Quy trình phòng trừ rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)Họ muội bay (Delphacidae...

Trong vòng 30 năm qua, rầy nâu luôn luôn là 1 trong các loài sâu hại quan trọng nhất trên cây lúa.

 
1.Triệu chứng và mức độ gây hại.
         Trong vòng 30 năm qua, rầy nâu luôn luôn là 1 trong các loài sâu hại quan trọng nhất trên cây lúa. Trong các năm cuối của thập kỷ 70, 80 diện tích bị nhiễm rầy nâu dao đọng quanh 1 triệu ha. Nhiễm nặng đến hàng nghìn ha. Trong các năm 1999, 2000 ha bị nhiễm nặng. Mật độ rầy phổ biến là 1.000-4.000 con/m2, nơi cao là 5.000-10.000 con/m2. Xu thế gây hại của rầy nâu vẫn có chiều hướng tăng cao bởi vì giống lúa nhiễm rầy ngày càng được dùng rộng rãi trên 70% diện tích. Năm 1999, ở Nam Bộ tỷ lệ giống nhiễm rầy là 70% vào vụ đông xuân và 100% diện tích vào vụ mùa, trong khi đó ở miền Bắc các giống nhiễm rầy như C70, VN10, lúa lai, lúa thuần Trung Quốc chiếm từ 70-90% diện tích (Cục BVTV, 2000).
         Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây, vết hại màu nâu đậm, nhẹ các lá dưới có thể bị héo, nặng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng bị khô héo, màu trắng tái, năng suất giảm tới 50% hoặc mất trắng. Các vết thương cơ giới tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập làm cho cây lúa thối nhũn, đổ rạp bông lúa bị lép một nửa hoặc toàn bộ. Rầy nâu là môi giới truyền bệnh Lúa lùn xoắn lá làm cho cây lúa bị thấp lùn, có những lá bị xoăn nhiều vòng, trỗ bông muộn nhưng không thoát, ít hạt và hạt bị lép.

2.Biện pháp phòng chống
Áp dụng chương trình IPM sẽ ngăn ngừa được rầy nâu một cách lâu bền. Sử dụng giống kháng rầy, kể cả các giống kháng cao và các giống kháng vừa.
Mật độ cấy hợp lý, bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều đạm.
Nếu có điều kiện nên áp dụng kiểu canh tác lúa - cá.
Khi lúa đẻ nhánh có thể đưa vịt nhỏ vào ruộng vừa có tác dụng làm sục bùn, vịt con có thể ăn rầy nâu, làm giảm khả năng tích luỹ mật độ của rầy.
Trên những ruộng nước rắc cát có tẩm dầu kèm theo khua động làm cho rầy rơi xuống nước, vít lỗ thở làm cho chúng bị chết.
Tạo môi trường thuận loại cho tập đoàn thiên dịch của rầy nâu cư trú và phát triển bằng cách ở những nơi có thể luân canh với cây trồng khác hoặc trồng khác với lúa.
Thường xuyên thăm đồng, chú ý những điểm thường có các ổ rầy vụ trước.
Khi vượt quá ngưỡng phòng trừ có thể sử dụng các loại thuốc có tác động chọn lọc và áp dụng chiến lược thay thuốc. Các loại thuốc sử dụng gồm: Regent 800 WG, Admire 50 EC, Trebon 10 EC, Oncol 5 G, Actara 25 WG.

 


Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
36 người đang online