10/10/2016 | lượt xem: 4 Một số bệnh thường gặp ở gia cầm trong mùa mưa bão và cách phòng trị (tiếp) Khi điều trị bệnh, việc tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi, thay chất độn chuồng, vệ sinh, khử trùng, giữ nền chuồng khô và sạch là điều quan trọng, giúp gà nhanh hồi phục và không tái nhiễm. 4. Bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm 4.1. Nguyên nhân Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, vi khuẩn có nhiều chủng. Bệnh xảy ra ở các loài gia cầm, thường ở gia cầm trên một tháng tuổi. 4.2. Triệu chứng lâm sàng - Cấp tính: Gia cầm chết đột ngột, mào tím, đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh. Phân trắng loãng hoặc trắng xanh hoặc có máu tươi. Thở khó, chảy nước mũi, nước miếng. Vi trùng vào máu gây nhiễm trùng huyết làm cho gia cầm chết nhanh. - Á cấp tính: Tích sưng, viêm khớp, bại liệt. Mắt sưng viêm kết mạc mắt. Gia cầm đẻ tỷ lệ trứng giảm, tỷ lệ chết tăng. Ở nước ta, gia cầm bị bệnh chết đến 90 - 100%. 4.3. Bệnh tích Bệnh cấp tính có đặc điểm chung là xuất huyết phủ tạng và thịt tím sẫm. Phổi đỏ, gan sưng, ruột sưng đôi khi có máu. Gia cầm đẻ buồng trứng vỡ nát. Có thể thấy dịch thẩm xuất như "pho mát" ở gan, tim. Đặc biệt trên mặt gan có những hoại tử trắng lấm tấm như đầu đinh ghim. Gan gà mắc bệnh tụ huyết trùng sưng to, tụ huyết 4.5. Điều trị và phòng bệnh 4.5.1. Điều trị Dùng một trong các loại thuốc sau đây: Ampicillin, Oxytetracylin; Genta-costrim; Doxycyclin,... liều theo hướng dẫn sử dụng của hãng thuốc. Kết hợp bổ sung vitamin, men tiêu hóa, thuốc trợ sức, trợ lực cho gia cầm. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi, vệ sinh, phun khử trùng trong và ngoài chuồng nuôi. 4.5.2. Phòng bệnh Gia cầm trên 1 tháng tuổi sử dụng vắc-xin keo phèn: 0,5 ml/1 con. Sau 4 - 6 tháng tiêm nhắc lại lần 2. Vệ sinh chuồng trại, phun khử trùng trong, ngoài chuồng nuôi định kì 1-2 tuần/1 lần. 5. Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) 5.1. Nguyên nhân Tác nhân cơ bản gây bệnh hô hấp mãn tính là Mycoplasma gallsepticum. Bệnh xảy ra ở các loài gia cầm, mọi lứa tuổi. 5.2. Lây nhiễm Bệnh truyền qua trứng từ đàn bố mẹ đến đời con cháu. Mặt khác gia cầm nhiễm bệnh có thể do tiếp xúc gia cầm bệnh hoặc mầm bệnh từ môi trường; do môi trường chăn nuôi ô nhiễm, kém thông thoáng... 5.3. Triệu chứng lâm sàng Gà con, gà dò, gà đẻ đều thở khó, khò khè. Gà thường kém ăn, tăng trọng giảm, tiêu tốn thức ăn cao. Gà lớn biểu hiện chung là chảy nước mắt, mũi, đặc biệt khó thở. Gà mái tỷ lệ đẻ trứng giảm 20-30%. Bệnh thông thường ít làm chết gà, ở thể mãn tính làm giảm tăng trọng, tiêu tốn thức ăn cao ở gà dò và giảm sản phẩm trứng ở gà đẻ. Gà mắc bệnh CRD, mắt sưng, chảy ước mắt, túi khí viêm, viêm lan xoang bao tim, bề mặt gan 5.4. Bệnh tích Khí quản viêm hơi đỏ, dịch rỉ viêm trắng ngà như “pho mát” dính trên túi khí, đặc biệt trong trường hợp bội nhiễm (thứ nhiễm do E. coli). Trong trường hợp bội nhiễm Mycoplasma gallsepticum, phủ tạng có thể chỉ thể hiện nhầy nhẹ trên khí quản, đục vẩn hoặc bọt nhẹ ở túi khí, phổi phù thũng, mặt phổi