Thông báo tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua (từ ngày 2 8/3/2024 - 03/4/2024)

Chi tiết:TB 14.pdf

NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 07 NGÀY QUA
1. Trên cây lúa
- Bệnh đạo ôn xuất hiện và gây hại nhẹ, cục bộ trên một số giống nhiễm như: nhóm lúa Nếp, Q5, TBR 225… tỷ lệ nhiễm nơi cao 1-3% số lá, cá biệt trên 10% số lá. Diện tích nhiễm 25 ha, nông dân đã phòng trừ được 51 ha.
- Chuột gây hại nhẹ, cục bộ ở khu vực ven làng, gần gò đống, trang trại. Tỷ lệ hại nơi cao 1-3% số dảnh,diện tích nhiễm 6 ha. Các địa phương diệt chuột bằng mọi biện pháp ở những khu vực chuột còn hoạt động, gây hại.
Ngoài ra, cỏ dại phát sinh rải rác trên một số diện tích như ruộng khô, cạn nước; Sâu cuốn lá nhỏ lứa 1 phát sinh và gây hại nhẹ, rải rác.
2. Trên cây rau màu
- Cây ngô: Sâu keo mùa thu phát sinh và gây hại nhẹ, mật độ phổ biến 0,5-1 con/m2, nơi cao 2-3 con/m2; diện tích nhiễm 7,5 ha, nông dân đã phòng trừ đạt kết quả tốt. Ngoài ra, bệnh khô vằn, thối thân gây hại nhẹ, rải rác.
- Cây họ cà: Bệnh mốc sương gây hại nhẹ, tỷ lệ hại phổ biến 3-5 %, nơi cao 7-10% số lá. Ngoài ra bọ trĩ, bọ phấn gây hại nhẹ, rải rác.
- Cây rau họ thập tự: Sâu xanh, sâu tơ tiếp tục gây hại nhẹ, rải rác; mật độ nơi cao 1-3 con/m2, cục bộ 7 con/m2; bọ nhảy gây hại cục bộ ở một số vùng chuyên canh rau họ thập tự. Ngoài ra, bệnh sương mai, thối nhũn, đốm vòng cải bắp gây hại nhẹ, rải rác.
- Các cây rau khác (nhóm rau gia vị…): Sâu bệnh gây hại không đáng kể.
3. Trên cây ăn quả
- Cây có múi: Sâu vẽ bùa, rệp muội, bọ trĩ, nhện đỏ tiếp tục phát sinh và gây hại nhẹ, rải rác.
- Cây nhãn, vải:
+ Bệnh sương mai, thán thư phát sinh và gây hại nhẹ, rải rác; tỷ lệ hại nơi cao 3-5% chùm hoa (cấp bệnh 1), Diện tích nhiễm 47 ha, nông dân đã tiến hành phun phòng trừ được 293 ha.
+ Bọ xít nâu gây hại cục bộ chủ yếu ở những vườn ít được quan tâm chăm sóc và phòng trừ; mật độ phổ biến 0,3-0,5 con/cành, nơi cao 1-3 con/cành. Diện tích nhiễm 26 ha, nông dân đã phòng trừ được 26 ha.
+ Trưởng thành sâu đục cuống quả vải xuất hiện và có xu hưởng gia tăng mật độ trong thời gian tới. Ngoài ra, sâu đục giò hoa, sâu đo xuất hiện và gây hại nhẹ, rải rác, mật độ nơi cao 1-3% chùm hoa; rệp sáp, rệp muội gây hại cục bộ ở một số vườn trồng dày, ít quan tâm cắt tỉa.
DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Trên cây lúa
- Bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát sinhtrên các giống lúa nhiễm nhóm lúa Nếp, Q5, TBR225…), diện lúa gieo cấy sớm, nhất là vào các thời điểm thời tiết âm u xen kẽ mưa nhỏ, độ ẩm cao.
- Bệnh khô vằn: Xuất hiện và gây hại trên trà lúa cấy quá dầy, bón thừa đạm, ruộng xanh tốt.
- Sâu cuốn lá nhỏ: gây hại nhẹ, rải rác, mật độ thấp.
- Chuột tiếp tục gây hại nhẹ, cục bộ ở khu vực diệt chuột còn sót lại hoặc nơi diệt chuột kém hiệu quả, chủ yếu ở khu vực gần làng, gần khu công nghiệp, gần gò đống, trang trại.
Ngoài ra, cỏ dại phát sinh trên một số chân ruộng vàn cao, cạn nước, nhất là trên diện lúa gieo thẳngkhông được phòng trừ tốt; bọ trĩ, tuyến trùng, sâu năn gây hại nhẹ, cục bộ trên diện gieo cấy muộn; bệnh nghẹt rễ xuất hiện cục bộ ở một số chân ruộng bị ngộ độc hữu cơ.
2. Trên câyrau màu
- Cây họ cà, họ bầu bí: Bệnh mốc sương, sương mai, héo xanh tiếp tục xuất hiện và gây hại rải rác.
- Trên rau họ thập tự: Sâu xanh, sâu khoang tiếp tục gây hại nhẹ, rải rác trên các loại rau ăn lá; rệp, bọ nhảy, bệnh sương mai gây hại cục bộ những ruộng chuyên trồng rau họ hoa thập tự.
- Trên ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh và gây hại nhẹ.
- Các cây rau khác (nhóm rau gia vị…): Sâu bệnh gây hại không đáng kể.
3. Trên cây ăn quả
- Cây có múi: Rệp muội, nhện đỏ, bọ trĩ tiếp tục phát sinh và gây hại ở thời kỳ đậu quả non.
- Cây vải, nhãn:
+ Bệnh sương mai, thán thư tiếp tục phát sinh và gây hại ở thời kỳ cây ra hoa - đậu quả non, nhất là khi thời tiết ấm và độ ẩm không khí cao, nhiều ngày mưa phùn.
+ Bọ xít nâu gây hại gia tăng chủ yếu ở những vưởn tạp ít được quan tâm chăm sóc, phòng trừ.
