Kế hoạch hắc phục tồn tại, hạn chế năm 2023 và duy trì, cải thiện, nâng cao các chỉ số cải cách nền hành chính năm 2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT

Ngày 08/01/2024, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên ban hànhKế hoạch số 18/KH-SNN về khắc phục tồn tại, hạn chế năm 2023 và duy trì, cải thiện, nâng cao các chỉ số cải cách nền hành chính năm 2024 với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; khắc phục khuyết điểm, tồn tại, hạn chế năm 2023, nâng cao các chỉ số cải cách nền hành chính năm 2024;

KH khac phuc ton tai han che chi so cchc nen hanh chinh 2023.pdf

I. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỒN TẠI, HẠN CHẾ.

1. Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (SIPAS).

1.1. Tồn tại, hạn chế: Qua kết quả Chỉ số SIPAS có mức độ đánh giá tương đối thấp 77.21%, do đây là năm đầu tiên áp dụng cách tính Chỉ số mới theo quy định của Bộ nội vụ nên mức độ giảm Chỉ số hài lòng khá lớn so với năm 2022 (giảm 19.19%). Qua đánh giá cho thấy, việc niêm yết công khai, xin ý kiến các quy định của Sở trên trang thông tin điện tử, tại trụ sở làm việc còn chưa được đánh giá cao; các quy định góp phần giúp cho kinh tế gia đình của người dân địa phương ngày càng tốt hơn còn chưa được đánh giá cao (về cung cấp, quản lý, phát triển nước sinh hoạt, giá tiền, chất lượng nước (72,67%). Chỉ số hài lòng lĩnh vực cung ứng dịch vụ công, chỉ số hài lòng lĩnh vực hiệu quả quản trị và hành chính công còn thấp.

1.2. Nhiệm vụ, giải pháp:

1.2.1. Về chỉ số hài lòng lĩnh vực ban hành, tổ chức thực hiện các quy định của cơ quan hành chính nhà nước

Tăng cường niêm yết công khai các quy định của cơ quan chính quyền tại trụ sở, cơ quan; đăng tải phiếu xin ý kiến, góp ý về các quy định của cơ quan chính quyền trên Trang thông tin điện tử. Tăng cường tham mưu Sở ban hành các quy định góp phần giúp cho kinh tế gia đình của người dân địa phương ngày càng tốt hơn; đặc biệt là các quy định về cung cấp, quản lý, phát triển nước sinh hoạt, giá tiền, chất lượng nước.

Thời gian: Thường xuyên, khi có quy định.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng Sở, các đơn vị trực thuộc

Đơn vị phối hợp: các phòng, ban, đơn vị trực thuộc

1.2.2. Về chỉ số hài lòng lĩnh vực cung ứng dịch vụ hành chính công

* Bố trí kinh phí, tăng cường trang bị trang, thiết bị hỗ trợ, phục vụ người dân giải quyết thủ tục hành chính (đầy đủ, chất lượng tốt).

Thời gian: Thường xuyên.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng KH-TC-TTNN, các đơn vị trực thuộc.

Đơn vị phối hợp: các phòng, ban, đơn vị trực thuộc

* Tiếp tục rà soát thành phần hồ sơ thủ tục hành chính phải nộp đảm bảo theo quy định.

Thời gian: Thường xuyên.

Đơn vị chủ trì thực hiện: các phòng, ban, đơn vị trực thuộc

Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.

 *Tăng cường thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân trong thực hiện thủ tục hành chính nhanh chóng.

Thời gian: Thường xuyên.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở.

Đơn vị phối hợp: các phòng, đơn vị trực thuộc

1.2.3.Về chỉ số hài lòng lĩnh vực hiệu quả quản trị và hành chính công

*Tăng cường công khai báo cáo tài chính của cơ quan theo quy định; Tăng cường hiệu quả triển khai công tác phòng chống tham nhũng do các cơ quan, xây dựng nhiều giải pháp về công tác phòng chống tham nhũng.

Thời gian: Thường xuyên.

Đơn vị chủ trì thực hiện: phòng KHTC-TTNN, các đơn vị trực thuộc

Đơn vị phối hợp: văn phòng Sở

*Tăng cường hiệu quả hoạt động, quản lý vận hành Trang thông tin điện tử một cách hiệu quả như việc biên tập, cung cấp thông tin thường xuyên, dễ tra cứu...

