Thông tin đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Hưng Yên

Theo số liệu thống kê, vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh cho lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản năm 2015 là 1.200.990 triệu đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2011 (năm 2011 là 693.514 triệu đồng).

1.Tình hình đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở Hưng Yên  thời gian qua

- Theo số liệu thống kê, vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh cho lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản năm 2015 là 1.200.990 triệu đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2011 (năm 2011 là 693.514 triệu đồng).

- Đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 150 dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, với tổng nguồn vốn đăng ký là 9.758,5 tỷ đồng; trong đó, có 110 dự án đang hoạt động, 15 dự án đang trong quá trình xây dựng và 28 dự án đang triển khai.

- Tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn luôn tăng với tốc độ cao. Tính đến tháng 8/2016, tổng dư nợ tín dụng ngành nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 16.307,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42,2% trên tổng dư nợ vốn vay. Đã triển khai một số chương trình tín dụng hỗ trợ phát triển chăn nuôi, thủy sản, giảm tổn thất sau thu hoạch; liên kết sản xuất cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ cao,…

Hiện nay, đang có xu hướng nhiều nhà đầu tư nước ngoài (từ Nhật Bản, Hàn Quốc...) và nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đang tìm hiểu cơ hội và mong muốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Hòa Phát, Himlam, Viettel, FLC... Đây là cơ hội để tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển một nền nông nghiệp hiện đại với những sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu trên thị trường, …

2. Về giải pháp thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.

- Một là, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân trong nước và ngoài nước trong từng lĩnh vực, chuyên ngành thành các nhiệm vụ cụ thể, triển khai đến các địa phương. Trong thời gian tới, tập trung chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau: Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 49/2016/NQ-HĐND ngày 06/10/2016 của HĐND tỉnh; Chương trình hành động số 1333/Ctr-UBND ngày 28/6/2016 thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020,...Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, nhất là các doanh nghiệp liên kết sản xuất với nông dân theo chuỗi giá trị, doanh nghiệp chế biến, sản xuất giống, vật tư và các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ở nông thôn.

Hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền phổ biến Nghị định số 15/2015/NĐ-CP để phát triển đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong sản xuất và xây dựng hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; rà soát các dự án đang và dự kiến đầu tư để chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án có thể thu phí để hoàn vốn đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực thủy lợi kết hợp cấp nước công nghiệp, sinh hoạt, phát điện; thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, tưới tiết kiệm nước cho các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao; phát triển giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản; bảo quản sau thu hoạch,…

- Hai  là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, quán triệt đến các cấp bộ đảng, từng đảng viên, chính quyền các cấp, doanh nghiệp, người dân về chủ trương, chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn phục vụ tái cơ cấu ngành, gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Ba là, tập trung cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển theo các Nghị quyết của Chính phủ: số 19-2016/NQ-CP[3] ngày 28/4/2016và Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016[4]; nâng cao hiệu quả quản lý thị trường, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, cung cấp các dịch vụ kiểm dịch động thực vật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân. Thực hiện đổi mới hình thức quản lý các dịch vụ công trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; chuyển dần việc cung cấp một số dịch vụ sang cho tư nhân và các tổ chức xã hội thực hiện

Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính và tiết kiệm thời gian, kinh phí từ các thủ tục hành chính; rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp, nắm bắt những vấn đề phát sinh trong thực tiễn thực hiện chính sách để tháo gỡ khó khăn và hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Bốn là, nâng cao chất lượng quy hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản; nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Hoàn thành việc rà soát, trình UBND tỉnh phê duyệt rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; rà soát, điều chỉnh và xây dựng mới các quy hoạch sản phẩm chủ yếu phù hợp với cơ chế chế thị trường để làm cơ sở cho việc định hướng và phân bổ hợp lý, hiệu quả các yếu tố đầu vào phục sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn theo định hướng tái cơ cấu trên địa bàn tỉnh.

 

Phòng Kế hoạch - Tài chính - Thông tin nông nghiệp

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
26 người đang online