Quy trình gieo thẳng bằng máy xạ hàng áp dụng cho vùng thâm canh lúa Hưng Yên

Qua nghiên cứu, đánh giá thực nghiệm đề tài " Xây dựng mô hình và hoàn thiện biện pháp kỹ thuật gieo thẳng bằng giàn sạ hàng trong thâm canh lúa góp phần nâng cao hiệu quả cơ giới hoá nông nghiệp & PTNT" năm 2009 - 2010, chúng tôi xin giới thiệu Quy trình gieo thẳng cho lúa áp dụng cho tỉnh Hưng Yên để bà con áp dụng vào sản xuất một cách hiệu quả nhất.

 1. Yêu cầu về đất và làm đất
-  Phải chủ động tưới tiêu, tập trung thành vùng, để thuận lợi trong việc điều tiết nước, hạn chế sự phá hoại của chim, chuột.
-  Ruộng cần được cầy bừa kỹ, phẳng và làm  nhuyễn đất. Làm đất so với lúa cấy cần thêm một lượt bừa san ống phẳng mặt ruộng.
2. Thời vụ
a/. Vụ xuân: Thường gieo xung quanh lập xuân (5/2 hàng năm) lúa thường cho năng suất ổn định và cao nhất. Tuỳ theo thời tiết từng năm mà điều chỉnh gieo trước hoặc sau lập xuân cho phù hợp. Các giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn ( khoảng 95-100 ngày) có thể gieo tới thượng tuần tháng 3.
b/. Vụ mùa: Thời vụ gieo thẳng ở vụ mùa rộng rãi hơn vụ xuân. Có thể gieo từ thượng tuần tháng 6 đến thượng tuần tháng 7. Trường hợp cần giải phóng đất làm cây vụ đông có thể gieo vào hạ tuần tháng 5. Tuy nhiên năng suất lúa cao nhất là gieo trong tháng 6 .
3. Giống lúa thích hợp cho gieo thẳng
Các giống lúa cứng cây, chống đổ, chịu thâm canh, có thời gian sinh trưởng ngắn như T10,  BT7, HT6, Q5, KD18, IRi 352, Syn6, Bio 404. … gieo thẳng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. 
4. Mật độ gieo thẳng
Trên chân đất thâm canh, ít bị chim chuột phá hoại, chất lượng hạt giống tốt (tỷ lệ nảy mầm  trên 90%, khối lượng ngàn hạt 21-25 gam) gieo với lượng 40- 45 kg hạt/ha (khoảng 1,4-1,6 kg/sào) cho giống lúa thuần; từ 30-35 kg/ha (khoảng 1,1-1,3 kg/sào) cho giống lúa lai. 
Gieo hạt theo luống rộng 2,2-2,5m (bằng chiều rộng của dàn gieo) để hạt rơi đều trên diện tích đất, thuận tiện cho việc phun thuốc trừ cỏ dại và sâu bệnh về sau.
- Ngâm mộng: Ngâm ủ bình thường, mầm dài từ 1/3 đến 1/2 chiều dài hạt thóc, phải để  khô nước, rũ tơi trước khi đổ mộng vào các hộp gieo.
- Cách gieo: Đổ mộng vào các hộp đựng thóc của máy gieo, chỉ đổ 2/3 hộp là vừa, nếu đổ quá đầy khi kéo thóc không rơi ra được. Lúc gieo kéo đều tay để thóc chảy đều theo hàng.
Lưu ý: Trước khi gieo phải đảy lùi gian gieo về phía sau để hạt giống văng ra ngay từ hàng đầu tiên, kéo đều tay để mộng xuống đều theo hàng
5. Phân bón
a/. Lượng phân áp dụng cho lúa gieo thẳng: Cần bón giảm lượng phân đạm, tăng lượng kali so với lúa cấy để tăng khả năng cưng cây, chống đổ cho lúa gieo thẳng.
Phân chuồng 300-500 kg, đạm ure bón  7-8 kg, lân supe 15-20 kg, kali 5 kg cho 1 sào với lúa thuần (tuỳ từng chân đất, mùa vụ định lượng bón cho phù hợp); 8-9 kg, lân supe 15-20 kg, kali 8 kg cho 1 sào với lúa lai.  
* Có thể bón phân tổng hợp NPK chuyên dùng cho lúa để lúa phát triển cân đối, lượng bón quy đổi theo phân đơn.
b/. Tỷ lệ phân bón qua các thời kỳ:
Thời kỳ bón Tỷ lệ phân cần bón
 Đạm Lân Kali
1. Bón lót 15% 60% 20%
2. Thúc lần 1 (3-4 lá) 20% 40% 30%
3. Thúc lần 2 (6-7 lá) 35% - 20%
4. Thúc đòng (50-55 NSG) 20% - 20%
5. Nuôi hạt (75-85 NSG) 10% - 10%
Tổng cộng: 100% 100% 100%
* Chú ý: Ở lần bón thúc đòng và nuôi hạt có thể dùng bảng so màu lá lúa (LLC) để điều chỉnh lượng đạm cần bón cho phù hợp.
6. Chăm sóc
- Phun thuốc trừ cỏ:  Đối với lúa gieo thẳng, phun thuốc trừ cỏ là yêu cầu bắt buộc, dùng Sofit 300 EC phun ngay sau gieo 2-3 ngày (có thể sử dụng các loại thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm khác, phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì). Sau khi phun phải giữ nước ở rãnh để ruộng lúa luôn đủ ẩm, không để ruộng ít nhất trong 1 tuần
- Khi lúa được 2,5-3 lá đưa nước láng mặt ruộng, kết hợp bón thúc lần 1, tỉa dăm, sau khi bón phân 3-4 ngày tháo cạn giữ ẩm.
- Khi lúa đạt 6-7 lá, đưa nước trở lại, bón thúc lần 2, kết hợp làm cỏ, tỉa dăm, định mật độ, giữ nước nông 3-5 cm để  lúa đẻ nhánh thuận lợi 
- Khi lúa đẻ  có số dảnh cơ bản đạt khoảng> 300 dảnh/m2 , tháo cạn nưởcuộng hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu, tạo điều kiện cho rễ lúa ăn sâu, chống đổ tốt.
- Khi lúa làm đòng đưa nước trở lại, kết hợp bón đón đòng, giữ mức nước (5-7 cm) cho đến trước khi thu hoạch 10-15 ngày, sau đó tháo cạn nước để thu hoạch thuận lợi. 
- Phòng trừ sâu bệnh như với lúa cấy.
7. Phòng chống đổ cho lúa gieo thẳng.
Trong cùng 1 giống, lúa gieo dễ đổ hơn lúa cấy, để hạn chế lúa đổ ngoài việc sử dụng giồng cứng cây, thực hiện chế độ dưỡng nước và bón phân hợp lý. 
8. Thu hoạch
 Để giảm thất thoát do thu hoạch, sau thu họach và nâng cao chất lượng nông sản (thường thiệt hại lúc này khoảng từ12-15%), cần chú ý:
Thu hoạch đúng thời điểm lúa chín (lúa chín 90-95%).
Thu về sân là tuốt, phơi ngay, hạt thóc sẽ giữ được màu sáng đẹp.
Nên phơi từ 3-4 nắng là đủ độ khô thóc thương phẩm, không nên phơi trên nền xi măng, phơi quá mỏng khi nhiệt độ cao.

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
21 người đang online