Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão

1. Thủ trưởng đơn vị: Ông. Trần Văn Bùi - Quyền Chi cục Trưởng

Số điện thoại cố định: 03213.863.731

Email: ccqlddhungyen@gmail.com

Chức năng, nhiệm vụ được giao của đơn vị được thực hiện theo Quyết định số 49/2021/QĐ-UBND ngày 18/8/2021 của UBND tỉnh Hưng Yên Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão trực thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

49 qd.pdf

2. Vị trí, chức năng:

1. Chi cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý nhà nước về đê điều và công tác phòng chống lụt bão trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Chi cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Địa điểm: Số 47 – Đường Trưng Trắc – Thành phố Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên.

 3. Nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế-kỹ thuật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

b) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế-kỹ thuật về công tác đê điều, phòng, chống thiên tai đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

c) Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

d) Tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về lĩnh vực đê điều và phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

e) Về công tác đê điều:

  - Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê, kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều; kế hoạch, giải pháp phòng, chống sạt lở bờ sông thuộc phạm vi quản lý;

- Tham mưu, thực hiện công tác hộ đê, xử lý kỹ thuật các sự cố đê điều; phối hợp với các ngành, địa phương liên quan đề xuất phương án phòng, tránh, xử lý, khắc phục hậu quả sự cố đê điều, bờ sông;

   - Phát hiện, ngăn chặn vi phạm hành lang bảo vệ đê điều; phối hợp với chính quyền địa phương trong việc xử lý các vi phạm đê điều;

- Tham mưu, tổ chức đánh giá hiện trạng công trình đê điều, cảnh báo khu vực có nguy cơ sạt lở, đề xuất phương án phòng tránh, xử lý khắc phục hậu quả các sự cố;

  - Giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động  cấp phép liên quan đến đê điều theo quy định; hướng dẫn các địa phương tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân;

- Quản lý, kiểm tra việc sử dụng vật tư dự trữ, trang thiết bị phòng chống lụt, bão thuộc Chi cục quản lý;

- Theo dõi mọi nguồn vốn đầu tư, tu bổ, nâng cấp, duy tu, tu sửa công trình đê điều; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển, tu bổ, duy tu bảo dưỡng đê điều và quản lý việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại Điều 38; Điều 39 và Điều 40 của Luật Đê điều và Khoản 2, Điều 7 Nghị định 113/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều.

f) Về công tác phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai

- Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biện pháp huy động nguồn lực, vật tư, phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu quả do bão, lũ, úng, sạt lở; xử lý sự cố công trình đê điều;

- Tổ chức theo dõi, cập nhật về tình hình mưa, bão, lũ, tố, lốc; phối hợp với các ngành, các tổ chức, các địa phương kịp thời đề xuất với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh phương án xử lý sự cố các công trình đê điều và xử lý tình huống, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra thuộc phạm vi quản lý;

- Thực hiện nhiệm vụ Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo yêu cầu của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

g) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư công trình xây dựng (nâng cấp, sửa chữa các công trình đê điều; nâng cấp, duy tu, sửa chữa, tu bổ và làm mới đê điều, công trình phòng chống lụt bão) khi được cấp có thẩm quyền giao.

h) Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về đê điều,  phòng, chống thiên tai theo quy định; nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chuyên ngành quản lý.

i) Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Phòng, chống thiên tai.

k) Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức thuộc Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão.

m) Quản lý tổ chức, biên chế công chức, vị trí việc làm, công chức, viên chức, tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp và quy định của pháp luật.

l) Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chi cục theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

k) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.

 4. Cơ cấu tổ chức và biên chế

a) Lãnh đạo Chi cục:

Lãnh đạo chi cục gồm có Chi cục trưởng và 01 Phó Chi cục trưởng.

b) Các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão được tổ chức 02 phòng:

          + Phòng Hành chính - Tổng hợp gồm có: 01 Trưởng phòng, 01 Phó trưởng phòng, 03 công chức và 01 nhân viên Hợp đồng 68/NĐ-CP

          + Phòng Quản lý đê điều gồm có: 01 Trưởng phòng, 01 Phó trưởng phòng, 04 công chức.

c) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục, gồm: 06 Hạt Quản lý đê các huyện, thành phố thuộc biên chế sự nghiệp gồm:

- Hạt quản lý đê Thành phố Hưng Yên;

- Hạt quản lý đê huyện Văn Giang;

- Hạt quản lý đê huyện Khoái Châu;

- Hạt quản lý đê huyện Kim Động;

- Hạt quản lý đê huyện Tiên Lữ;

- Hạt quản lý đê huyện Phù Cừ.

- Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu, chính sách của Hạt Quản lý đê được thực hiện theo quy định tại Điều 38, Điều 39 và Điều 40 của Luật Đê điều và  Điều 7, Điều 8 Nghị định 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều.

 - Hạt Quản lý đê có trụ sở làm việc, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động (tại khoản 1, Điều 7 Nghị định 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ). Trụ Sở làm việc của Hạt Quản lý đê đặt tại trụ sở hiện có ở các huyện, thành phố hiện nay.

 - Hạt Quản lý đê gồm có: Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng, các viên chức, nhân viên.

- Biên chế: Nằm trong tổng biên chế của Chi cục được tỉnh giao hàng năm

Chi cục QL Đê điều và PCLB

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
286 người đang online