20/12/2011 | lượt xem: 4 Quy trình phòng chống bệnh sâu đục thân lúa Trên thế giới có 24 loài sâu đục thân lúa (Pathak, 1975), ở nước ta cũng như các vùng trồng lúa Châu Á có 4 loài sâu đục thân sau đây: - Sâu đục thân 2 chấm, Scirpophaga incertulas Walker - Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu, Chilo suppressalis Walker - Sâu đục thân 5 vạch đầu đen, Chilo Auricillus Dudgeon - Sâu đục thân cú mèo, Sesamia inferens Walker SÂU ĐỤC THÂN 2 CHẤM Tryporyza incertulas Walker Họ ngài sáng: Pyralidae Bộ cánh vảy: Lepidoptera 1. Phân bố: Tại các nước trồng lúa châu Á. 2. Ký chủ: Là loài đơn thực khá điển hình trên cây lúa. Nghiên cứu mới đây cho thấy chúng còn phá hại trên 4 loài lúa dại và loài cỏ Leptohloa panicoides. 3. Hình thái: Ngài đực: Thân dài 8-9mm, sải cánh rộng 18-22mm. Đầu, ngực và cánh trước màu vàng nhạt. Mắt kép to đen. Cánh trước hình tam giác, giữa cánh có một chấm đen rõ. Từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép cánh ngoài có 9 chấm đen nhỏ. Ngài cái, thân dài 10-13mm, sải cánh rộng 23-28 mm. Toàn thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, phía cuối bụng có chùm lông màu vàng, giữa cánh có một chấm đen rất rõ. Sâu non đẫy sức dài 21mm, đầu màu nâu vàng, cơ thể màu trắng sữa. Chân bụng ít phát triển. Móc bàn chân bụng 28 cái, xếp thành hình elip. Nhộng dài 10-15,5mm, mầm chân sau dài tới hết đốt bụng thứ 5 (nhộng cái), tới đốt bụng thứ 8 (nhộng đực). Trứng hình bầu dục, dài 0.8-0.9mm. Trứng đẻ thành ổ cứng có hình bầu dục, ở giữa ổ hơi nhô lên. Trên mặt ổ trứng có phủ lông màu vàng nhạt. 4. Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại Ngài thường vũ hoá về đêm. Ban ngày nấp trong khóm lúa rậm rạp gần mặt nước. Lúc bị khua động có thể bay 1-2m sang cây khác. Ngài bắt đầu hoạt động khi trời chập tối, thời gian hoạt động mạnh từ 19-20 giờ (đối với ngài cái) và 23-1 giờ (đối với ngài đực). Nói chung, ban đêm chúng hoạt động từ nửa đêm về trước nhiều hơn so với nửa đêm về sáng. Ngài có xu tính bắt ánh sáng mạnh. Nói chung đèn có tia sóng ngắn như tia tử ngoại số lượng ngài vào đèn càng nhiều, đèn 300W có số lượng ngàivào đèn nhiều hơn so với đèn 200W, 100W. Thường đêm không có trăng, lặng gió, trời bức, ngài vào đèn nhiều hơn so với các đêm có thời tiết khác. Sau khi vũ hoá thì ngay trong đêm đó ngài có thể giao phối. Hoạt động giao phối mạnh nhất thường sau 9 giờ đêm. Sau khi giao phối đêm thứ 2 bắt đầu đẻ trứng, đẻ trong 2-6 đêm, nhiều nhất là đêm thứ 2 và thứ 3. Mỗi ngài cái có thể đẻ 1-5 ổ. Ngài thích đẻ trứng ở những ruộng lúa xanh non, rậm rạp. Ban đêm ở mép lá lúa tiết ra dịch có chứa chất NH4 chất này có khả năng dẫn dụ ngài tới đẻ trứng, lượng dịch tiết ra nhiều hay ít có liên quan với lượng N hút vào của cây lúa. Ổ trứng thường được đẻ ở mút ngọn lá trong thời kỳ mạ và khoảng gần giữa mặt trên hay dưới lá lúa. Sâu non khi nở gặm phá chất keo và lông phủ trên ổ cứng hoặc đáy ổ trứng rồi chui ra. Sâu non mới nở có 2 phương thức phân tán đi gây hại là chúng bò lên lá nhả tơ rồi nhờ gió đung đưa sang cây khác, hoặc bò trực tiếp xuống dưới lá đục vào thân lúa. Nếu lúa đang ở thời kỳ mạ hoặc đẻ nhánh, sâu đục qua bẹ vào đến phần nõn giữa phá hại làm cho dảnh lúa bị héo, lúa sắp trỗ, sâu đục qua bẹ vào đến phần nõn giữa phá hại làm cho dảnh lúa bị héo, lúa sắp trỗ, sâu đục qua lá bao của đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng. Đến tuổi 2 hoặc 3 sâu mới đục thủng lóng đốt để xuống các đốt phía dưới. Thời kì mạ, sâu có thể sống trong thân mạ đến tuổi 3, nhưng từ tuổi 3 trở đi sâu thường chui ra khỏi cây mạ, cắn đứt thân mạ một đoạn ngắn nhỏ hoặc cắn đứt một mẩu lá rồi cuộn lại thành ống và ở đó. Khi di chuyển, sâu mang theo mình đoạn thân mạ hoặc lá cuốn đó đi xâm nhập thân lúa lớn hơn. Sâu non qua đông vì nhiệt độ thấp. Nếu thức ăn có chất lượng kém sâu non có số lần lột xác nhiều hơn sâu non bình thường 1-2 lần. Nhiệt độ thấp dưới 130C và cao hơn 450C có thể làm sâu non chết. Nhiệt độ từ 400C trở xuống không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của sâu non. Sâu non trong thời gian sinh trưởng phát dục, nếu bị ngâm nước, thiếu ôxy đều có thể bị chết. Nhưng đối với sâu non qua đông do phát dục chậm hoặc tạm ngừng phát dục thì có điều kiện bảo vệ nhất định cho nên phải ngâm nước trên dưới 1 tháng mới chết hoàn toàn . Thời kỳ mạ, sâu non phát triển không thuận lợi. Sâu sống ở ruộng mạ càng lâu, tỷ lệ chết càng nhiều, hơn nữa trong quá trình nhổ mạ đi cấy làm tăng tỷ lệ chết của sâu non. Những sâu xâm nhập vào cây, sau khi đem cấy hình thành lứa sâu tiếp theo thì tỷ lệ sống thường thấp hơn so với những sâu xâm nhập và phát dục trên lúa đã cấy. Mặt khác, thời gian sinh trưởng của sâu non, tỷ lệ cái/đực và số lượng trứng trong bụng mỗi con cái sinh sống trên mạ có chiều hướng kém hơn so với sâu sống trên lúa đã cấy. Tỷ lệ sâu đục vào cây mạ cao thấp tuỳ theo tuổi mạ. Mạ còn nhỏ, các bó mạch cứng, sít nhau. Sâu non mới nở phải cắn thủng các lớp mới đục vào được, do đó thời gian phát dục phải kéo dài. Thí dụ, mạ 20 ngỳa, tỷ lệ bị hại 19%, nếu mạ trên 40 ngày thì sâu chỉ cần 15 phút có thể đục vào và tỷ lệ hại là 59%. Khi lúa đẻ nhánh tổ chức bẹ lá rất mềm, sâu đục vào dễ dàng. Lúa đứng cái các tầng bao lá dày cứng và nhiều, sâu đục vào khó khăn, đại bộ phận sâu bị chết. Giai đoạn lúa làm đòng chỉ có 1 lá bao đòng sâu đục vào dễ dàng. Lúc lúa trỗ, tổ chức thân lúa đã cứng, nên khó xâm nhập. Tuy vậy có trường hợp hạt lúa đã ngậm sữa sâu vẫn có thể đục gây tình trạng hạt lửng. Thí nghiệm thả sâu non mới nở vào các giai đoạn