16/12/2013 | lượt xem: 4 Kỹ thuật chăn nuôi ngỗng hậu bị, sinh sản Kỹ thuật chăn nuôi ngỗng hậu bị, sinh sản 1. Chuẩn bị cơ sở vật chất - Cần chuẩn bị con giống, chuồng trại và thức ăn Giống ngỗng: Cần có kế hoặch về quy mô đàn và thời gian nuôi để có kế hoạch mua con giống cho chủ động và mua được giống tốt Chuồng trại: Ngỗng hậi bị và sinh sản không cần chuồng nuuôi cầu kỳ. Chuồng nuôi chỉ làm bằng những nguyên liệu dễ kiếm như tre, lứa. Tường bao không cần qua kín để tiện lợi việc đi lại của ngỗng, dễ dàng vệ sinh và đảm bảo sự thông thoáng. Nề chhuồng làm bằng gạch hoặc láng xi măng để dễ quét dọn, nền phải có độ dốc về sau. Nên có diện tích mặt nước trứơc chuồng để cho ngỗng tắm và bơi lội. Thức ăn: Cần dự trữ ngô, thóc từ đầu vụ cho đàn ngỗng hậu bị và sinh sản. Cần 45 - 50kg thóc hoặc ngô/ngỗng. - Gây giống ngỗng hậu bị: Ngỗng có thể đẻ trứng từ 3 - 4 năm. Nếu điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì ở các năm tiếp theo ngỗng mái không giảm sút nhiều sức đẻ ở các năm tiếp theo. Chọn được ngỗng hậu bị tốt sẽ quyết định đến sự thành bại của đàn ngỗng sinh sản. Có 2 cách để gây giống hậu bị. Cách thứ nhất: Tự gột ngỗng từ 1 ngày tuổi và chọn giữ lại ngỗng mái. , phao câu to. . Đối vỡi ngỗng đực chọn những con có lý lịch rõ ràng có các chỉ tiêu giống của ngỗng bố về tốc độ sinh trưởng, màu lông phải đặc trưng cho giống, đầu to mắt sáng, dáng hùng dũng. Cách thứ hai: Mua ngỗng dò lúc 77 ngày tuổi hoặc ngỗng hậu bị lúc 180 ngày tuổi. Cách này áp dụng cho những người chưa có kinh nghiệm gột ngỗng 1 ngày tuổi, nếu tiến hành theo cách này thì cần có kế hoạch dự trù số lượng ngỗng giống cần mua từ các cơ sở giống. 2. Gây ngỗng để sinh sản Về cơ bản giỗng ngỗng đã được chọnn ở giai đoạn hậu bị, cầ tiến hành chọn lọc lần cuối trước khi vào đẻ. Giữ lại những con giống đạt yêu cấu sau:- Con mái: Khoẻ mạnh, dáng thanh, đạt khối lượng 3,6 - 3,8kg, lỗ huyệt ướt, xương chậu nở, có biểu hiện thích đi cùng ngỗng trống.- Con trống: Khoẻ mạnh, dáng hùng dũng, đạt khối lượng 4 - 4,5kg, gai giao cấu phát triển rõ ràng. 3. Kỹ thuật nuôi dưỡng ngỗng sinh sản trong chăn thả. - Tỷ lệ trống mái cần thiết là 1:4 hoặc 1:5. - Chuẩn bị ổ đẻ: Làm vách ngăn cao hơn nền chuồng khoảng 20cm để ngỗng đỡ làm bẩn trứng, dưới có rơm rạ sạch để lót ổ. Cứ 2 - 3 ngỗng cần 1 ổ đẻ. - Chăn thả ngỗng đẻ: Thời gian : Sáng từ 8 - 11giờ Chiều từ 2 - 5 giờ Buổi trưa: Cho ngỗng về nhà hoặc tránh nắng đưới các gốc cây, bổ sung 50g thóc hoặc ngô/con/ngày. Buổi tối: Khi ngỗng về nhà cho ăn nốt số thức ăn còn lại, từ 100 – 150g/con/ngày. Phần bốn: Một số bệnh ngỗng thường mắc và cách phòng trị 1. Bệnh