Thời gian: Thường xuyên.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng Sở

Đơn vị phối hợp: Các phòng, đơn vị trực thuộc

2. Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của các cơ quan cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

2.1. Tồn tại, hạn chế:

 Qua kết quả Chỉ số CCHC năm 2023 đạt 83,78 điểm (giảm 3,86 điểm); Do Chỉ số SIPAS giảm; mặt khác, còn do nhiều văn bản phối hợp chậm hạn, văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trước khi gửi thẩm định Sở Tư pháp còn có nội dung chưa đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đúng trình tự, thủ tục và ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo phù hợp với quy định của pháp luật; còn có hồ sơ TTHC giải quyết chậm hạn, việc thanh toán trực tuyến còn nhiều bất cập, tỷ lệ hồ sơ điện tử được lập chưa cao, ...

2.2. Nhiệm vụ, giải pháp:

Tiếp tục thực hiện tốt theo Kế hoạch Cải cách hành chính năm 2024 và Kế hoạch CCHC giai đoạn 2021-2025 của Sở Nông nghiệp và PTNT, trong đó tập trung khắc phục các chỉ số bị mất điểm năm 2023, cụ thể như sau:

2.2.1. Về thực hiện các nhiệm vụ được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao và nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan

Tăng cường tham mưu Lãnh đạo Sở, xây dựng, trình phát hành văn bản đảm bảo thời gian, chất lượng theo quy định.

Thời gian: Theo đúng thời gian quy định của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao và các nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Các đơn vị được giao nhiệm vụ phối hợp

Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở

2.2.2. Về thực hiện xây dựng VBQPPL có nội dung đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đúng trình tự, thủ tục và ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo phù hợp với quy định của pháp luật

Thực hiện xây dựng VBQPPL có nội dung đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đúng trình tự, thủ tục và ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo phù hợp với quy định của pháp luật

Thời gian: Trước khi gửi báo cáo Sở Tư pháp thẩm định

Đơn vị chủ trì thực hiện: Đơn vị tham mưu, xây dựng VBQPPL

Đơn vị phối hợp: Thanh tra Sở

2.2.3. Về kết quả giải quyết hồ sơ TTHC

Thực hiện tiếp nhận, xử lý hồ sơ TTHC đúng và trước hạn, không để hồ sơ quá hạn. Nếu để hồ sơ quá hạn, phải có phiếu xin lỗi (trước thời hạn ít nhất 1 ngày) và báo cáo giải trình quá hạn theo quy định.

Thời gian: Theo đúng thời gian quy định của thủ tục hành chính

Đơn vị chủ trì thực hiện: Đơn vị chủ trì, xử lý hồ sơ TTHC theo quy định.

Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở

2.2.4. Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến và thanh toán trực tuyến

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các TTHC theo hình thức trực tuyến nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận, xử lý trực tuyến, thanh toán trực tuyến

Thời gian: Thường xuyên, khi tiếp nhận hồ sơ.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Cán bộ một cửa và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc.

Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở

2.2.5. Về thực hiện quy định của Trung ương và của tỉnh về tổ chức bộ máy

Thực hiện đúng quy định về số lượng lãnh đạo theo quy định

Thời gian: năm 2024.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng Sở

Đơn vị phối hợp: Các phòng, ban, đơn vị liên quan

2.2.6. Về thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước

Tăng cường thực hiện giải ngân 100% theo kế hoạch đề ra

Thời gian: năm 2024.

Đơn vị chủ trì thực hiện: các phòng, ban, đơn vị thực hiện vốn đầu tư công.

Đơn vị phối hợp: Phòng KH-TC-TTNN.

2.2.7. Tổ chức thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách

Thực hiện đảm bảo hoàn thành 100% kiến nghị được nêu ra sau khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách

Thời gian: Theo quy định.

Đơn vị chủ trì thực hiện: các phòng, ban, đơn vị được nêu ra sau khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách

Đơn vị phối hợp: Phòng KH-TC-TTNN.

