26/06/2014 | lượt xem: 4 BIỆN PHÁP TIÊU DIỆT ỐC BƯƠU VÀNG HẠI LÚA Hiện nay trên đồng ruộng tỉnh ta đang xuất hiện ốc bươu vàng (OBV) với mật độ khá cao. OBV khác ốc bươu thường ở đặc điểm vỏ mỏng, trứng đẻ có màu hồng tươi, đẻ khỏe, trứng đẻ thành ổ trên bẹ lá lúa hoặc trên các cọc tre, trên thân cây cỏ dọc trên bờ ruộng, bờ ao, bờ mương Hiện nay trên đồng ruộng tỉnh ta đang xuất hiện ốc bươu vàng (OBV) với mật độ khá cao. OBV khác ốc bươu thường ở đặc điểm vỏ mỏng, trứng đẻ có màu hồng tươi, đẻ khỏe, trứng đẻ thành ổ trên bẹ lá lúa hoặc trên các cọc tre, trên thân cây cỏ dọc trên bờ ruộng, bờ ao, bờ mương. Một con ốc bươu vàng cái trong 1 tháng có thể đẻ 1.000 quả trứng. Bình quân mỗi ổ trứng OBV có ít nhất 25 trứng và nhiếu hơn 500 trứng, Tỉ lệ trứng được nở thành con đạt trên 80%. Trứng sau khi đẻ được từ 7-10 ngày (tùy thời tiết ẩm và rét) thì phát triển thành OBV con, 2 ngày sau nở chúng có thể di chuyển được bằng nhiều cách như: Trôi theo dòng nước, hoặc bò để tự kiếm ăn. OBV rất phàm ăn thực vật, ăn liên tục cả ngày lẫn đêm. Chúng ăn thành đám, tập trung ăn nhiều ở những ruộng nước trũng, ruộng lúa non. Nếu ruộng bị hạn, nước trong ruộng khô kiệt thì OBV tự vùi mình xuống lớp đất sâu để sống dưới dạng tiềm sinh ở dưới đất hàng tháng vẫn không chết. Tuổi thọ trung bình của OBV là 3 năm và đẻ ra hàng chục nghìn quả trứng, tùy theo điều kiện sinh sống. Biện pháp phòng trừ OBV có hiệu quả nhất hiện nay là: 1. Biện pháp canh tác: - Làm phẳng mặt ruộng, không nên để mặt ruộng có nhiều chỗ thấp trũng tạo điều kiện cho OBV tập trung cư trú, sinh sống. - Thường xuyên điều chỉnh mặt nước trong ruộng, thấp - cạn để hạn chế sự di chuyển của OBV. - Trường hợp OBV phát triển quá nhanh, liên tục không thể tiêu diệt được triệt để, nếu có điều kiện nên chuyển đổi cây trồng bằng cách luân chuyển cây trồng cạn: Ngô, lạc, đậu... 2. Biện pháp thủ công: - Cám nhiều cọc theo mép bờ cao, bờ ruộng để OBv leo lên đẻ trứng và tự tiêu diệt trứng. - Phát động đồng vừa bắt ốc vừa tiêu diệt trứng thành chiến dịch liên tục trong nhiều ngày để hạn chế đến mức thấp nhất sự tồn của OBV trên đồng ruộng . - Dùng lưới chắn ngang đầu nguồn nước ngăn lại không cho OBV di chuyển theo nguồn nước và kịp vào kịp thời thiêu diệt ốc tại lưới ngăn. - Đào rãnh sâu để tập trung ốc vào một chỗ và tiêu diệt - Làm bẫy dẫn dụ ốc vào bằng nguyên liệu: Lá sắn, lá xoan, lá chuối, xơ mít...rải ở một số địa điểm quanh bờ ruộng, bờ ao, bờ mương để ốc đến ăn và tiêu diệt. 3. Dùng thiên địch: - Ở những đồng lúa trũng nên kết hợp cây lúa với nuôi cá trắm để cá trắm ăn ốc bươu vàng. - Thả vịt vào ruộng để tiêu diệt ốc 4. Sử dụng thuốc diệt trừ: - Ưu tiên dùng thuốc thảo mộc - Dùng hoạt chất Steroit saponins của các hạt loại cây sở 2,8%, trẩu 4,8%, bồ kết 0,7% hoặc sở 3,5%, Trẩu 7,2%, thân mát 2,5%. Độc tố của các loại cây này có tác dụng kích thích ốc tiết ra chất nhầy, dẫn đến mất nước và chết. Liều lượng dùng: Từ 1.000 - 2.000 gam/ha. Cách dùng: để ruộng thật cạn nước và rắc thuốc lên mặt ruộng. - Sử dụng thuốc hóa học Hoạt chất Metaldehy có tác dụng phá hủy tế bào nhầy làm ốc bị mất nước và chết. Liều lượng và cách dùng: từ 250 - 300gam/ha, rút cạn nước và rải đều thuốc lên mặt ruộng. Hoạt chất Niclosamide, thuốc có tác dụng kìm hãm quá trình trao đổi khí ô xy và khí cacbonic. Liều lượng và cách dùng: Từ 200- 250 gam/ha. Pha trong 160 lít nước để phun trực tiếp lên mặt ruộng, nên để nước trong mặt ruộng xâm xấp là tốt nhất. (Chú ý: Không phun thuốc vào ruộng lúa không có bờ thửa ngăn nước và những ruộng có nuôi cá). Hoạt chất Niclosamide - Olamine có tác dụng lên hệ hô hấp và tiêu hóa của OBV. Liều lượng và cách dùng: từ 200 - 400 gam/ha, pha trong 320 lít nước để phun cho 1ha. Chú ý: không phun thuốc cho những bờ ruộng không có bờ thửa ngăn nước và những ruộng có nuôi cá ./.
Báo cáo ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng Ngân sách Nhà nước cúa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên
Kết quả thực hiện mô hình thâm canh áp dụng kỹ thuật làm sớm thời điểm thu hoạch của vải lai chín sớm tại huyện Phù Cừ
Kết quả thực hiện Đề tài Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
Báo cáo tình hình thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên” Tháng 9/2021