10/10/2023 | lượt xem: 9 Kế hoạch Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” Ngày 09/10/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên ban hành Kế hoạch số 295/KH-SNN Kế hoạch Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” với mục đích tạo khí thế thi đua sôi nổi, phát huy truyền thống “vượt nắng thắng mưa” chung sức đồng lòng của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát triển (Ngành) kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đời sống xã hội. NỘI DUNG THI ĐUA 1. Thi đua đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn a) Chủ động rà soát, hoàn thiện, ban hành cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn gắn với đảm bảo chất lượng các công trình, dự án, đồng thời đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. b) Thi đua lao động sáng tạo hoàn thành kế hoạch, đảm bảo chất lượng các công trình, dự án, nhất là các dự án quan trọng quốc gia, các dự án có sức ảnh hưởng lan tỏa trong toàn ngành về các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, xâydựng nông thôn mới... đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn vệ sinh và môi trường để tạo tiền đề, sức lan tỏa nhằm thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn nói riêng, góp phần phát triển kinh tế đất nước nói chung. c) Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong quy hoạch, xây dựng, quản lý, giám sát, vận hành, khai thác các công trình, dự án kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả. Thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, phương pháp quản lý hiện đại trong thiết kế, thi công, xây dựng, khai thác và quản lý các công trình kết cấuhạ tầng nông nghiệp, nông thôn để nâng cao hiệu quả lao động, rút ngắn thời gian thực hiện, tiết kiệm tài nguyên và nguồn nhân lực, sử dụng nguyên vật liệu có tính ứng dụng cao, thân thiện với môi trường. d) Thi đua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực làm công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, phương pháp quản lý hiện đại trong thiết kế, thi công, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác các công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, điều hành lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. đ) Thi đua vận động toàn dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, chấp hành tốt việc tham gia giải phóng mặt bằng cho các dự án hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn cư trú. 2. Thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí a) Thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhiệm vụ: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí nhà nước; mua sắm, xây dựng, quản lý sử dụng tài sản nhà nước, đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ môi trường; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ. b) Thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước, sử dụng hiệu quả, đang dạng hóa nguồn vốn với cơ cấu vốn hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích; đổi mới sáng tạo, quản trị. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHÍ THI ĐUA 1. Các phòng, ban, đơn vị Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội bộ đoàn kết; tổ chức Đảng, đoàn thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên và đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a) Hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ chế, chính sách thuận lợi để khuyến khích toàn dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. b) Hoàn thành kế hoạch, đảm bảo chất lượng các công trình, dự án trong toàn ngành về các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, xây dựng nông thôn mới...đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn vệ sinh và môi trường để tạo tiền đề, sức lan tỏa nhằm thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. c) Có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ tiến tiến, công nghệ mới, công nghệ thông tin, đầu tư cở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phương pháp quản lý hiện đại trong thiết kế, thi công, xây dựng, khai thác và quản lý các công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. d) Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí và tài sản nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. 2. Đối với cá nhân Gương mẫu vượt khó, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, có năng suất, chất lương, hiệu quả. Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ cương, kỷ luật của cơ quan, đơn vị và đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a) Có thành tích xuất sắc trong công tác tham mưu, hưởng ứng tham gia phong trào thi đua tại cơ quan, đơn vị. b) Tiêu biểu về đóng góp công sức, trí tuệ, vật chất, sáng kiến, cách làm hay nhằm thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. c) Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí và tài sản nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. 3. Hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng Căn cứ kết quả thực hiện Phong trào thi đua, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền kịp thời biểu dương, khen thưởng, xét trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khen thưởng, trình cấp trên khen thưởng tập thể, cá nhân có nhiều thành tích tiêu biểu trong thực hiện Phong trào thi đua, cụ thể: a) Khen thưởng hàng năm - Giấy khen của Thủ trưởng đơn vị theo thẩm quyền. - Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. - Bằng khen của Bộ trưởng. b) Khen thưởng sơ kết giai đoạn I (từ 2023 – 2025) - Giấy khen của Thủ trưởng đơn vị theo thẩm quyền. - Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. - Bằng khen của Bộ trưởng. - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. - Huân chương Lao động. c) Giai đoạn II (từ 2026 - 2030) Sau sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Giai đoạn I, tiếp tục triển khai phong trào thi đua Giai đoạn II trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về Phong trào thi đua và tổng kết Phong trào thi đua vào năm 2030. Thủ trưởng các đơn vị tham gia Phong trào thi đua căn cứ kết quả, hiệu quả công việc, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc để đề xuất khen thưởng. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các phòng, ban, đơn vị căn cứ chức năng quản lý nhà nước và các nhiệm vụ cụ thể; triển khai xây dựng kế hoạch, các tiêu chí thi đua cụ thể về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; hướng dẫn, triển khai, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đảm bảo nội dung, chất lượng và tiến độ, cụ thể: 1.1. Trong lĩnh vực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, triển khai nội dung phong trào thi đua, xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, hiện đại chống lãng phí. 1.2. Trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm chống lãng phí: Các phòng, ban, đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí, hướng dẫn triển khai, tăng cường, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện đảm bảo nội dung, chất lượng và tiến độ. Thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm; công khai việc xử lý vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với các phòng, ban, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý. Lấy kết quả thực hiện phong trào này là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua tại đơn vị. Trước ngày 15/12 hàng năm, báo cáo tình hình tổ chức thực hiện Phong trào về Sở (qua Văn phòng Sở) để tổng hợp. 2. Văn phòng Sở chủ trì: a) Tham mưu triển khai các nội dung liên quan Phong trào thi đua b) Tham mưu tổng hợp sơ kết, tổng kết phong trào thi đua và đề xuất các tập thể, cá nhân được khen thưởng. 3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các phòng, ban, đơn vị phân công rõ ràng trách nhiệm các thành viên trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện triển khai thực hiện Phong trào thi đua ở các lĩnh vực, địa bàn cụ thể; lấy kết quả triển khai tổ chức thực hiện Phong trào thi đua là tiêu chí, nội dung quan trọng khi đánh giá, bình xét thi đua cho các đơn vị cấp dưới. Hàng năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Sở đưa nội dung giám sát tình hình triển khai thực hiện Phong trào thi đua vào nội dung hoạt động giám sát. Văn phòng Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên
Công bố kết quả đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công tháng 10/2024
Kế hoạch số 157/KH-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên về sơ kết 05 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng
Công bố kết quả đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công tháng 9/2024
Kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế