây)

Năng suất thực thu (kg/cây)

Mô áp dụng tổng hợp các BPKT

449,8

6,5

33,4

97,65

97

Thâm canh theo biện pháp truyền thống

397,5

5,2

32,7

67,59

67

Ghi chú: - Số quả/chùm: tính tại thời điểm thu hoạch.

     - Tính trung bình 1 ha: 300 cây.

Số liệu bảng cho thấy: Số chùm quả TB/cây của các cây trong mô hình đạt 449,8 chùm, cao hơn 52,3 chùm so với sản xuất đại trà (thâm canh theo phương pháp truyền thống); Số quả TB/chùm của các cây vải trong mô hình áp dụng tổng hợp các BPKT là 6,5 quả, cao hơn và có sự sai khác rõ rệt so với các cây vải thâm canh theo phương pháp truyền thống. Năng suất thực thu của các cây trong mô hình ứng dụng đạt 97kg/cây, cao hơn 44,78% so với sản xuất đại trà (thâm canh theo phương pháp truyền thống).

          đ) Hiệu quả kinh tế của mô hình thâm canh ứng dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật

          Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trong mô hình thâm canh

STT

Chỉ tiêu

Mô áp dụng tổng hợp các BPKT

Thâm canh theo biện pháp truyền thống

Chênh lệch giữa hai phương pháp

I

Tổng chi (1 sào)

4.790.000

5.287.000

-497.000

1

Phân bón (bao gồm cả phân bón lá vi lượng,..)

880.000

907.000

-27.000

2

Công lao động (bao gồm công chăm sóc, phun thuốc BVTV,…)

2.720.000

3.200.000

-480.000

3

Thuốc Bảo vệ thực vật

320.000

640.000

-320.000

4

Chi phí khác (bao gồm khoanh vỏ, hóa chất xử lý ra hoa đậu quả, chất kích thích sinh trưởng,…(nếu có))

870.000

540.000

+330.000

II

Tổng Thu (VNĐ-1 sào)

20.950.000

13.023.000

+ 7.927.000

1

Năng suất (tính theo năng suất thực thu)

1.047,5

723,5

+ 324

2

Giá bán hiện tại (đ/kg)

20.000

18.000

+ 2.000

III

Hiệu quả kinh tế tạm tính (1 sào)

16.160.000

7.736.000

+8.424.000

 

Quy ra 1 ha

448.889.000

214.889.000

+234.000.000

          * Ghi chú: Mật độ trồng 300 cây/ha.

Số liệu bảng cho thấy: Việc ứng dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật vào trong thâm canh vải lai chín sớm Phù Cừ cho hiệu quả rõ rệt so với thâm canh theo phương pháp truyền thống của người dân địa phương. Trừ chi phí, mô hình áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật cho lãi khoảng 16,16 triệu đồng/sào, cao hơn so với sản xuất đại trà khoảng 8,4 triệu đồng/sào (tương đương khoảng 234 triệu đồng/ha).

Văn phòng Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
36 người đang online