Quy trình kỹ thuật SX cà chua an toàn

Trước đây, cà chua ở Hà Nội chủ yếu được SX ở vụ đông (chính vụ). Từ năm 1997, sự ra đời các giống cà chua lai chịu nóng trồng được nhiều vụ trong năm như cuộc “cách mạng” lớn thay đổi vị trí, cơ cấu giống cây này.

Quy trình kỹ thuật SX cà chua an toàn

Từ đó, SX cà chua ở Hà Nội được triển khai ở các thời vụ hè thu, thu đông (các vụ sớm), vụ đông (chính vụ), vụ xuân hè (vụ muộn). Sản phẩm cà chua tươi cung cấp cho thị trường kéo dài từ đầu tháng 10 dương lịch tới đầu tháng 7 năm sau.

Từ năm 2008 - 2011 diễn ra cuộc “cách mạng” lần thứ hai của cây cà chua bằng việc ra đời các giống lai chất lượng cao cộng quy trình công nghệ phát triển đã mang đến tiềm năng phát triển rất lớn cho loài cây này. Qua đó, đưa SX cà chua chất lượng cao thành một nghề ổn định cho đông đảo nông dân thủ đô, tạo ra nhiều công ăn việc làm ở các mùa vụ với thu nhập cao gần như quanh năm.

Nhận thấy nhu cầu, tiềm năng của cây cà chua còn rất lớn, năm 2010 Sở NN-PTNT Hà Nội ban hành quyết định hướng dẫn quy trình kỹ thuật SX cà chua an toàn nhằm giúp người nông dân thủ đô SX ra sản phẩm có chất lượng và giá trị cao nhất.

Theo đó, thời vụ gieo trồng cà chua tại Hà Nội sớm từ tháng 7 đến đầu tháng 8, vụ chính cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 và thời vụ muộn từ tháng 11 đến giữa tháng 12. Nguồn giống nên sử dụng các giống chất lượng cao, lượng hạt giống cần từ 250 - 350 gr/ha, lượng cây giống cần từ 28.000 - 35.000 cây/ha (850 - 1.000 cây/sào Bắc bộ 360 m2). Hạt giống trước khi trồng cần được xử lý bằng nước ấm 40 - 45 độ C (3 sôi, 2 lạnh) trong khoảng thời gian từ 2 - 3 giờ sau đó với ra để ráo rồi đem gieo.

Với vườn ươm, trước tiên làm đất kỹ, tơi nhỏ kết hợp bón lót 100 kg phân chuồng ủ hoai mục/sào, lân 5 - 6 kg/sào Bắc bộ. Tốt nhất nên gieo hạt giống trong khay hoặc bầu để tiết kiệm giống (thành phần bầu gồm 40% đất 30% phân chuồng 25 % mùn mục 5% lân và vôi).

Trong trường hợp phải sử dụng thuốc BVTV, giai đoạn đầu vụ (sau trồng, phân cành, ra hoa) cần chú ý các đối tượng sâu bệnh là dòi đục lá, sâu khoang, bệnh mốc sương. Ngoài ra cần theo dõi bệnh héo xanh, bệnh xoăn lá virus.
Chi cục BVTV Hà Nội khuyến cáo sử dụng thuốc BVTV hóa học thế hệ mới, thảo mộc, sinh học và nguồn gốc sinh học theo khuyến cáo của Cục BVTV và Chi cục BVTV Hà Nội.

Mỗi bầu nên gieo 1 - 2 hạt. Gieo đều hạt với lượng từ 4 - 6 gr hạt/m2, gieo xong phủ một lớp rơm rạ băm ngắn, trấu hoặc lớp đất mỏng lên mặt luống. Chú ý phải thường xuyên giữ ẩm cho đất. Cây con khi được từ 1 - 2 lá thật thì tỉa bỏ cây xấu để mật độ 3 x 4 cm, khi cây giống có 5 - 6 lá thật thì đem trồng.

Đất phù hợp để SX cà chua là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giầu mùn và dinh dưỡng, pH < 5,5. Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật, làm đất kỹ, tơi nhỏ, lên luống cao 25 - 30 cm, mặt luống rộng từ 1,2 - 1,4m, bằng phẳng dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.

Mật độ trồng cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 70 cm. Trong các đợt bón thúc, làm cỏ cần kết hợp vơ tỉa lá già, lá bị bệnh sương mai, lá bị dòi đục lá hại nặng đem tiêu hủy. Thường xuyên tưới ẩm từ sau khi trồng đến khi phân cành. Giai đoạn từ nở hoa và trong khi thu hoạch quả luôn giữ độ ẩm đất từ 80 - 85%.

Khi cà chua lớn, tiến hành làm giàn trước khi cà chua phân cành, ra hoa (sau trồng 25 - 30), cây giàn cắm xen vào 2 hàng cà chua, ngọn chụm hình chữ A, giàn cao 2,5 m trở lên, ngọn được buộc bằng dây mềm, buộc ngọn hướng lên trên. Khi cây có thân lá tốt thường xuyên buộc cây để tránh đổ và bảo vệ các tầng quả không bị chạm đất gây bụi bẩn.

Chú ý khi sử dụng thuốc phòng trừ: Cà chua ra hoa, đậu quả theo các đợt nên thời điểm xử lý sâu đục quả thích hợp nhất là vào các đợt hoa rộ. Việc sử dụng thuốc BVTV ở giai đoạn thu hoạch quả cần phải tính toán cân nhắc phù hợp với thời gian thu hoạch quả để đảm bảo đủ thời gian cách ly.

Về bón phân, chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho rau. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học. Đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 7 - 10 ngày trước khi thu hoạch.

Nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp nên chọn đất luân canh với cây lúa nước, cây họ đậu và các cây trồng cạn khác và trồng cà chua gốc ghép để hạn chế bệnh héo xanh và xoăn lá. Kết hợp các đợt bón thúc cần vơ tỉa lá già, loại bỏ lá bị sâu, bệnh tạo cho ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.

Dùng biện pháp thủ công như ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu khoang); phát hiện sớm và nhổ bỏ những cây bị bệnh héo xanh, xoăn lá virut đem tiêu hủy. Sử dụng bẫy pheromone để phòng trừ sâu xanh đục quả từ giai đoạn nụ hoa đến cuối vụ


Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
25 người đang online