lúa phát dục khác nhau cho thấy: Thời kỳ lúa đẻ nhánh, làm đòng tỷ lệ sâu đục vào nhiều nhất, tỷ lệ sâu chết ít. Hàng năm, khi lúa mùa gặt xong, từ tháng 11 trở đi nhiệt độ thấp dần, phần lớn sâu non trong thân lúa chui dần xuống gốc lúa cách mặt đất từ 1-3cm để qua đông. Mật độ sâu qua đông trong gốc rạ nhiều hay ít tuỳ theo thời gian gặt lúa sớm hay muộn. Nếu gặt lúa muộn, sâu có thời gian chui xuống gốc, sâu sẽ qua đông trong gốc rạ nhiều hơn trong rạ nhiều hơn trong rạ. Số lượng sâu non qua đông thường bị chết cao tập trung nhiều vào cuối thời gian qua đông nghĩa là khi sâu bắt đầu phát dục hoá nhộng, lúc này sức chống chịu của sâu với ngoại cảnh đã suy yếu, ngoài ra nếu ruộng cày bừa sớm, sâu theo gốc rạ bị vùi xuống bùn sẽ bị chết toàn bộ. Sâu non có tập quán hoá nhộng ở trong gốc thân lúa ở dưới mặt đất 1-2cm. Trước khi hoá nhộng sâu đục sẵn 1 lỗ ở thân lúa, chừa lại 1 lớp biểu bì mỏng để khi vũ hoá đục chui ra. Độ ẩm tối thiểu để sâu non qua đông hoá nhộng được là trên 90%, nếu dưới 90%, sâu non không lột xác được, tỷ lệ chết cao. Độ ẩm càng cao, số lượng sâu hoá nhộng càng nhiều, tỷ lệ chết càng thấp. Độ nhiệt dưới 150C nhộng không thể vũ hoá thành ngài, nhộng dần dần biến thành màu đen, khô lại. Ở nhiệt độ 170C tỷ lệ vũ hoá tăng nhanh. Thời gian phat dục của sâu đục thân 2 chấm liên quan mật thiết với điều kiện nhiệt độ, ẩm độ. Ở điều kiện nhiệt độ từ 26-300C thời gian phát dục của các giai đoạn như sau: Trứng 7 ngày, sâu non 25-33 ngày, nhộng 8-10 ngày, bướm vũ hoá - đẻ trứng 3 ngày, vòng đời trung bình của sâu đục thân 2 chấm từ 43-66 ngày. Khả năng gây dảnh héo và bông bạc của sâu non từ 1 ổ trứng: 12 dảnh hại hoặc 4,2 dảnh héo (khi lúa đẻ nhánh); 9,2 bông bị hại hay 3,1 bông bạc/m2. Cây lúa có khả năng phục hồi khi bị hại 15,9-17,6% trong giai đoạn đẻ nhánh. Quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân 2 chấm trên đồng ruộng phụ thuộc khá chặt chẽ với vùng địa lý khí hậu và điều kiện kỹ thuật trồng trọt ở từng nơi: Trong các vụ lúa chiêm, xuân, hè, thu, mùa, sâu đục thân 2 chấm phá hại nặng trên lúa hè thu, lúa mùa hơn lúa chiêm xuân. Trong mỗi vụ, tỷ lệ sâu bị hại giữa các thời vụ sớm, đại trà, muộn có sự khác nhau. Thí dụ, cụ chiêm, vụ xuân gieo cấy muộn thời vụ, lúa bị sâu hại nặng. Vụ mùa, trên các chân ruộng gieo cấy sớm lúa bị sâu hại nặng hơn trên các chân ruộng gieo cấy đại trà. Đối với mạ chiêm gieo sớm có tỷ lệ sâu hại cao hơn các trà khác. Các giống lúa hiện nay đang được trồng trong sản xuất chưa có 1 giống lúa nào không bị sâu đục thân 2 chấm phá hại. Mức độ bị hại các giống phụ thuộc vào thời vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, kỹ thuật chăm sóc, ở từng vùng có sự sai khác. Nói chung giống lúa nếp, lúa thơm thường bị hại nặng hơn các giống khác. Những