2.2.8. Tỷ lệ hồ sơ điện tử được lập và xử lý trên phần mềm QLVBĐH

Chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức tăng cường lập hồ sơ điện tử trên phần mềm QLVB và ĐH, đảm bảo 80% hồ sơ công việc được lập hồ sơ điện tử và giải quyết trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Thời gian: năm 2024.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc.

Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.

3. Chỉ số nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI);

3.1. Tồn tại, hạn chế:

Qua kết quả cho thấy, Chỉ số PAPI năm 2023 đạt 84,9 điểm (giảm 8,52 điểm so với năm 2022) do Chỉ số SIPAS, quản trị điện tử, thủ tục hành chính công thấp; mặt khác công tác tuyên truyền còn hạn chế, việc ban hành quy chế còn chưa kịp thời theo quy định.

3.2. Nhiệm vụ, giải pháp

Tiếp tục thực hiện tốt theo Kế hoạch PAPI năm 2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT, tập trung khắc phục các chỉ số bị mất điểm năm 2023, cụ thể:

3.2.1. Về thực hiện chế độ báo cáo định kỳ,

Thực hiện báo cáo định kỳ đúng thẩm quyền theo quy định.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng Sở

Đơn vị phối hợp: Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc

3.2.2. Công tác tuyên truyền PAPI

Bố trí kinh phí, tăng cường tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, đầy đủ các nội dung về PAPI bằng hình thức: trang thông tin điện tử, Hội nghị, cuộc họp, các hình thức khác (tờ rơi, pano,...)

Thời gian: năm 2024

Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng Sở, phòng KH-TC-TTNN

Đơn vị phối hợp: Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc

3.2.3. Ban hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị

Cập nhật thường xuyên các quy định mới để ban hành Quy chế kịp thời, theo đúng quy định

Thời gian: Thường xuyên

Đơn vị chủ trì thực hiện: Các phòng, ban, đơn vị.

Đơn vị phối hợp: Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc

3.3.4. Thủ tục hành chính công: Tập trung triển khai thực hiện như mục 2.2.3 và 2.2.4 mục của Chỉ số CCHC.

3.3.5. Quản trị điện tử: Tập trung triển khai thực hiện như mục 6. Chỉ số DTI.

4. Chỉ số năng lực  cạnh  tranh  cấp  sở,  cấp  huyện (DDCI):

4.1. Tồn tại, hạn chế

Năm 2023, Chỉ số DDCI của sở đạt 80,97 điểm (xếp thứ 8 trong các Sở, Ban, ngành tỉnh), đây là năm đầu tiên triển khai chấm điểm chỉ số DDCI, do vậy còn nhiều khó khăn trong công tác triển khai thực hiện, bên cạnh đó, một số chỉ tiêu bị mất điểm như việc tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất của doanh nghiệp, tính minh bạch trong tiếp cận thông tin và chỉ số SIPAS chưa đạt kết quả cao.

4.2. Nhiệm vụ, giải pháp

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc công khai, minh bạch đối với các thông tin, văn bản, kết quả công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT, nhằm giúp doanh nghiệp, người dân được biết và khai thác, phục vụ cho nhu cầu đầu tư, sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông thôn trên địa bàn tỉnh; cập nhật, đăng tải đầy đủ, kịp thời các quy hoạch, kế hoạch ngành, các cơ chế, chính sách, các chương trình, kế hoạch, đề án, các văn bản chỉ đạo lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT lên Trang thông tin điện tử của ngành.

c) Thời gian: Năm 2024

d) Đơn vị thực hiện: Phòng Kế hoạch – Tài chính – TTNN; Văn phòng Sở.

đ) Đơn vị phối hợp: Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc.

5. Chỉ số dân vận chính quyền đối với các  sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp  công  lập  trực  thuộc Ủy  ban  nhân  dân  tỉnh  và Ủy  ban  nhân  dân cấp  huyện:

5.1. Tồn tại, hạn chế:

Chỉ số dân vận chính quyền năm 2023đạt 96,5 điểm (tăng 7,5 điểm), tuy nhiên, còn một số chỉ tiêu bị trừ điểm, cụ thể:

- Còn hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính chậm hạn so với thời gian quy định.

- Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan nhà nước (SIPAS) năm 2023 chưa cao.