phủ fibrin, phổi nhục hóa. 5.5. Điều trị và phòng bệnh 5.5.1. Điều trị Dùng một trong các loại thuốc đặc trị như Flophenicol hoặc phối hợp với 1 trong các thuốc Oxytetracyclin, Gentamicin, Doxycyclin,... liều mỗi loại bằng 1/2 liều theo hướng dẫn sử dụng của hãng thuốc; có thể hoà nước uống hoặc trộn đều vào thức ăn. Bệnh nặng, có thể tiêm thuốc Flophenicol, Gentamicin phối hợp Tylosin hoặc Lincomicin phối hợp Spectomicin, liều theo hướng dẫn sử dụng của hãng thuốc. Kết hợp bổ sung vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực cho gia cầm. Khi điều trị bệnh, việc tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi, tăng thông thoáng và vệ sinh, khử trùng là điều quan trọng, giúp gia cầm nhanh hồi phục. 5.5.2. Phòng bệnh Dùng vắc xin để phòng bệnh. Thực hiện vệ sinh phòng bệnh: Mua gà con giống ở những nơi an toàn bệnh để tránh gà con mắc nhiều bệnh từ trứng. Cách ly gà ốm và gà khoẻ. Định kỳ tẩy uế chuồng trại và môi trường xung quanh 6. Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) 6.1. Nguyên nhân Bệnh cầu trùng gây nên bởi ký sinh trùng (KST) lớp đơn bào. Bệnh thường xảy ra ở gà, giai đoạn hay mắc là 3-6 tuần tuổi. 6.2. Lây truyền Chủ yếu qua chất thải của gà bệnh ra bên ngoài. Gà con ăn phải noãn nang của cầu trùng, các bào tử xâm nhập vào các tế bào biểu mô thành ruột phá huỷ tế bào gây xuất huyết thể hiện là phân đỏ lẫn máu. Thời kỳ nung bệnh 4 - 6 ngày. Mỗi loại gia cầm có loài cầu trùng riêng, không truyền lẫn nhau. 6.3. Triệu chứng, bệnh tích Gà gầy nhanh, mào tái, phân lỏng trắng, có máu. Mổ khám thấy phần manh tràng hoặc tá tràng dầy, xuất huyết, có khi ruột chứa đầy máu. Gà mắc bệnh cầu trùng, ruột sưng to, chứa đầy máu 6.4. Điều trị và phòng bệnh 6.4.1. Điều trị Dùng một trong các loại thuốc sau đây: Baycox, Cocimax, Coccistop, Esb3,... liều theo hướng dẫn sử dụng của hãng thuốc; có thể hoà nước uống hoặc nhỏ trực tiếp cho những con bệnh nặng. Kết hợp bổ sung vitamin, đặc biệt vitamin C, K, thuốc trợ sức, trợ lực cho gà. Khi điều trị bệnh, việc tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi, thay chất độn chuồng, vệ sinh, khử trùng, giữ nền chuồng khô và sạch là điều quan trọng, giúp gà nhanh hồi phục và không tái nhiễm. 6.4.2. Phòng bệnh Nên nuôi gà trên sàn để gà không ăn phân có chứa mầm bệnh. Giữ nền chuồng khô ráo, thường xuyên thay chất độn chuồng, tránh để cầu trùng có điều kiện phát triển và lây nhiễm. Dùng vắc xin cầu trùng (Coccivac) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 7. Bệnh dịch tả vịt 7.1. Nguyên nhân Bệnh dịch tả vịt hay còn gọi là bệnh viêm ruột siêu vi trùng vịt, là một bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh do Herpesvirus gây ra. Vi rút này gây bệnh dịch tả đối với cả ngan, ngỗng, thiên nga... 7. 