giống to bông, chịu phân, bản lá rộng, xanh đậm và giàu dinh dưỡng, tỷ lệ hại cao hơn. Cùng một giống lúa, ở các giai đoạn khác nhau mức độ bị hại khác nhau. Nói chung lúa ở thời kỳ đẻ nhánh rộ, làm đòng- trỗ gặp lứa sâu ra rộ thì mức độ bị hại có khả năng lớn hơn các giai đoạn sinh trưởng khác. Thường mật độ sâu và tỷ lệ hại cao khi lúa trỗ. Trưởng thành lựa chọn đẻ trứng nhiều nhất trên lúa có đòng già sắp trỗ, lúa đẻ nhánh, sau đó đến trỗ 10%, đòng non, lúa trỗ 50%. Lúa bón nhiều phân đạm, lá và thân mềm lướt, màu xanh đậm, rậm rạp là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh phá hại nặng của sâu đục thân. Nhiệt độ các tháng trong năm có ảnh hưởng lớn đến quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân 2 chấm. Từ tháng 11-3, nhiệt độ trung bình ở miền Bắc nước ta thấp (từ 24-130C) không thích hợp cho sự sinh trưởng phát dục của sâu, sâu phát sinh ít, gây hại không đáng kể cho lúa. Sang tháng 4-10, nhiệt độ trung bình cao dần (từ 23-300C) thích hợp cho sâu phát sinh phát triển nên sâu thường gây hại nặng cho lúa (cuối vụ xuân và vụ mùa). Mức độ và quy luật gây hại của sâu đục thân 2 chấm còn chịu ảnh hưởng của yếu tố thiên dịch. Đã thu thập được 28 loài thiên dịch trong đó có 5 loài bắt mồi và 23 loài kí sinh. Các loài ong ký sinh đã phát hiện trên trứng sâu đục thân 2 chấm có ong:Trichograma japonicum, Tri. dendrolimi M., Tri. chilonis, Telenomus rowani Gahan, T. Dignus Gahan, Tetrastichus schoennobii Ferriere. 2 loài ký sinh có vai trò lớn làTrichogramma japonicum Ashmead và Tetrastichus schoennobii Ferriere. Các ổ trứng sâu đục thân 2 chấm bị ký sinh trong vụ đông xuân (tháng 11-12) trung bình 83% và cuối chiêm xuân đầu mùa (tháng 4-5) trung bình 55%. Số quả trứng bị ký sinh của 2 thời điểm kể trên trung bình 68% và 35%. trong các loài ong kể trên, loài Tetrastichus schoenobii Ferriere thường xuất hiện và ký sinh với tỷ lệ cao vào những tháng nhiệt độ thấp, đối với các loài ong khác thì vào những tháng ấm và nóng. Ngoài giai đoạn trứng bị ký sinh, sâu non cũng có thể bị nhiều loài ong ký sinh khác. Năm 2000, ở Nghệ An đã phát hiện 14 loài thiên địch của sâu đục thân 2 chấm (Trần Ngọc Lân, 2000). Số lứa và thời gian phát sinh hàng năm xuất hiện trên đồng ruộng của sâu đục thân 2 chấm ở miền Bắc nước ta có sự sai khác nhất định giữa các vùng địa lý khí hậu. Nhìn chung sâu đục thân lúa có 5 lứa chính. Vụ xuân trong 3 năm vừa qua sâu đục thân gây hại nhẹ trên diện trộng, thiệt hại không đáng kể. Tỷ lệ bông bạc dưới 5%, cá biệt có nơi tỷ lệ bông bạc tới 20%. Trong khi đó vụ mùa có xu thế tăng. Một số nơi ở miền núi có nơi tỷ lện bông bạc trên 70%. Năm 2000 phân bố sâu đục thân rộng hơn các năm trước. Tại các tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phú trà lúa trỗ sau 20/9 tỷ lệ bông bạc phổ biến từ 6,1%, cao 30% và cá biệt có nơi không phòng trừ tới 80%. Tổng diện tích nhiễm 73.435 ha, nhiễm nặng 12.727 ha. Ở vùng đồng bằng và cả khu 4 cũ, lứa 1 có thể ra sớm hơn so với các vùng núi – trung du (khoảng từ 15-20 ngày. Lứa thứ 6 hoặc 7, ngược lại ở vùng trung du - miền núi có thể kết thúc sớm hơn. Trong 7 lứa sâu nói trên, lứa 2, 3, 6 có ý nghĩa lớn đối với sản xuất . Lứa 2 là lứa cuối trong vụ xuân và cũng là lứa sâu quan trọng nhất về mặt số lượng, mức độ gây hại và là nguồn sâu chuyển từ vụ xuân sang vụ mùa. Lứa 3 là lứa đầu tiên trong vụ mùa, thường tập trung phá hại trên vụ mùa, nhất là mạ mùa sớm. Đấy là lứa sâu bắc cầu từ lúa chiêm xuân qua lúa mùa. Lứa 5 là lứa gây hại quan trọng đối với lúa mùa cấy sớm đang làm đòng trỗ bông. Lứa 6 là lứa gây hại nặng cho lúa mùa đại trà đang trỗ nhất là trên lúa nếp, tám. Quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân 2 chấm trên đồng ruộng là 1 quá trình chu chuyển nối tiếp nhau giữa các lứa. Sâu của lứa sau là từ nguồn của lứa trước chuyển đến. Tuy vậy đối với sâu đục thân 2 chấm cần chú ý nguồn sâu của lứa 1 hàng năm. Sâu của lứa này do 2 nguồn chuyển đến: nguồn thứ nhất là do những sâu của lứa cuối năm (lứa 5,6 hoặc 7) qua đông trong gốc rạ tới tháng 3 năm sau mới hoá nhộng, vũ hoá tạo nên. Năm 1976, viện BVTV công bố ở Việt Nam có 5 loài thuộc giống bọ xít dàiLeptocorisa là: L.acuta, L.lepida, L.varicornis, L.costalis, L.chinensis. Trong 5 loài kể trên thì loài L.acuta là loài thường gặp nhất. Tài liệu dưới đây mô tả về loài L.acuta. Tuy vậy, nhiều công trình nghiên cứu trong vùng Đông Nam Á chỉ ra rằng loài phổ biến nhất là loài L.aratoria(Heinrichs, 1994). Bọ xít dài thường gọi là bọ xít hôi gây hại nhiều nhất là ở các tỉnh miền núi. Hàng năm ỏ tỉnh Bắc Thái, bọ xít phá hại mạnh nhất vào tháng 5, 6, 7 và 9, 10 trên các chân lúa xuân, thu và lúa mùa, mật độ trung bình từ 10-200 con/m2. Ở HTX Tiên Tiến (huyện Định Hoá) có 54 mẫu chiêm trắng bị bọ xít phá hại làm giảm từ 4-50% năng suất. Năm 1964, ở Đại Đồng, Đề Thám, Quốc Khánh (huyện Tràng Định) mật độ bọ xít có từ 7-10 con/bông làm cho hạt bị lép và thâm đen. Trong 3 năm 1998, 1999 và 2000 diện tích lúa mùa bị bọ xít hại ở miền Bắc tương ứng là 5.950, 80.000 và 16.460 ha và diện tích bị nhiễm nặng tương ứng là 160, 180 và 550 ha. Bọ xít non và trưởng thành chích hút các hạt lúa non làm cho hạt lúa bị lép trắng làm giảm phẩm chất gạo, gạo dễ gẫy, ăn cơm có vị đắng. 4. Hình thái Bọ xít trưởng thành có màu xanh hơi pha màu nâu. Con cái thân dài 15-16 mm, con đực thân dài 14,5-15,5 mm. Đầu dài, 2 phiến cạnh của đầu nhô ra trước như dạng ngón tay. Mắt kép hình bán cầu, màu nâu đậm. Râu đầu có 4 đốt. Cuối đốt râu thứ nhất và mặt ngoài của râu màu đen. Mảnh lưng ngực