04/11/2013 | lượt xem: 2 Kỹ thuật trồng cây tía tô Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Breit, Perillaocymoides L., Perilla nankinensis (Lour.) Decne Họ Hoa môi (Labiatae) Chọn và làm đất: Tía tô có thể trồng được quanh năm trên đất có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, ẩm, thoát nước tốt, hơi kiềm. Nên trồng xen canh với cây họ đậu. Cày bừa, phơi ải, đập nhỏ, bón 15 - 20 kg phân chuồng hoai / 100 m2 đất, lên luống. Trồng trên diện tích lớn: Trồng bằng cách làm mạ rồi cấy cây con, 15 - 25 g hạt / 100 m2 - Trộn hạt với tro bếp hay đất bột và một ít nước, gieo đều trên mặt luống - Dùng cào, cào đất bột để lấp hạt xuống, ủ luống bằng rơm rạ, trấu -Tưới cho đủ ẩm - Sau 25 - 30 ngày tía tô mọc được 5 - 6 lá có thể nhổ đem trồng vào luống khác. Trước khi cấy không nên bón nhiều đạm, vì lá tốt quá khi cấy sẽ bị héo cây, dễ bị dập nát. Sau khi cấy, cần tưới nước cho cây chống hồi phục. Khi cây được 1 tuần lễ, ta lại hòa phân đạm loãng tưới như lần đầu. Nếu trồng để làm thuốc: bón 300 - 400 kg phân lân / 1 ha, và hòa bánh dầu tưới vào lúc sau cấy 7 - 10 ngày, trước lúc ra hoa. Trồng trên diện tích nhỏ: Gieo thẳng tía tô (khoảng 5 - 6 g hạt / 100 m2), cũng làm như gieo mạ nhưng không nhổ trồng lại mà để cây mọc đến lúc thu hoạch. Ưu điểm: không tốn công trồng cây con Nhược điểm: gieo thưa nên dễ bị cỏ dại lấn át, tốn công làm cỏ và chăm sóc. Khi cây mọc được 10 - 15 ngày hòa phân đạm (có thể urê, có thể DAP: 50 - 100 g cho 100 m2 rồi tưới. Trồng làm thuốc: nên trồng thưa 25 x 30 cm. Không hái lá để cây có nhiều hoa, nhiều hạt. Ở miền Bắc, tía tô trồng tháng 1-2, thu hoạch tháng 8-9. Ở miền Nam trồng từ tháng 11- 12, thu quả vào mùa thu. Trồng lấy giống: nên trồng thưa 25 x 30 cm. Không hái lá. Bón thúc lân, bánh dầu vào thời gian 1 - 2 tháng sau khi trồng. Trồng làm rau gia gia vị: Nếu trồng với mật độ dày 15 x 15 cm (cây cách cây, hàng cách hàng): thu hoạch 1 lần, nhổ cả cây. Nếu trồng thưa (20 x 25 cm): có thể cắt tỉa cành đem bán, sau đó tưới nước để cây mọc tiếp. Khi cây đã đâm thêm lá, chồi, ngâm 1 kg urê (hoặc 3 kg phân NPK) 20 kg bánh dầu để tưới 1000 m2. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: Trước khi tưới nên vun gốc, làm cỏ. Phân bón nên hòa nhiều nước để không hư lá. Nếu tía tô cấy theo hàng: làm cỏ vun gốc trước khi bón phân Nếu gieo vãi: nhổ cỏ kịp thời để cỏ không lấn át tía tô. Tía tô ít bị sâu bệnh. Các bệnh có thể gặp là: Bệnh thối cây ở gốc, bệnh héo lá, sâu ăn lá, sâu cuốn lá. Nếu trồng tía tô trên diện tích nhỏ: nhổ bỏ cây bị héo, hoặc ngắt lá, bắt sâu. Không phun thuốc, nhất là khoảng 10 - 15 ngày trước khi thu hoạch Thu hoạch: Khi năng suất đợt sau giảm hơn đợt trước > 20% thì phá bỏ để gieo đợt khác hoặc trồng cây rau màu khác. Thu hoạch làm rau gia vị: Sau khi trồng 25 - 30 ngày có thể thu hoạch. Nếu cắt tỉa ta thường dùng liềm hay dao sắc cắt cây cách mặt đất khoảng 10 cm, chừa lại 2 - 3 tầng lá để cây có thể đâm chồi cho đợt thu hoạch sau. Mỗi đợt cắt có thể thu 50 - 60 kg cho 100 m2 . Nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch nhiều đợt. Thu hoạch làm thuốc: phơi khô, lấy lá, quả cất riêng, cây có thể rửa sạch đất, phơi khô, bó lại từng bó, để trong bao bì rồi bán làm thuốc cùng với hạt và lá. Thu hoạch giống: Khi hạt chắc, lá già và khô dần, ta cắt cả cành hoặc nhổ cả cây về phơi trong mát, rũ lấy hạt, phơi lại vài nắng (nhưng tránh nắng to) cho khô hẳn, để nguội, trộn ít tro cho vào bình đậy kín để làm hạt giống. Cành, cây thì phơi khô làm thuốc. * Trong gia đình có thể trồng trong chậu, hộp xốp.
Báo cáo ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng Ngân sách Nhà nước cúa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên
Kết quả thực hiện mô hình thâm canh áp dụng kỹ thuật làm sớm thời điểm thu hoạch của vải lai chín sớm tại huyện Phù Cừ
Kết quả thực hiện Đề tài Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
Báo cáo tình hình thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên” Tháng 9/2021