tụ huyết trùng - Nguyên nhân: Bệnh tụ huyết trùng hay còn gọi là hoại hụyết ngỗng, do vi khuẩn Pasteurellosis gây ra. Ngỗng rất mẫn cảm với bệnh này. ở những ngỗng khoẻ mạnh vẫn có mầm bệnh. - Triệu chứng: Thể quá cấp, ngỗng đang khoẻ mạnh, lăn ra chết. Thể cấp tính: ngỗng uể oải, ủ rũ. Từ mỏ và lỗ mũi có tiết chất nhờn có bọt, có thể có tiếng khò khè. Lông xù, mất óng ánh. Phân màu xám, vàng hoặc xanh, đôi khi có máu, ỉa nhiều. Mào bị tím xanh. Thở nhanh và khó - Bệnh tích: ở thể quá cấp có thanh dịch trong bao tim. trong trường hợp cấp tính tụ máu trong các lớp da bên trong và dưới da; xuất huyết ở nội tâm mạc; bao tim ứ đầy nước; viêm tá tràng; trong xoang bụng có thanh dịch; gan xưng, có nhiều điểm hoại tử, lá lách sưng; phổi viêm và có nốt sần. - Phòng bệnh: Không nên nuôi lẫn lộn giữa vịt, ngan và ngỗng. Chuồng trại cần làm vệ sinh thật chu đáo, kể cả các dụng cụ ăn uống cần được tẩy uế sát trùng theo định kỳ thời gian, nhất là khi có dịch bệnh xảy ra. - Trị bệnh: Dùng Streptomicin 100 - 150mg/1kg thể trọng liên tục trong 3 - 5 ngày. Sunfamethazin trộng với thức ăn 0,5% hoặc hoà với nước uống 1%. 2. Bệnh dịch tả vịt lây sang ngỗng - Triệu chứng: Điển hình là đau mắt đỏ và sưng - Phòng bệnh: Trước hết cần cách ly đàn giống khỏi khu vực có các đàn vịt lớn hoặc đang mắc bệnh, chuồng trại cần được tiêu độc cẩn thận trước lúc nuôi đàn giống. Những nơi có ổ dịch tả vịt thường xuyên xảy ra càn tiêm vacxin dịch tả để phòng. - Trị bệnh: Khi xảy ra bệnh thì việc điều trị là kém hiệu quả, cần tiêm ngay vacxin vào thẳng ổ dịch. Những ngỗng mắc bệnh nặng sẽ chết (20 - 50%), số còn lại trong đàn có khả năng tạo kháng thể và tồn tại, tỷ lệ chết này tuỳ thuộc và tính chất nặng nhẹ của ổ dịch. Cần lưu ý cùng với việc tiêm thẳng vacxin thì công tác tẩy uế chuồng trại cần được thực hiện nghiêm túc, xác ngỗng chết phải được chôn cùng chất sát trùng như vôi bột hoặc foocmol. Bổ sung vitmin C và vitamin B vào nước uống liều: 2g/1lít nước. 3. Bệnh phó thương hàn - Nguyên nhân: Đặc trưng là ỉa chảy, viêm kết mạc và gầy sút. Bệnh có ở tất cả các nơi, gây chết 70 - 80% đàn gia cầm non, gia cầm lớn mắc bệnh ở thể mãn tính, làm sức đẻ trứng bị giảm sút. Gia cầm bệnh và khỏi bệnh là nguồn lây bệnh chủ yếu. Chúng có thể đẻ trứng đã bị nhiễm bệnh, nếu nhiễm nặng khi ấp phôi thai có thể chết, nếu nở được thì con cũng mắc bệnh. khi ngỗng bị quá mết do vận chuyển, chuồng trại chật trội, độ ẩm cao, bẩn, thiếu nước uống, sự biến đổi nhệt lớn sẽ phát bệnh. Sự nhiễm bệnh chủ yếu qua đường tiêu hoá, có khi qua hô hấp, qua phối giống. - Triệu chứng và bệnh tích: Thể cấp tính: ỉa chảy, có bọt