trước phía trước hẹp hơn phía sau. Phần da cánh phía mép trước màu lục, còn các phần khác nhau màu nâu hạt ché, phần màng của cánh màu nâu đậm. Mặt bụng màu xanh bạc. Vuốt nhọn và gốc đốt chày chân sau màu đen. Cách phân biệt con đực và cái rất dễ dàng. Con cái ở cuối đốt bụng thứ 8 (thấy thực tế đốt thứ 7) chẻ đôi thành 2 phiến, giữa có một đường tuyến dọc. Con đực cuối đốt bụng tròn tù. Bọ xít non có màu vàng lục. Thân dài 13-14,6 mm. Mầm cánh rõ rệt kéo dài tới 2/3 đốt bụng thứ 3. Trứng nhìn phía trên xuống có hình bầu dục, dài 1,2 mm, màu vàng nâu hoặc nâu hạt chè. 5. Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại Bọ xít trưởng thành thường hoạt động và giao phối vào ban ngày nhất là lúc sáng sớm và chiều mát, buổi trưa thì nằm im. Sau khi mưa, trời hửng nắng hoạt động mạnh. Cuối vụ mùa, trời mát chúng hoạt động cả trưa và chiều. Bọ xít trưởng thành khi hút dịch ở bông lúa non bị khua động rơi ngay xuống và lập tức lẩn trốn. Bọ xít có xu tíh yếu đối với ánh sáng, thường bay vào đèn trong đêm có mưa gió, con đực vào bẫy bả nhiều hơn con cái. Bọ xít trưởng thành ưa mùi hôi của bả lá xoan nước giải. Trứng của bọ xít thường được đẻ thành ổ 2 hàng dọc (80%) trên cả 2 mặt lá lúa, đa số ở mặt trên (70-80%) và ngoài mép lá, có khi đẻ trên bẹ. Trứng mới đẻ có màu trắng đục. Khi sắp nở có màu vàng nâu hoặc nâu đậm hơn, có vết nhăn và lõm ở giữa. Trứng nở vào buổi sáng 5-8 giờ (mùa hè) và 7-10 giờ (mùa đông). Bọ xít non sau khi nở ra tập trung quanh ổ trứng, sau 2-3 tiếng đồng hồ thì phân tán lên bông lúa hoặc lá lúa để chích hút nhựa, sau 2-5 ngày thì lột xác lần thứ 1. Bọ xít non có 5 tuổi. Thời gian sinh trưởng và phát dục của bọ xít như sau: - Ở nhiệt độ trung bình từ 19,50-24,50C; ẩm độ 81-87,2%; trứng phát dục dài nhất 7 ngày, ngắn nhất 6 ngày, trung bình 6,5 ngày. Bọ xít non phát dục dài nhất 22 ngày, ngắn nhất 17 ngày, trung bình 19,5 ngày. Trưởng thành sống dài nhất 14 ngày, ngắn nhất 6 ngày, trung bình 11 ngày. - Ở nhiệt độ trung bình từ 24,2-30,80; ẩm độ 82,9-88%; trứng phát dục dài nhất 6,8 ngày; ngắn nhất 5,3 ngày, trung bình 6 ngày. Bọ xít non phát dục dài nhất 19 ngày, ngắn nhất 16 ngày, trung bình 17,5 ngày. Trưởng thành sống dài nhất 8 ngày; ngắn nhất 7,5 ngày; trung bình 7,5 ngày. Vòng đời 31-37 ngày. Thời gian trưởng thành có thể kéo dài từ 20-130 ngày. Trung bình 1 con cái có thể đẻ được 100-200 trứng, cao nhất đạt 475 quả. Thời gian trưởng thành dài nhất là thuộc lứa 2 (lứa thứ 2 vụ động và lứa thứ 2 vụ mùa), một con cái có thể sống tới 200 ngày. Trong phòng thí nghiệm bọ xít có 6 thế hệ, trên đồng ruộng có thể thấy 4 thế hệ (Trần Huy Thọ, 1992). Bọ xít dài phát sinh gây hẹ có liên quan tới nhiều yếu tố sinh thái. Mật độ ở những khu đồng gần rừng nhiều hơn ở những đồng gần đồi gò và