Giới thiệu Một số giống ngỗng

Giới thiệu Một số giống ngỗng

1. Ngỗng cỏ (ngỗng sen) Việt Nam.

Ngỗng cỏ hay ngỗng sen phân bố rộng rãi khắp cả nước. Ngỗng cỏ được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và trung du. Ngỗng có 2 loại hình chính là loại hình lông trắng và lông xám. Ngoài ra còn có ngỗng loang xám trắng do sự pha tạp giữa 2 loại trên. 

Đặc điểm thân mình có cấu tạo chắc chắn, có dáng hình thoi, tiết diện thân gần như tròn. Ngỗng có đầu nhỏ, cổ dài và mảnh. Ngỗng đực có mào sừng hình tròn nằm ở gốc mỏ trên, mỏ màu vàng da cam, mắt màu xám đen, bụng thon gọn, chân cao vừa phải và chắc chắn. Khoảng 210 - 240 ngày tuổi ngỗng có thể đẻ. 
Ngỗng đẻ mỗi năm khoảng 26 - 35 quả. Khối lượng trứng trung bình từ 145g -175g. Ngỗng trưởng thành (2 năm tuổi) trống nặng: 4,0kg - 4,5kg, mái nặng: 3,8kg - 4,2kg. 

Ngỗng cỏ chịu kham khổ tốt và có khả năng kháng bệnh cao hơn các giống ngỗng ngoại.

2. Ngỗng sư tử

Bắt nguồn từ Bắc Trung Quốc và Xiberi, ngỗng có sức đề kháng và sức đẻ 50 - 70 quả/năm. Ngỗng sinh trưởng và phát triển nhanh, thích nghi tốt với điều kiện thiên nhiên của ta. 

Ngỗng có tầm vóc to trông dữ tợn, có lông màu xám, đầu to mỏ đen thẫm, mào màu đen. Mắt nhỏ và có màu nâu xám. Phần trên cổ có yếm da, thân mình dài vừa phải, ngực dài nhưng hẹp, xương to nhưng thịt màu hơi trắng. Có thể dùng ngỗng sư tử để lai với ngỗng cỏ để nâng cao khối lượng và tầm vóc.

3. Ngỗng Hungari cải tiến

Được hình thành từ giống ngỗng địa phương với giống ngỗng sư tử Trung Quốc. Đời con cho màu lông xám và lông trắng. Tốc độ sinh trưởng và tăng trọng bình thường: 10 tuần tuổi đạt 3,4 - 3,6kg. Bình quân đẻ 30 quả/mái/năm. Khối lượng trứng: 150 - 180g/quả. 

Ngỗng Hungari có khẳ năng thích nghi tốt với hoàn cảnh sống tự nhiên và tận dụng thức ăn tự nhiên tốt. Người ta còn dùng giống ngỗng này để sản xuất gan.


Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
171 người đang online