5.2. Nhiệm vụ, giải pháp

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, thân thiện, liêm chính vì Nhân dân phục vụ. Nâng cao chỉ số đánh giá sự hài lòng của Nhân dân, tổ chức với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước; thực hiện công khai, minh bạch quá trình giải quyết thủ tục hành chính của Sở trên Trang thông tin điện tử của ngành Nông nghiệp và PTNT, Dịch vụ công của tỉnh; đảm bảo 100% hồ sơ giải quyết TTHC giải quyết đúng hạn.

 Thực hiện có hiệu quả các nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó tập trung nội dung về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện tốt những việc phải công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết, những cán bộ, công chức, viên chức được tham gia ý kiến.

Thời gian: Năm 2024

Đơn vị thực hiện: Các phòng, ban, đơn vị.

6. Chỉ số xếp hạng mức độ chuyển đổi số (DTI) trong các cơ quan nhà nước

6.1. Tồn tại, hạn chế:

Chỉ số DTI năm 2023 đạt 729,94 điểm (tăng 118.04 điểm), tuy nhiên, còn một số chỉ số bị  trừ điểm, cụ thể:

- Tỷ lệ của Văn bản điện tử có đầy đủ chữ ký số của người có thẩm quyền chưa cao;

- Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết bằng hình thức trực tuyến toàn trình chưa cao.

- Số lượng hệ thống thông tin, phần mềm chuyên ngành của Sở được phê duyệt cấp độ hồ sơ an toàn thông tin chưa đảm bảo 100% HTTT.

- Việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức tại các phòng, ban, đơn vị về kiến thức và kỹ năng số cho cán bộ, công chức tuy đã thực hiện, nhưng chưa bao trùm được các đối tượng.

6.2. Nhiệm vụ, giải pháp:

Tiếp tục thực hiện Kế haọch chuyển đổi số năm 2024, tập trung khắc phục các tiêu chí bị trừ điểm, cụ thể:

- 100% văn bản điện tử gửi, nhận trên môi trường mạng được ký số đầy đủ theo quy định của nhà nước (trừ văn bản mật thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết bằng hình thức trực tuyến toàn trình đạt từ 60% trở lên (đối với các thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến toàn trình).

Tiếp tục triển khai, ứng dụng và phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT; đảm bảo 100% hệ thống được phê duyệt cấp độ an toàn thông tin. Đầu tư xây dựng, phát triển, thuê dịch vụ các hệ thống nền tảng Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh đã được phê duyệt, cập nhật.

Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước trong tỉnh và với các cơ quan nhà nước ở Trung ương, tỉnh. Mở dữ liệu, tạo dữ liệu mở của ngành Nông nghiệp và PTNT tạo điều kiện phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức tại các phòng, ban, đơn vị về kiến thức và kỹ năng số để thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và an toàn thông tin.

c) Thời gian: Năm 2024

d) Đơn vị thực hiện: Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc.

đ) Đơn vị phối hợp: Văn phòng Sở.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, tổ chức quán triệt, triển khai, thực hiện nghiêm kế hoạch này. Lồng ghép báo cáo kết quả thực hiện trong các báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, năm, gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Văn phòng Sở) để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Sở.

Tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch hàng năm, giai đoạn về CCHC, SIPAS, PAPI, DDCI, DTI của Sở và của tỉnh; thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ, dân vận chính quyền của Sở, của tỉnh,....

2. Văn phòng Sở làm đầu mối, theo dõi, kiểm tra, phối hợp các phòng, ban đơn vị liên quan tham mưu, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các giải pháp nhằm nâng các chỉ số CCHC, SIPAS, PAPI, DDCI, DTI và dân vận chính quyền.

Tổng hợp tình hình, kết quả triển khai thực hiện kế hoạch này, báo cáo Lãnh đạo Sở trong các báo cáo thực hiện nhiệm vụ định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, năm theo yêu cầu của Lãnh đạo Sở, UBND tỉnh.

Trên đây là kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế trong các chỉ số cải cách nền hành chính của Sở năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp nâng cao  các chỉ số cải cách nền hành chính của Sở năm 2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các phòng, ban, đơn vị kịp thời báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Văn phòng Sở) để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Sở xem xét, quyết định.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
37 người đang online