+ Sâu đục cuống quả vải xuất hiện và gây hại gia tăng ở thời kỳ phát triển quả non. Ngoài ra, Rệp sáp, rệp muội, bọ trĩ gây hại cục bộ ở một số vườn trồng dày.
ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG
1. Trên cây lúa
- Yêu cầu trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính – dự báo; Phân công cán bộ điều tra phát dục sâu cuốn lá nhỏ lứa 1 và gửi kết quả điều tra trước 10/4/2024 qua Phòng Kỹ thuật để tổng hợp, tham mưu chỉ đạo.
- Theo dõi chặt chẽ thời tiết và sự phát sinh và phát triển của bệnh đạo ôn, đặc biệt ở trên các giống lúa nhiễm và diện lúa gieo cấy sớm để hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện bằng thuốc đặc hiệu như: Bankan 600WP, Dojione 40EC, Filia 525SE, Lúa vàng 20WP, Trizole 75WP….
- Những ruộng bị nghẹt rễ cần áp dụng biện pháp như phun thuốc kích rễ, bón vôi bột cho những ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ... để cây lúa nhanh phục hồi và phát triển tốt.
- Tiếp tục thực hiện diệt chuột bằng mọi biện pháp như đặt bả kết hợp đặt bẫy bán nguyệt… ở những khu vực chuột còn hoạt động và gây hại.
2. Trên cây rau màu
- Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy xuất hiện mật độ cao trên rau họ thập tự, sâu đục quả, rệp, bọ trĩ hại đậu đỗ, dưa chuột cần phòng trừ bằng thuốc sinh học như: Aizabin WP, Vi–BT, Bitadin WP, VK. Những vùng trồng chuyên canh rau họ thập tự mà thường xuyên xuất hiện Bọ nhảy mật độ cao cần áp dụng các biện pháp luân canh với nhóm rau khác, bơm nước để ngâm đất nhằm diệt Ấu trùng trong đất trước khi trồng vụ mới.
- Bệnh mốc sương trên cây họ cà, sương mai hại dưa chuột, đậu đỗ… cần phòng trừ bằng chế phẩm Nano bạc, Nano đồng ở thời kỳ đang thu hoạch hoặc dùng thuốc Phytocide 50WP, Insuran 50WG,… ở thời kỳ cây phát triển sinh khối.
- Trên ngô vụ Xuân: Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu; chú trọng việc ngắt ổ trứng và sử dụng bẫy bả chua ngọt để diệt trưởng thành (bướm). Nơi xuất hiện mật độ sâu cao (trên 20% cây bị triệu chứng sâu hại) cần phòng trừ bằng các thuốc đặc trị như Dylan 2EC, Radiant 60SC, Match 050EC…, khi sâu đa số tuổi 1-3.
- Đối với nhóm rau gia vị: Sâu bệnh gây hại không đáng kể nên không cần áp dụng biện pháp hóa học để phòng trừ.
3. Trên cây ăn quả
Yêu cầu Trạm BVTV các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết và sự phát sinh của các đối tượng sâu, bệnh hại nhãn, vải và cây có múi để kịp thời tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn nông dân áp dụng các biệp pháp kỹ thuật phù hợp để thúc đẩy quá trình đậu quả đồng thời chủ động phòng trừ các đối tượng sâu, bệnh gây hại đạt hiệu quả cao.
- Cây nhãn, vải, xoài:
+ Bệnh sương mai, thán thư phát sinh, phát triển trong điều kiện thời tiết ấm, độ ẩm không khí cao và ít nắng nhất thiết phải phòng trừ sớm bằng thuốc đặc hiệu như Amistar 250SC, Phytocide 50WP, Dosay 45WP, Ridomil Gold 68 WG Nếu
trong thời kỳ ra hoa - đậu quả non mà xuất hiện nhiều ngày âm u, mưa phùn, độ ẩm không khí cao cần phun phòng lại lần 2 vào thời điểm sau khi đậu quả non.
+ Trên cây vải: Sau khi đậu quả vải, cần theo dõi chựt chẽ diễn biến của trưởng thành sâu đục cuống quả, nơi có mật độ sâu cao (khi trưởng thành vũ hóa rộ) phải sử dụng bằng các thuốc nội hấp như Vitako 40WG, Voliamtago 063SC, Prevathon 5SC…. phun kỹ trong và ngoài tán lá để diệt cả trưởng thành và sâu non mới nở, đảm bảo nâng cao hiệu quả của thuốc.
+ Rệp sáp, rệp muội, bọ trĩ, sâu đo, sâu đục giò hoa... xuất hiện với mật độ cao cần phòng trừ bằng các thuốc như Movento 150OD, Kola 700WG, Radiant 60SC, Brightin 4.0 EC.
- Cây có múi:
Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh chính; Hướng dẫn nông dân phòng trừsâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, bọ trĩ, rệp muội nơi có mật độ cao(ở các vườn đang ra lộc non, cây ra hoa - đậu quả non) bằng các thuốc đặc hiệu như: Radiant 60SC, Kola 700 WG, Brightin 4.0 EC ; nhện đỏ phòng trừ bằng các thuốc đặc hiệu như: Detect
50WP, Catex 3.6EC, KingSpider 93SC, Alterkil 45SC… theo nguyên tắc “4 đúng”.
 
Văn phòng Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
22 người đang online