xa rừng. Bọ xít phá hại nhiều trên giống lúa nếp hơn các giống lúa tẻ, ở thời kỳ lúa chắc xanh bị hại nặng hơn thời kỳ lúa ngậm sữa và các thời kỳ khác. Bọ xít dài có tập tính qua đông và qua hè rõ rệt. Vào tháng 11, khi trời lạnh chúng di trú trên các luỹ tre, vườn cây, đồi chè thành từng ổ như tổ ong ở độ cao 0,2-3 m. Trời rét chúng không hoạt động. Trạng thái này kéo dài cho tới cuối tháng 2, khi thời tiết ấm dần lên thì chúng tản ra, phát tán sang ký chủ khác. Vào cuối tháng 5 đầu tháng 6, tại Nghệ An, Hà Tĩnh, bọ xít bắt đầu di chuyển vào nơi râm mát để qua hè. Chúng tập trung với mật độ cao, nhưng thường không thành ổ như mùa đông (Trần Huy Thọ, 1992). Hàng năm ở miền Bắc, sau khi gặt lúa chiêm xuân, bọ xít có thể chuyển sang cư trú trên cỏ lồng vực trong ruộng lúa rồi chuyển sang phá lúa mùa sớm lúa dài qua đông ở dạng trưởng thành (tỷ lên % bọ xít trưởng thành cái cao hơn trưởng thành đực). Nơi qua đông có thể ở trên bỏ ven rứng, trong vườn, ở ruộng màu có nhiều cỏ, trên thảm mục, ống tre nứa trong rừng. Theo tài liệu tổng kết Trạm BVTV Việt Bắc 1961-1971, bọ xít dài có thể có 5 lứa/năm. Lứa 1: Từ giữa tháng hoặc đầu tháng 4 đến cuối tháng 4 – đầu tháng 5. Bọ xít phá lúa chiêm xuân trỗ (đợt này kéo dài). Lứa 2: Từ giữa – cuối tháng 5 đến giữa tháng 6. Mật độ bọ xít tương đối cao, phá hại lúa mùa đại trà, diện rộng. Lứa này quan trọng nhất đối với lúa chiêm xuân. Lứa 3: Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7. Mật độ bọ xít khá cao, phá hại lúa mùa đại trà, diện rộng. Lứa này quan trọng nhất đối với vụ mùa. Lứa 4: Từ đầu, giữa tháng 8 đến giữa, cuối tháng 9, phá hại lúa mùa, diện hẹp. Lứa 5: Từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11. Mật độ bọ xít thấp và phần lớn bị chết, còn một số sống qua đông. Đã phát hiện 15 loài thiên địch của giống Leptôcrisa trong đó có 11 loài bắt mồi, 3 loài ký sinh và 1 loài vật gây bệnh (Phạm Văn Lầm, 2002). 6. Biện pháp phòng chống - Tiêu diệt bọ xít dài qua đông và qua hè, khi chúng còn co cụm bằng các biện pháp thủ công vừa có hiệu quả cao lại không ô nhiễm môi trường. - Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại và ký chủ phụ, nhất là cỏ lồng vực làm mất nguồn thức ăn bổ sung. - Tập trung cấy gọn, cùng thời vụ trên vùng rộng lớn để có kế hoạch theo dõi, chủ động tổ chức phòng trừ. Có thể gieo cấy sớm một số diện tích để lúa trỗ sớm, nhử bọ xít rồi tiêu diệt. Phun thuốc trên ruộng theo kiểu từ ngoài vào trong giữa ruộng. - Có thể tổ chức đốt đuốc để bẫy diệt bọ xít trưởng thành ra rộ. - Sử dụng các bó lá xoan ngâm nước giải 1 ngày, cắm lên các cọc cao 0,6-0,8 m bố trí quanh ruộng để tập trung tiêu diệt bọ xít (vợt bắt hoặc phun thuốc). - Trong giai đoạn chín sữa, nếu mật độ 5-8 trưởng thành/m2 cần tiến hành phun thuốc hoá học.