30/09/2013 | lượt xem: 2 Cơ sở khoa học bón phân cho cây đậu tương Đông Đặc điểm sinh thái và đất trồng đậu tương Đông ở các tỉnh miền Bắc là: - Chủ yếu trồng đậu tương theo phương pháp làm đất tối thiểu, đất chặt bí, ẩm ướt, yếm khí, nồng độ oxy thấp, không thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các vi sinh vật Rhizobium Japonicum; Trong quá trình phát triển, bộ rễ cây đậu tương hình thành cấu trúc các nốt sần do nhóm vi sinh vật Rhizobium Japonicum tạo nên, các vi sinh vật này đóng vai trò hoạt động chuyển hóa Nitơ (N2) tự nhiên thành đạm (NH3) cung cấp cho cây. Nhờ vậy khi canh tác cây đậu tương, nhà nông có thể tiết kiệm được một lượng đạm đáng kể bón cho cây trồng này. Lượng đạm từ nốt sần rễ đậu tạo ra nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng các vi sinh vật Rhizobium Japonicum hình thành nhiều hay ít, có liên quan chặt chẽ với môi trường canh tác có phù hợp cho chúng hay không? vi khuẩn Rhizobium Japonicum thuộc nhóm háo khí (rất cần oxy), chỉ hình thành nhiều và phát huy hiệu quả cố định đạm tối đa ở giai đoạn cây đang hoa-đậu quả, đất trồng phải tơi xốp thoáng khí, nhiệt độ không khí 25-28oC và pH đất 6,5-7,0. Đặc điểm sinh thái và đất trồng đậu tương Đông ở các tỉnh miền Bắc là: - Chủ yếu trồng đậu tương theo phương pháp làm đất tối thiểu, đất chặt bí, ẩm ướt, yếm khí, nồng độ oxy thấp, không thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các vi sinh vật Rhizobium Japonicum; - Hầu hết đất trồng đậu tương ở trung Du, miền Núi đều có độ pH < 6,5; - Nhiệt độ không khí trong mùa sinh trưởng, phát triển của cây đậu là khá thấp trung bình chỉ đạt 18- 200C, ở các tỉnh trung Du, miền Núi còn thấp hơn; - Vi khuẩn Rhizobium Japonicium chỉ bắt đầu hoạt động cố định đạm từ sau khi cây có 3-4 lá thật. Tất cả các điều kiện trên đều không thuận lợi cho vi khuẩn Rhizobium Japoniciumcác hình thành và hoạt động cố định đạm đạt hiệu quả tốt. Để đảm bảo sản xuất đậu tương Đông hiệu quả, qui trình trồng và bón phân cho đậu tương Đông cho các tỉnh miền Bắc có thể là: 1. Giống: - Nên sử dụng các giống thích hợp trồng vụ Đông như: ĐT93, VX9-3, ĐVN 5, DT84... - Lượng giống: 2,0kg- 2,5kg/sào, tùy theo trọng lượng (P100) hạt. - Mật độ gieo 45- 50 cây/m2, gieo 2 hạt/hốc. 2. Thời vụ: Tốt nhất gieo trước 1/10, ở các tỉnh trung Du miền Núi gieo trước 25/9, để cây ra hoa, đậu quả xong trước 20/11, nếu gieo muộn cây ra hoa đậu quả sau thời gian này dễ gặp rét, ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu hoa, đậu quả. 3. Phân bón: - Liều lượng (sào 360m2): 10-12 kg Đầu Trâu lạc - đỗ 15-20kh vôi bột hoặc 6kg đạm Urea 3-4kg Kali Sunfat 15-20kg vôi bột 200kg phân chuồng (nếu có). - Cách bón: Vôi bột rắc đều trên ruộng ngay sau gặt lúa hoặc cùng với làm đất; phân lân bón lót 100%, trộn đều với đất bột hoặc phân chuồng phủ hốc hạt gieo; đạm Urea: Chia đều bón thúc 3 thời điểm sau gieo 9 ngày, 15 ngày và 21 ngày; toàn bộ lượng Kali bón kết hợp thúc đạm lần 3 (sau gieo 21 ngày). 4. Chăm sóc: - Nếu có điều kiện sau mỗi lần bón thúc kết hợp với xáo vun gốc. - Dưỡng nước đủ ẩm thường xuyên cho ruộng đậu, đặc biệt đảm bảo nước cho cây trong giai đoạn xung yếu - ra hoa, đậu quả. 5. Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) theo khuyến cáo định kỳ của ngành chuyên môn. 6. Thu hoạch: Chọn ngày khô ráo, thu hoạch khi có 2/3 số quả trên cây chín (vỏ quả chuyển màu vàng nâu).
Báo cáo ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng Ngân sách Nhà nước cúa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên
Kết quả thực hiện mô hình thâm canh áp dụng kỹ thuật làm sớm thời điểm thu hoạch của vải lai chín sớm tại huyện Phù Cừ
Kết quả thực hiện Đề tài Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
Báo cáo tình hình thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên” Tháng 9/2021