KỸ THUẬT TRỒNG ỚT CAY TRÁI MÙA

ớt cay là một trong loại cây trồng mang lại lợi nhuận kinh tế cao nhưng muốn thành công phải có một ít kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật canh tác, biết sử dụng giống mới, gieo trồng đúng thời điểm và đón được thị trường....

 

Để có ớt bán vào thời điểm tháng 11, 12, thì phải bắt đầu công việc vào tháng 7, 8. Tuy nhiên tại thời điểm này thời tiết bất thuận, mưa dầm liên miên, những vùng trồng với diện tích lớn như ở miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long thì bị ngập lụt, lúc gần thu hoạch ớt dễ bị bệnh chết hàng loạt thất thu. Nhưng vì được giá nên nhà vườn, các chủ trang trại vẫn lao mình vào công việc đầy thử thách - trồng ớt cay trái mùa. Về kỹ thuật thì khâu chọn đất và giống là rất quan trọng. Để hạn chế mầm bệnh từ đất, nên trồng ớt trên đất trồng vụ lúa bắp, thoát nước tốt.

Tránh trồng ớt trên đất đã trồng các cây họ cà hoặc ớt đã bị nhiễm bệnh trước đây. Cày xới phơi đất kỹ. Xử lý đất bằng Basudin hay Furadan hạt để ngừa sâu đất và kiến, tưới Copper B hay Benlat C để ngừa bệnh. Ngoài các loại phân bón thông thường thì 1 hecta phải bón lót 500kg vôi. Phủ bạt nông nghiệp (plastic) dọc theo luống cũng là một trong những biện pháp rất hữu hiệu hạn chế cỏ dại, sâu bệnh hại và hao hụt phân bón.

.. Khi cây con trong vườn ươm được 8 lá thật thì đem ra trồng. Một hecta cần 150-200 gam hạt giống. Hiện nay những người làm rẫy chuyên nghiệp chỉ chọn giống ớt lai F1 để gieo trồng, không còn sử dụng giống địa phương có năng suất thấp nữa.

Loại ớt lai F1 số 20, trái to, chín đỏ, cay vừa, năng suất cao, thích hợp cho xuất khẩu, chống chịu sâu bệnh khá là đang được sử dụng phổ biến. Trồng theo dạng nanh sấu, cây cách cây 55-60cm. Mật độ 24.000 cây/ha. Sau khi gieo 110 ngày, bắt đầu thu hoạch, trái chín rất tập trung.

Có thể thu 2-3 đợt trái (mỗi đợt khoảng 1 tháng) tùy bón phân chăm sóc. Năng suất mùa nắng đạt 30-40 tấn/ha, nhưng trồng mùa mưa (gieo tháng 7-8 dương lịch) thì giá thương phẩm sẽ cao giá. Tỉa nhánh, làm giàn: Khi cây lên cao cần tỉa bớt các cành nhánh dưới điểm phân cách đầu tiên để tập trung dinh dưỡng cho cây chính để thu hoạch lâu dài hơn, tăng năng suất. Nên tỉa lúc nắng ráo, các hoa trái gần gốc cũng tỉa bỏ, chỉ nên để trái từ tầng lá thứ tư trở lên, tạo tán lá rộng, cây khỏe mang nhiều trái. Làm giàn (hay cắm le): ớt cay F1 số 20 là giống phát triển mạnh, cho nhiều đợt trái, trái nặng nên cần phải cắm le, mỗi cây ớt cắm 1 cây le cao 60-70cm, cắm thêm 2 cây lớn 1,2m làm trụ ở 2 đầu hàng (hàng dài khoảng 20m), căng dây kết nối các cây le để giữ cho cây ớt không đổ ngã, để chăm sóc, mùa mưa, phải đảm bảo thoát nước tốt, không để úng nước.

Bón phân, phòng trừ sâu bệnh: Mỗi hecta cả vụ cần bón 1.000-1.200kg phân 16-16-8, chia ra bón lót 40-50% và bón thúc cứ 20 ngày/lần, mỗi lần khoảng 200kg. Bón thiếu phân, cây yếu, trái nhỏ, cần bón cân đối Đạm - Lân - Kali. Chú ý giống ớt 20 rất cần kali.

Phun Supermes định kỳ giúp cây sinh trưởng khỏe, kháng bệnh, tăng năng suất (tránh thời kỳ ra hoa rộ). Khi cây đã mang trái, phun đều chất calci (CaCl) lên lá 10-15 ngày/lần để ngừa bệnh thối đuôi trái. Trồng ớt cần phải “Phòng hơn Trị” và phải xác định được đúng sâu, bệnh và kịp thời. Phòng trừ triệt để bọ trĩ, rầy mềm bằng Confidor, Lannata, Oncol, Admire, Regent để tránh lây lan bệnh chùn đọt do virus. Ngừa bệnh chết cây con bằng cách tưới và phun định kỳ Benlat C, Copper B, Topsin M.

Ngừa bệnh sương mai cần phun Daconil, Carbendaản, Aliette. Ngừa bệnh thán thư nên phun Score, Metalaxyl 35%, Ridomil, Mancozeb. ở thời kỳ mang trái, ớt rất dễ bị nhiễm vi khuẩn gây chết cây hàng loạt (triệu chứng cây tự nhiên héo lá, chết đột ngột, ta cắt đoạn thân nhúng vào nước thấy dịch vi khuẩn tiết ra). Vì vậy khi xới xáo, chăm sóc tránh gây vết thương cho thân, rễ, tưới Kasuran, phun Starner, Sasa ngừa bệnh lây lan rộng.


Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
26 người đang online