khí, viêm thanh dịch, có mủ, viêm màng kết mạc làm cho đau mắt. Cánh rủ, lông xơ, cánh khô mất lánh. Bệnh kéo dài từ 1 - 4 ngày, gây chết đến 70%. Thể mãn tính thường thấy ở gia cầm lớn: ỉa chảy, đôi khi có máu, lông khô mất ánh. Viêm lỗ huyệt, buồng trứng. trong thể mãn tính niêm mạc manh tràng thương bị phủ bởi lớp vàng dễ bóc. Túi mật sưng, đầy mật. trong lòng ruột non chứa dịch đục, đặc, màng niêm mạc thuỷ thũng, thường sung huyết, đôi khi bị phủ lớp màng như cám xám bẩn. - Phòng và trị bệnh: Dùng Biomixin liều: 5 - 10mg/lần từ 2 - 3 lần/ngày, liên tục trong 5 - 6 ngày. Có thể dùng các loại thuốc khác: Norflorxacin, TA.vimicin...(theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Không dùng trứng của các ngỗng mẹ có bệnh để ấp. 5. Bệnh cắn lông, rỉa lông - Nguyên nhân: Bệnh thường xảy ra ở các đàn ngỗng nuôi nhốt chật trội, khônh có sân vận động. chuồng trại ẩm ướt, thiếu ánh sáng. Nhiệt độ môi trường tăng cao đột ngột, khônh khí khô, ánh nắng chói chang, hoặc do nhốt chung con lớn bé, hoặc do đưa các con mới về chuồng. Bệnh thường xảy ra ở các đàn ngỗng đang ở lứa tuổi mọc lông vài và lông cánh. ngoài ra có thể trong khẩu phần thiếu protein nghiêm trọng, hoặc trong thời gian ngắn cho ăn quá nhiều đạm động vật, sau đó lại thiếu, hoặc trong thức ăn thiếu khoáng (lưu huỳnh, phốt pho, coban, mangan). Có thể do các yếu tố sinh lý như sự ồn ào. Điều hết sức quan tâm đối với ngỗng con là thiếu rau cỏ. Ngỗng con hầu như suốt ngày rất cần rỉa rau, nếu không có, buồn miệng hay nhấm rỉa lông nhau. Rỉa đến khi chảy máu và màu đỏ của máu lại tăng kích thích mổ cắn lông. - Phòng bệnh: Cần kết hợp các yếu tố tổng hợp, nhất là nuôi dưỡng và chuồng trại. Điều dễ dàng, đơn giản, đơn giản nhất là nhanh chóng tậpncho ngỗng ra sân và chăn thả ngay từ ngày tuổi thứ 7 trở đi. Phát hiện sớm các ngỗng con bị rỉa để cách ly chúng ra khỏi đàn. - Trị bệnh: Cho ăn sunfat canxi (thạch cao) vì trong chất này chứa 23% canxi và 18% lưu huỳnh. Cho uống nước pha 1% muối liên tục trong vài ngày có thể dập tắt được bệnh. Cho ăn bột lông và tăng cường rau xanh. Bổ sung dầu cá hoặc vitamin A từ 5 - 10 ngày với liều 10.000 - 15.000 UI và cách nhau 15 - 20 ngày lặp lại 3 lần.
Báo cáo ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng Ngân sách Nhà nước cúa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên
Kết quả thực hiện mô hình thâm canh áp dụng kỹ thuật làm sớm thời điểm thu hoạch của vải lai chín sớm tại huyện Phù Cừ
Kết quả thực hiện Đề tài Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
Báo cáo tình hình thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên” Tháng 9/2021