2. Triệu chứng Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2-7 ngày. Đôi khi bệnh nổ ra do chủng có độc tính mạnh. Vịt, ngan chết ngay khi con đang bơi mà không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Lúc đầu ngan, vịt kém linh hoạt, ăn ít hoặc bỏ ăn, nằm một chỗ, cánh xoã xuống đất, đi lại khó khăn, lười bơi lội; ở ngan, vịt con, triệu chứng đầu tiên có thể thấy là viêm giác mạc, mắt ướt và thấm ướt cả lông xung quanh mắt, sau đó sưng và dính mi mắt, ngan, vịt không mở mắt được. Về sau võng mạc, thuỷ tinh thể bị biến đổi gây cho ngan, vịt mù. Dịch chẩy từ mũi, mỏ cắm xuống đất nước và có nhầy bẩn. Vịt, ngan bệnh lông xù, tiêu chẩy, phân vàng, xanh nhạt, đôi khi lẫn máu. Xung quanh hậu môn dính đầy phân. Con vật bỏ ăn nhưng rất khát nước. Nhiều vịt, ngan có triệu chứng thần kinh, mỏ cắm xuống đất. Tỷ lệ đẻ giảm rõ rệt, có khi chỉ còn 15-16%. Sau 1-3 ngày mắc bệnh, một số vịt, ngan có biểu hiện phục hồi, nhưng chỉ sau vài ngày triệu chứng xuất hiện lại nghiên trọng hơn, con vật suy kiệt và chết. 7.3. Bệnh tích Bệnh tích đặc trưng tập trung ở đường tiêu hoá, nhất là trong thực quản và hậu môn. Viêm ruột xuất huyết và kéo màng giả ở hầu, thực quản và hậu môn. Khi bệnh ở thể quá cấp, xuất huyết lấm chấm xếp theo những dải dài theo dọc thực quản, còn ở hậu môn thì rải rác. Nếu bệnh ở thể cấp tính, những bệnh tích trên không đặc trưng. Các biến đổi bệnh lý còn thấy ở mắt, mũi, hậu môn, phù nề dưới vùng da ngực, trong xoang bụng có chứa nhiều dịch thẩm xuất. Ngan mắc bệnh dịch tả vịt, tiêu chảy, đầu sưng, thủy thũng dưới da Lách giảm thể tích, gan sưng to trên bề mặt và trên mặt cắt thấy có các nốt hay vùng hoại tử, xuất huyết, gan thoái hoá trông giống như đá cẩm thạch. Có thể quan sát thấy xuất huyết lấm chấm khắp cơ thể, đặc biệt ở giác mạc, thực quản, ruột, ngoại mạc ruột, nội cơ, cơ và màng tim, cả ở thận và tuyến tuỵ. 7.4. Chẩn đoán phân biệt Nếu vịt, ngan chết đột ngột ở tuổi mẫn cảm 1-7 tuần tuổi, bệnh dễ lẫn với bệnh tụ huyết trùng, bệnh nhiễm khuẩn máu, viêm gan siêu vi trùng, bệnh nhiễm độc các độc tố nấm mốc. Nhưng đặc trưng bệnh dịch tả vịt là triệu chứng sưng đầu, bệt chân và các biến đổi bệnh tích ở thực quản, hậu môn. 7.5. Khắc phục và phòng bệnh 7.5.1. Khắc phục Không có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh, khi ngan, vịt mắc bệnh, tiêm vắc xin dịch tả vịt cho toàn đàn. Dùng thuốc bồi dưỡng tăng cường sức đề kháng như B-complex, Vitamin C, vitamin tổng hợp, men tiêu hóa, chất điện giải... liều theo hướng dẫn sử dụng của hãng thuốc. 7.5. Phòng bệnh Để phòng bệnh, phải tiêm phòng cho ngan, vịt con khoẻ mạnh bằng vắc xin dịch tả vịt. Tiêm vắc xin cho ngan, vịt con lúc 2 tuần và nhắc lại khi 2 tháng tuổi. Với ngan, vịt nuôi sinh sản, tiêm vắc xin nhắc lại 6 tháng một lần. Chăm sóc tốt và cung cấp đầy đủ nước uống sạch. Vệ sinh chuồng trại, phun khử trùng trong, ngoài chuồng nuôi, bể tắm định kì 1-2 tuần/1 lần. i:0#.f|portalmembershipprovider|snnptnt
Báo cáo ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng Ngân sách Nhà nước cúa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên
Kết quả thực hiện mô hình thâm canh áp dụng kỹ thuật làm sớm thời điểm thu hoạch của vải lai chín sớm tại huyện Phù Cừ
Kết quả thực hiện Đề tài Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
Báo cáo tình hình thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên” Tháng 9/2021